Thực trạng kế hoạch Nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và

Một phần của tài liệu Hoàn thiện lập kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội (Trang 57 - 69)

Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội.

2.3.1. Thực trạng kế hoạch Nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nộitriển Nông thôn Nam Hà Nội triển Nông thôn Nam Hà Nội

Các kế hoạch nguồn vốn theo kỳ hạn.

Như chúng ta đã biết, vốn có kỳ hạn luôn là vấn đề quan trọng, đáng quan tâm đối với các ngân hàng. Việc làm chủ các nguồn vốn có kỳ hạn sẽ giúp các ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, bởi đây chính là nguồn vốn ổn định giúp ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay. Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu vốn theo hướng tăng tỷ trọng vốn trung và dài hạn, trong những năm vừa qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội đã xây dựng kế hoạch phát hành và đã phát hành thành công nhiều đợt kỳ phiếu và trái phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư trung và dài hạn tăng cao.

Bảng 2.6 Tình hình thực hiện kế hoạch nguồn vốn theo kỳ hạn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội từ 2003-2007

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 KH TH KH TH KH TH KH TH KH TH Tổng NV 2000 2550 3450 3784 4100 4439 5100 7953 6686 8320 TG không kỳ hạn 289 312 541 716 826 906 921 1188 1123 1238 TG kỳ hạn <12tháng 815 1205 1759 1899 1839 1792 1625 1490 1545 1591 TG kỳ hạn ≥12 tháng 896 1033 1150 1169 1435 1741 2554 5275 4018 5491 Tỷ trọng vốn trung và dài hạn 44,8 % 41% 33,3% 31% 35% 39,2 % 50% 66,3 % 60,1% 66%

Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội ngày càng tăng lên theo các năm và vượt kế hoạch đặt ra với tỷ lệ vượt kế hoạch bình quân là 25%. Trong vòng 5 năm huy động, nguồn vốn ngắn hạn của Chi nhánh đã tăng gấp 3,263 lần so với năm 2003, từ 2550 tỷ đồng năm 2003 tăng lên 8320 tỷ đồng năm 2007. Mặt khác, nguồn vốn trung và dài hạn cũng tăng nhanh qua các năm, tăng từ 1033 tỷ đồng năm 2003 lên đến 5491 tỷ đồng năm 2007, tăng gấp 5,3 lần.

Xét về mặt tương đối thì tỷ lệ vốn trung và dài hạn so với tổng nguồn vốn cũng ngày càng tăng cao từ 41% năm 2003 tới 66% năm 2007. Năm 2003, nguồn vốn huy động trung và dài hạn chỉ chiếm 2/5 trên tổng nguồn vốn huy động được nhưng đến năm 2007, thì nó đã chiếm 2/3 tổng nguồn huy động và nó có xu hướng ổn định dần (năm 2007 tỷ lệ vốn trung và dài hạn không thay đổi nhiều so với năm 2006). Xu hướng này là hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển về kế hoạch nguồn vốn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội. Nguyên nhân của xu hướng chuyển dịch này trong cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn là do:

Thứ nhất: Như chúng ta đã biết, bất kỳ một ngân hàng nào trong quá trình hoạt động của mình đều muốn phát triển loại hình tiền gửi trung và dài hạn cũng như tiền gửi có kỳ hạn, bởi vì loại hình tiền gửi này sẽ giúp tăng khả năng chủ động của ngân hàng, tăng tính thanh khoản của ngân hàng. Đồng thời, cần giảm dần tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn đến một mức tỷ trọng hợp lý nhưng vẫn phải giữ tỷ trọng tuyệt đối trong tổng nguồn vốn huy động.

Thứ hai là: Do có một thực tế là lãi suất của các khoản tiền gửi ngắn hạn luôn thấp hơn lãi suất các khoản vay dài hạn, do đó để thu được lợi nhuận cao trong hoạt động của mình thì các ngân hàng thường lấy các khoản tiền gửi ngắn hạn cho vay dài hạn, nhưng đồng thời các ngân hàng cũng có thể nhận thấy nếu như người gửi ngắn hạn đến thời điểm đáo hạn thì sẽ gây khó khăn

cho ngân hàng trong việc huy động tiền để trả nợ. Chính vì vậy, các ngân hàng luôn cho rằng trong khoảng thời gian đáo hạn của các khoản này, nhất thiết sẽ có nhiều người tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng và ngân hàng có thể dùng các khoản này trả nợ cho các khoản nợ đến hạn. Do vậy, ngoài việc thiết lập uy tín vững chắc thì các ngân hàng cũng phải tiến hành các biện pháp cũng như các hình thức quảng cáo, khuyến mãi nhằm giữ vững tỷ trọng tuyệt đối của các khoản tiền gửi ngắn hạn trong tổng nguồn vốn huy động.

