Thiết kế cột anten

Một phần của tài liệu Thiết kế mô hình thông tin vô tuyến chuyển tiếp sóng cực ngắn (Trang 98 - 99)

M 03 GC 00 D1 AA obile 1-10VHFPhổ

4.2.3.Thiết kế cột anten

SVTH: Trần Thị Minh HoaMáy cầm

4.2.3.Thiết kế cột anten

Vị trí của trạm vô tuyến chuyển tiếp (RS: Radio Station) được tính toán xây dựng trên cơ sở khảo sát tổng thể mặt bằng xung quanh, chiều cao anten cho trạm đảm bảo cao hơn những công trình kiến trúc xung quanh, đường thông tin thường tạo ra các sóng đa đường, các sóng này là nguyên nhân của hiện tượng pha đinh sóng ngắn.

Để đảm bảo chất lượng kênh thông tin phù hợp yêu cầu, hiệu ứng pha đinh cần phải được xem xét và trong tính toán cần phải có độ dự trữ thích hợp, đồng thời nhiễu cũng phải được tính toán xem xét.

Với hệ thống chuyển tiếp sóng cực ngắn, tất cả các kênh lên đều chung tần số, tín hiệu tới bộ thu là tổng hợp của các nguồn, trong quá trình sử dụng sẽ xuất hiện những tín hiệu không mong muốn. Do vậy trong quá trình tính toán thiết kế xây dựng ta cần chú ý đến các vấn đề sau:

- Chiều cao thiết kế - Mặt bằng lắp đặt - Kết cấu cột - Hệ thống tiêu sét

4.2.3.1 Chiều cao.

Chiều cao cột được thiết kế dựa trên bán kính hoạt động của các ID (Máy cơ động), khả năng cường độ trường chuyển tới anten trạm, lấy mức nhỏ nhất mà khả năng máy phát có thể truyền tới, trên thực tế địa hình phức tạp, cũng như khi thực tế diễn ra hoạt động của trạm là thời tiết xấu( mưa do bão, lũ), trong tính toán chiều cao cột ta phải có đủ các thông số có ảnh hưởng đến truyền sóng cực ngắn.

Ngoài các thông số kỹ thuật, nếu cột có chiều cao đến 50m, ta còn phải chú ý đến việc cấp phép xây dựng do qui định chiều cao tối đa mà văn bản Không lưu ( Hàng không Việt Nam) áp dụng cho các vùng.

Để có thể xác định được độ cao cần thiết một cách tương đối, ta có thể áp dụng công thức giao thoa của VanDersky đưa ra 1922.

Eh=  m  mV h h D P m Km m m Kw r2 λ 2 1 . . 18 , 2

h1: Chiều cao an ten trạm

h2: Chiều cao an ten máy cơ động( máy cầm tay).

Ví dụ: Giả sử thiết kế chiều cao an ten trạm dựng tại trung tâm có h = 15m,

máy cơ động cách trạm 15Km, công suất máy là 4,5w, tần số làm việc là 145.500Mhz, địa hình được coi là gồ ghề ít dốc. Chiều cao an ten máy cơ động là 1,5m.

Tính cường độ trường đưa đến điểm thu.

Dựa vào công thức đã nêu ta có thể tính được cường độ trường đưa đến điểm thu an ten trạm, với độ nhạy là 0,22µV, ta hoàn toàn có thể thiết lập được một kênh thông tin tốt theo yêu cầu.

4.2.3.2.Mặt bằng xây dựng:

Trong điều kiện thực tế với cột an ten dây co, căn cứ chiều cao đã xác định, vị trí các móc co, các chân cột phải đảm bảo bằng 1/3 chiều cao cột là đủ điều kiện, tuy nhiên ta phải tính thêm các yêu cầu:

+ Không làm thay đổi kết cấu hạ tầng cơ sở nơi xây dựng + Chịu được biến động thiên tai mức cao nhất theo tính toán.

+ Không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác đã có(hoặc đang trong qui hoạch ).

+ Gần nguồn điện.

Một phần của tài liệu Thiết kế mô hình thông tin vô tuyến chuyển tiếp sóng cực ngắn (Trang 98 - 99)