Thực trạng địa phương áp dụng mô hình.

Một phần của tài liệu Thiết kế mô hình thông tin vô tuyến chuyển tiếp sóng cực ngắn (Trang 81 - 84)

- Lớp D: Là lớp thấp nhất của tầng điện ly Việc nghiên cứu lớp này tương đối khó vì không thể dùng phương pháp thăm dò vô tuyến điện thông thường Để khảo

4.1.1.Thực trạng địa phương áp dụng mô hình.

A D<O B

4.1.1.Thực trạng địa phương áp dụng mô hình.

Tỉnh Ninh Bình sau khi tái lập năm 1992, hiện nay có 08 đơn vị hành chính gồm: 01 thành phố, 01 thị xã và 6 huyện. Là tỉnh có địa hình khá phức tạp về địa lý. Thống kê thiên tai cho thấy từ năm 1992 đến nay đã có trên 20 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn Ninh Bình, trong đó có nhiều cơn bão mạnh.

Tình trạng lũ lụt sảy ra thường xuyên do có tuyến sông Hoàng Long chảy qua, khi có mưa to lượng trên 100mm, nước từ thượng nguồn chảy về qua sông Hoàng Long đổ ra sông Đáy, do sông Hoàng Long nhỏ nên nước dâng nhanh, trong các huyện có sông Hoàng Long đi qua, huyện Gia Viễn và Nho Quan là 2 đơn vị chịu ảnh hưởng nhiều nhất, khi nước sông Hoàng Long dâng cao lên báo động cấp IV, để đảm bảo an toàn cho đê ta phải phá đê xả lũ.

Tỉnh đã có Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, nằm trong UBND tỉnh. Qua tìm hiểu được biết, công tác chỉ huy chỉ đạo trong những lần triển khai công tác phòng chống lụt bão, UBND tỉnh chưa có một mạng vô tuyến đàm thoại riêng cho lĩnh vực này.

Khi triển khai phương án phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, Công tác chỉ huy thông tin chủ yếu dựa trên mạng thông tin của Ngành công an và mạng thông tin quân đội. Việc phối hợp thiết bị gặp nhiều khó khăn do thiết bị thông tin khác chủng loại, trên cơ sở đó cần thiết tổ chức một mô hình thông tin riêng phục vụ cho công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.

Dưới đây là kết quả thực nghiệm tại địa bàn Nho Quan và Gia Viễn. từ kết quả thực nghiệm cho thấy, nếu 2 điểm liên lạc cách nhau cự ly ngắn thì có thể đàm thoại trực tiếp với nhau. Song nếu điểm liên lạc ở cách xa nhau (khoảng 6km) thì liên lạc trực tiếp nhiều khi không thực hiện được do địa hình phức tạp, tầm nhìn bị che khuất. Trong khi đó việc liên lạc giữa máy cố định đặt tại trung tâm và các máy cơ động khác có thể liên lạc rất tốt ở những cự ly xa hơn. Vì vậy, nếu thông qua bộ chuyển tiếp thì bán kính hoạt động được giữa hai điểm máy thu – phát được tăng lên rất nhiều. Trên cơ sở đó ta có thể lập được một mạng liên lạc rộng thông qua thiết bị chuyển tiếp.

Một phần của tài liệu Thiết kế mô hình thông tin vô tuyến chuyển tiếp sóng cực ngắn (Trang 81 - 84)