Từ bảng số liệu ta cũng có thể nguồn vốn trung và dài hạn trong năm 2004 và 2005 tăng về mặt số lượng nhưng lại giảm về mặt tỷ trọng của nguồn này so với tổng nguồn. Nguyên nhân của sự giảm này là do năm 2004, 2005 có sự biến động về chỉ số giá liên tục tăng cao, chỉ số lạm phát thì tương đối cao, điều này đã làm cho những người gửi tiền thận trọng hơn, họ không muốn gửi tiền với kỳ hạn dài. Dự đoán được tình hình kinh tế đất nước năm 2004 – 2005 như vậy, nên kế hoạch nguồn vốn mà NHNo & PTNT Nam Hà Nội đưa ra đã giảm về tỷ trọng vốn trung và dài hạn trên tổng nguồn so với năm 2003. (Năm 2004 tỷ trọng vốn trung và dài hạn so với tổng nguồn là 33,3%, năm 2005 là 31%, còn năm 2003 là 44,8%). Hiện nay thì mức tăng trưởng của vốn trung và dài hạn đáp ứng tương đối đủ nhu cầu sử dụng vốn của các ngân hàng. Và trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn trung và dài hạn ngày càng được các ngân hàng, trong đó có cả NHNo & PTNT Nam Hà Nội, quan tâm hơn tới việc huy động tiết kiệm dài hạn và phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao. Tỷ trọng của nguồn này so với tổng nguồn vốn có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn này, từ 41% năm 2003 lên tới 66% năm 2007.

Kết quả của cơ cấu này cho thấy, giai đoạn từ 2003 -2007 chất lượng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội có xu hướng tăng cao và sẽ ổn định trong những năm tới, do lãi suất các khoản tiền

từ dễ biến động sang ổn định dần, do nguồn tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn thường chịu những biến đổi về lãi suất, tỷ giá, thu nhập, …

Kế hoạch nguồn vốn theo loại tiền

Nếu xét nguồn vốn huy động theo loại tiền thì hiện nay NHNo & PTNT Nam Hà Nội đang huy động vốn theo hai loại là VNĐ và đồng ngoại tệ. Thực trạng kế hoạch nguồn vốn theo loại tiền của NHNo & PTNT Nam Hà Nội được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.7. Thực trạng kế hoạch nguồn vốn theo loại tiền của NHNo & PTNT Nam Hà Nội từ 2003 – 2007 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 KH TH KH TH KH TH KH TH KH TH Tổng nguồn 2000 2550 3450 3784 4100 4439 5100 7953 6686 8320 Vốn nội tệ 1642 2104 2792 3061 3325 3600 4232 7340 6236 7752 Vốn ngoại tệ 358 446 658 723 775 839 868 573 450 568

Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2003 -2007

Biểu 2.2. Biểu cơ cấu theo loại tiền 2003-2007

Qua bảng số liệu trên ta thấy, về mặt giá trị, cả nguồn nội tệ và nguồn ngoại tệ đều tăng qua các năm. Tốc độ tăng bình quân của vốn nội tệ của năm

