THƯƠNG MẠI ĐỒNG LỰC.
3.2.7 Các biện pháp khác.
Điều kiện làm việc.
Điều kiện lao động ngày càng được cải thiện là vấn đề cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Vì khi điều kiện lao động tốt sẽ giúp người lao động cảm thấy làm việc tại công ty được thoải mái, hăng say làm việc để dẫn đến năng suất cao hơn, người lao động không thấy một áp lực nào trong công việc…Phải tạo cho họ xem công ty là ngôi nhà thứ 2 của họ. Để làm tốt công cụ này công ty cần phải chú trọng đến một số vấn đề sau:
+ Không ngừng nâng cấp, tu sửa, lắp đặt mới các thiết bị văn phòng như: thiết bị dụng cụ phục vụ cho công việc, lắp đặt thêm các hệ thống máy điều hòa… + Bố trí các phòng ban phù hợp hơn, đảm bảo thuận lợi có đủ ánh sáng, không
gian cho cán bộ công nhân viên làm việc có hiệu quả hơn.
+ Tổ chức khám bệnh định kỳ cho các nhân viên ít nhất một năm 1 lần, phát thuốc chữa bệnh miễn phí cho các nhân viên có bệnh. Tạo điều kiện thuận lợi để họ có điều kiện chữa bệnh.
+ Nên cung cấp thêm cho công ty các phòng nghỉ cho những nhân viên buổi trưa nghỉ lại.
Kỷ luật lao động.
Phải không ngừng hoàn thiện những nội quy lao động, cùng với việc xây dựng cho công ty một kỷ luật lao động phù hợp nhất. Vì kỷ luật lao động chính là cơ sở vững chắc để xây dựng công ty có quy tắc và một xã hội ổn định. Mục đích của việc đưa ra nội quy
kỷ luật là làm cho người lao động làm việc dựa trên tinh thần cùng nhau hợp tác theo những quy định mà công ty đặt ra.
Với những vi phạm nhỏ như đi làm thì muộn mà về thì sớm, nghỉ không lý do… thì chỉ cần khiển trách và phải nộp một khoản tiền là 50000 đồng để cho vào quỹ công ích của công ty. Số tiền này sẽ dùng để các nhân viên tổ chức đi chơi, tụ họp…
Với những vi phạm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến tiến độ kinh doanh, làm thất thu tài sản của công ty thì sẽ bị sa thải dù có bất kỳ lý do gì.
Môi trường làm việc.
Hầu như các nhân viên đều có nguyện vọng được làm việc trong một công ty có môi trường làm việc tốt và dễ chịu. Những người nhân viên luôn mong muốn có các mối quan hệ hòa đồng, vui vẻ với các đồng nghiệp và lãnh đạo của mình. Ở nơi đó họ có tiếng nói riêng của mình, được mọi người tôn trọng. Để Đồng Lực cũng có một môi trường làm việc dễ chịu, thoải mái thì công ty cần thông qua các hoạt động cụ thể sau:
+ Xây dựng giá trị và văn hóa trong công ty tốt nhất và thông báo cho nhân viên. + Tôn trọng những đóng góp của nhân viên và ghi nhận những thành quả mà nhân
viên trong công ty đã đóng góp bằng nhiều cách thức khác nhau.
+ Giúp các nhân viên hiểu nhau hơn và cùng nhau hợp tác với nhau để hoàn thành công việc một cách có hiệu quả.
+ Tạo cho họ có cơ hội đưa ra nhưng ý kiến mang tính sáng tạo cho sự phát triển của công ty và tiến hành khen thưởng cho những sáng kiến đó.
+ Tìm hiểu thêm về những nguyện vọng vủa nhân viên và những nguyên nhân của họ khi quyết định làm việc cho công ty.
+ Quan tâm hơn nữa đến những người thân của nhân viên, tổ chức các chương trình vui chơi cho gia đình của họ có thể tham gia và giúp những người thân yên tâm về nơi làm việc này.
+ Ban lãnh đạo nên cập nhật thông tin cho mình và sau đó chia sẻ thông tin tới các nhân viên trong công ty để họ đổi mới giúp cho quá trình kinh doanh của công ty được phát triển hơn.
