II. NHỮNG LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH DANH MỤC ĐẦU TƯ
2. Các mô hình xác định danh mục đầu tư
2.2.4. nghĩa của CAPM
- SML được coi là một tiêu chí chuẩn mực để đánh giá một phương án đầu tư. Với việc chấp nhận một độ rủi ro nhất định đối với một phương án đầu tư ( được đo bằng hệ số bêta), SML cho chúng ta biết lợi nhuận thu được của phương án đầu tư đó phải là bao nhiêu mới có thể bù đắp được rủi ro mà các nhà đầu tư phải gánh chịu.
- Xuất phát từ ý nghĩa của đường SML, tất cả các chứng khoán nếu được định giá chính xác nhất thiết phải nằm trên đường SML. Với những điểm nằm phía trên hoặc dưới đường SML đều biểu hiện tình trạng giá không phản ánh đúng với giá trị cân bằng trên thị trường. Nếu là điểm nằm phía trên đường SML, chứng khoán đó được định giá thấp hơn giá trị thực sự của chúng. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư nên mua loại chứng khoán đó. Ngược lại, nếu điểm đó nằm dưới đường SML, không nên mua loại chứng khoán này vì giá của chúng cao hơn giá trị thực sự của chúng.
Hệ số α của tài sản hay của danh mục biểu thị sự chênh lệch giữa lợi suất thực hiện và lợi suất kỳ vọng ( lợi suất mong đợi) của tài sản hay của danh mục.
aci
R : lợi suất thực hiện của tài sản i
acp
R : lợi suất thực hiện của danh mục P Định nghĩa: α =i Raci−Ri
α =p Racp−RP
Từ mô hình CAPM suy ra: αi =Raci− −rf βi(rM −rf)
Trong đó: Raci−rf : chênh lệch lợi suất thực hiện
rM −rf : chênh lệch lợi suất thị trường
βi(rM −rf): phần bù rủi ro αP =Racp− −rf βp(rM −rf) Dễ dàng chứng minh được : 1 N P i i i w α α = =∑
Các nhà quản lý danh mục có thể sử dụng hệ số α của danh mục hoặc tài sản để đánh giá việc thực hiện ( hay thực thi) danh mục.
Nếu tài sản i định giá đúng thì α =i 0
Nếu: α >i 0: tài sản i đang được định giá thấp
α <i 0: tài sản i đang được định giá cao
Nếu hệ số αP càng lớn thì việc thực thi danh mục càng có hiệu quả.
- Một ý nghĩa khác của CAPM là vai trò của nó trong việc ra quyết định đầu tư vốn. Đối với các công ty đang chuẩn bị cho một dự án đầu tư mới, CAPM đưa ra một mức lợi suất yêu cầu phải đạt đựơc cho dự án đầu tư trên cơ sở những thông số của hệ số bêta được các nhà đầu tư chấp thuận. Như vậy, đối với các phương án đầu tư khác nhau, CAPM sẽ quyết định phương án nào tối ưu nhất để lựa chọn.
So sánh giữa SML và CML :
CML thể hiện mối tương quan giữa lợi suất với rủi ro của những danh mục tổng thể hiệu quả (danh mục biết kết hợp đầu tư chứng khoán phi rủi ro với danh mục đầu tư thị trường). SML thể hiện mối quan hệ hàm bậc nhất giữa lợi suất và rủi ro của từng chứng khoán riêng lẻ.
Cần nhắc lại rằng để đo độ rủi ro của từng chứng khoán riêng lẻ trong danh mục đầu tư đã được đa dạng hóa toàn diện thì không dùng độ lệch chuẩn ( rủi ro tổng thể ) của chứng khoán đó mà dùng mức độ đóng góp của chứng khoán nào đó mà dùng mức độ đóng góp này là hệ số bêta (β).
Rõ ràng CML chỉ áp dụng đối với các danh mục tổng thể, còn SML được áp dụng cho cả danh mục và cho từng chứng khoán riêng biệt.
Vậy, Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) là một học thuyết kinh tế mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suất ước tính. Nói một cách khác, đây là mô hình định giá cho những chứng khoán có nguy cơ rủi ro. CAPM cho rằng rủi ro hệ thống là mối quan tâm đối với các nhà đầu tư vì chúng không thể loại bỏ được bằng biện pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư. Điều đặc biệt, CAPM cho biết lợi suất ước tính của một chứng khoán hoặc một danh mục đầu tư được
xác định bằng lợi suất của chứng khoán không có rủi ro cộng với một phụ phí bù đắp rủi ro. Trong mô hình CAPM, phụ phí rủi ro được tính toán bằng cách nhân mức độ rủi ro (β) với giá thị trường của rủi ro đó (E r( )M −rf ).
Hệ số β của một chứng khoán hoặc một danh mục đầu tư là một chỉ số rủi ro hệ thống của tài sản đó và được xác định bằng phương pháp thống kê. Hệ số β được tính toán dựa trên số liệu quá khứ về lợi suất đầu tư của chứng khoán đó và lợi suất của danh mục thị trường.