sau so với năm trước bình quân là 143% và của nguồn ngoại tệ là 111%. Đồng thời, việc huy động vốn này cũng có sự chuyển dịch cơ cấu của theo chiều hướng tăng dần tỷ lệ nguồn nội tệ và giảm dần tỷ lệ nguồn ngoại tệ trong tổng nguồn (có thể thấy rất rõ sự thay đổi này qua biểu 2.2 ở trên). Theo biểu 2.2, ta thấy trong 3 năm 2003-2005 tỷ lệ nguồn ngoại tệ chiếm tỷ trọng ổn định và chiếm khoảng 20% tổng nguồn vốn huy động được của Chi nhánh. Tuy nhiên,về mặt giá trị thì nguồn ngoại tệ vẫn tăng đều qua các năm. Nhưng đến năm 2006, tỷ lệ nguồn ngoại tệ so với tổng nguồn vốn huy động đã giảm mạnh còn khoảng 8% so với năm trước. Từ 19% năm 2005 xuống còn 7,2% năm 2006, và ổn định ở năm 2007. Nguyên nhân của xu hướng này là bởi vì Chi nhánh đã thực hiện, triển khai thành công kế hoạch nguồn vốn bao gồm các biệp pháp nhằm giảm dần các nguồn vốn không ổn định, triển khai thông tin tiếp thị mở rộng khách hàng. Đồng thời, Chi nhánh đã triển khai một loạt các hình thức huy động vốn đa dạng như: Huy động tiền gửi tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, phát hành kỳ phiếu ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn,… Mặt khác, Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo về các sản phẩm, cũng như các dịch vụ tiện ích cho khách hàng của NHNo & PTNT Nam Hà Nội thông qua hệ thống thông tin đại chúng như Truyền hình, báo đài…

Hiện nay, nguồn nội tệ vẫn là nguồn vốn chủ yếu của NHNo Nam Hà Nội, nó chiếm tỷ trọng bình quân trong tổng nguồn vốn huy động là 86% và đang có xu hướng tăng dần cả về mặt tuyệt đối và tương đối. Nguồn nội tệ năm 2003 là 2104 tỷ đồng chiếm 82,5% tổng nguồn huy động. Năm 2004, tỷ lệ này tương ứng là 3061 tỷ đồng và 80,1% ; năm 2005 tỷ lệ này là 3600 tỷ đồng và 81,1%. Đến năm 2006 thì nguồn nội tệ là 7340 tỷ đồng, chiếm 92,3% trong tổng nguồn, tăng gần 10% so với năm 2003. Còn năm 2007, nguồn nội tệ huy động được là 7752 tỷ đồng, chiếm 93,2% tổng nguồn huy động, tăng

gấp 3,68 lần so với năm 2003 về mặt giá trị tuyệt đối. Sự chuyển dịch này là phù hợp với kế hoạch nguồn nội tệ và kế hoạch nguồn ngoại tệ của NHNo & PTNT Nam Hà Nội, nằm trong chiến lược điều chỉnh cơ cấu vốn theo chương trình chỉ đạo của Trụ sở chính, và nó phù hợp với hoạt động tín dụng. Vốn huy động VNĐ vẫn tăng về mặt giá trị tuyêt đối là kết quả của hoạt động đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Đồng thời nó cũng là kết quả của sự phối hợp tích cực giữa các phòng ban để đưa ra các giải pháp cụ thể cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng là các tổ chức kinh tế, xã hội.

Mặt khác, nguồn ngoại tệ quy đổi có tỷ trọng thấp, bình quân là 11%, tăng nhanh ở các năm 2004, 2005. Năm 2004 đạt 723 tỷ đồng (chiếm 19,1% tổng nguồn), năm 2005 đạt 839 tỷ đồng (chiếm 18,9% tổng nguồn). Có được kết quả như vậy là do Ngân hàng đã tập trung mở rộng quan hệ với khách hàng mới và mở rộng mạng lưới kinh doanh của ngân hàng. Cuối năm 2004, giá trị của đồng ngoại tệ đã có xu hướng giảm dần, do giai đoạn đầu đồng USD liên tục tăng giá so với đồng VNĐ, nhưng đến đầu năm năm 2005, Mỹ đã phá giá đồng USD đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và xuất hiện các hình thức huy động tiền gửi, tiền tiết kiệm ngoại tệ rất đa dạng với lãi suất cao tại các ngân hàng thương mại khác, nó đã tạo ra một sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Nhìn chung, nguồn vốn ngoại tệ không phải là thế mạnh của ngân hàng, đây cũng chính là hạn chế của các ngân hàng thương mại khác. Bởi vì:

Thứ nhất là do địa thế và cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của ngân hàng chưa đáp ứng được đầy đủ cho các nghiệp vụ của ngân hàng như thanh toán quốc tế, thu hút nguồn vốn ngoại tệ, hạn chế giao dịch với các tổ chức nước ngoài…

Thứ hai là do ngân hàng vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong khâu lập kế hoạch, đặc biệt là khâu nghiên cứu và dự báo. Ngân hàng đã không xác định

được chính xác thị trường mục tiêu của mình, chưa xác định được đâu là khách hàng tiềm năng của mình, do vậy các biện pháp mà ngân hàng đưa ra vẫn còn chưa hợp lý, chưa phù hợp. Chính điều này đã hạn chế khả năng thu hút nguồn vốn ngoại tệ của Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội từ các tổ chức kinh tế nước ngoài…

Hiện nay, với chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ, những nỗ lực trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, việc gia nhập WTO của Chính phủ, lượng kiều hối đổ về nước ngày càng nhiều, và đồng USD đang lên giá trở lại do nền kinh tế Mỹ đang trên đà tăng trưởng mạnh… cùng với sự tích luỹ kinh nghiệm có được qua các năm thì xu hướng thu hút vốn ngoại tệ hoàn toàn có khả năng tăng trong thời gian tới.

Kế hoạch nguồn vốn theo các tổ chức

Cùng với sự phát triển và hội nhập kinh tế của đất nước, giai đoạn này Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội đã đặt ra nhiểu mục tiêu phấn đấu mới, nhiều định hướng mới thể hiện sự chuyển đổi của mình, đặc biệt là trong kế hoạch nguồn vốn theo các tổ chức hay chính là các kế hoạch nguồn vốn tính chất nguồn huy động. Thực trạng kế hoạch nguồn vốn theo tính chất nguồn huy động của NHNo & PTNT Nam Hà Nội được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8. Thực trạng kế hoạch nguồn vốn theo tính chất nguồn huy động của NHNo & PTNT Nam Hà Nội năm 2003 – 2007.

Đơn vị: Tỷ đồng

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá Trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng nguồn 2550 100 3784 100 4439 100 7953 100 8320 100 TG dân cư 887 34,8 1131 29,9 1389 31,3 4226 53,1 4182 50,3 TG TCKT 1112 43,6 1492 39,4 2433 54,8 2903 36,5 3565 42,8 TG TCTD 551 21,6 1161 30,7 617 13,9 824 10,4 572 6,9

Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2003-2007

Từ bảng trên ta thấy có sự chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn huy động, giảm dần nguồn tiền gửi từ các tổ chức tín dụng, và tăng dần nguồn tiền gửi của dân cư. Năm 2003, tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng là 551 tỷ đồng, chiếm 21,6% tổng nguồn huy động, và đến năm 2007 thì nguồn vốn huy động từ các tổ chức này chỉ là 572 tỷ đồng, chiếm 6,9%. Như vậy, sau 5 năm, tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng đã giảm xuống rất nhanh, chỉ còn chiếm gần 7% tổng nguồn huy động. Điều này là rất phù hợp với tình hình phát triển của ngân hàng và phù hợp với những chỉ đạo, chủ trương của NHNo & PTNT Việt Nam đó là giảm dần nguồn tiền gửi của các TCTD. Một ngân hàng nếu có tỷ trọng tiền gửi từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính cao thì chứng tỏ ngân hàng đó chưa phát triển, bị phụ thuộc nhiểu vào nguồn tiền gửi từ các tổ chức này, nó cũng cho chúng ta thấy khả năng huy động nguồn tiền gửi từ dân cư của ngân hàng này là kém. Và ngược lại, một ngân hàng có tỷ trọng nguồn tiền huy động từ các tổ chức tín dụng thấp thì chứng tỏ ngân hàng đó có tình hình nguồn vốn vững mạnh, có khả năng thu hút nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức khác tốt. NHNo & PTNT Nam Hà Nội là một trong những ngân hàng như vậy. Tuy nhiên, nhìn bảng số liệu trên ta thấy, năm 2004 tỷ trọng nguồn tiền gửi huy động từ các tổ chức tín dụng này tăng lên tới 30,7% tổng nguồn huy động. Nguyên nhân của sự tăng vọt này là vì năm 2004 có nhiều biến động trên thị trường, giá cả tăng cao, chỉ

số lạm phát ở mức cao, đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, chính sách của ngân hàng thay đổi như tăng dự trữ bắt buộc, cơ chế điều hành lãi suất mới của NHNo & PTNT Việt Nam đã tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội.

Chi nhánh Nam Hà Nội đã thực hiện đúng theo chủ trương chỉ đạo của Trụ sở chính là giảm nguồn tiền gửi của các tổ chức tài chính và tăng dần

Một phần của tài liệu Hoàn thiện lập kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội (Trang 57 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w