+ Người lãnh đạo cần phải tạo ra một phong cách lãnh đạo sao cho phù hợp với lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh. Luôn biết lắng nghe mọi đóng góp ý kiến của nhân viên đối với bản thân cũng như các quyết định kinh doanh của công ty. Trên đây chỉ là những giải pháp rất cơ bản mà em đưa ra để nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty Đồng Lực. Tạo động lực cho nhân viên trong công ty không phải là một công việc đầy thử thách và luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đồng Lực nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Do vậy, hãy cố gắng làm tốt mọi công cụ tạo động trong phạm vi mà công ty có thể đáp ứng được để người lao động luôn hưng phấn hơn với công việc, yêu thích công việc mình đang làm và điều đó sẽ làm họ gắn bó với công việc hơn.
KẾT LUẬN.
Trong những năm vừa qua nền kinh tế xã hội của nước ta đã có nhiều thay đổi quan trọng. Để có thể hội nhập nhanh với nền kinh tế sôi động như hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt với nhau mới có thể tồn tại trên thị trường Việt Nam đầy tiềm năng nhưng lại chưa được khai thác hợp lý. Vậy yếu tố nào quyết định đến sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp? Câu trả lời chỉ có thể là yếu tố con người, bởi từ lâu con người đã được coi là nguồn lực quý giá nhất của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực mạnh tạo cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hơn các doanh nghiệp
khác. Đồng thời, giúp doanh nghiệp đó vượt qua được mọi thách thức khó khăn, nâng cao được vị thế của họ trên thị trường. Nhưng để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có thì mỗi doanh nghiệp cần phải tạo ra cho mình những công cụ tạo động lực để kích thích người lao động làm việc.
Chuyên đề của em là sự kết hợp giữa việc cơ sở lý luận về tạo động lực với thực trạng công tác tạo động lực tại công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực. Trong quá trình đi thực tế tại công ty Đồng Lực, em nhận thấy công tác tạo động lực ở đây đã được ban lãnh đạo rất quan tâm. Những công cụ mà hiện tại công ty đang sử dụng đã góp phần làm cho người lao động hăng say làm việc hơn, thu hút và giữ chân được nhiều người tài vào làm viêc. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế nên mức độ tạo động lực vẫn chưa được phát huy hết. Để sử dụng hiệu quả hơn công cụ này em đã đưa ra được một số giải pháp để hoàn thiện công tác tạo động lực tại công ty Đồng Lực, giúp cho công ty làm ăn ngày càng vững mạnh hơn. Từng bước đưa công ty sánh ngang cùng với các công ty nổi tiếng trên thế giới.
Do kiến thức hạn chế và thời gian đi thực tế quá ngắn nên bài viết của em con rất nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp của thầy cô, bạn bè và các anh (chị) cán bộ trong công ty để chuyên đề này hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. PGS-PTS Phạm Đức Thành và PTS Mai Quốc Chánh - Giáo trình Kinh tế lao động - Nhà xuất bản giáo dục.
2. PGS-TS. Nguyễn Ngọc Quân và ThS. Nguyễn Vân Điềm - Giáo trình Quản trị nhân lực - Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
3. TS. Bùi Anh Tuấn - Giáo trình Hành vi tổ chức - Nhà xuất bản thống kê- ĐHKTQD.
5. ThS Lương Văn Úc và TS Phạm Thúy Hương - Giáo trình Tâm lý xã hội học lao động – Bộ môn quản trị nhân lực và tổ chức lao động khoa học – ĐHKTQD.
6. Báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 – Phòng Tài chính công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực.
7. Báo cáo về tình hình lao động tại công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực. 8. Luận văn tốt nghiệp của một số khóa 43, 45.
9. Các văn bản quy định về chế độ tiền lương năm 2004 – Bộ nội vụ - Nhà xuất bản Hà Nội năm 2004.
PHỤ LỤC
ảng hỏi: Đánh giá việc công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực sử dụng các
công cụ tạo động lực cho người lao động.
B
Mục đích của việc tiến hành cuộc điều tra này chỉ để đánh giá việc công ty TNHH
Thương Mại Đồng Lực đã sử dụng công cụ tạo động lực như thế nào? chứ không vì mục đích khác. Vì vậy, tôi rất mong các cô, các chú, các anh, các chị nhiệt tình hợp tác để việc hoàn thiện công tác tạo động lực ở công ty được tốt hơn.
Lưu ý: Nếu lựa chọn câu nào xin vui lòng khoanh tròn câu trả lời đó. Bảng hỏi này gồm 2 phần: