Trước tiên là nhóm các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động của tổ chức bao gồm các nhân tố như lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá cũng như thu nhập của dân cư… Tất cả các nhân tố trên đều có tác động tới hoạt động của tổ chức, của doanh nghiệp. Tuỳ theo từng nhân tố mà tác động của nó tới hoạt động của ngân hàng là tích cực hay tiêu cực. Ví dụ như nhân tố lạm phát nếu lạm phát cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, giá cả các mặt hàng tăng cao, khi đó lượng tiền lưu thông ở bên ngoài thị trường cần nhiều hơn, lượng tiền tiết kiệm sẽ bị giảm đi, do đó nó sẽ tác động tiêu cực tới việc huy động vốn của ngân hàng. Hay khi nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, thu nhập của người dân cao hơn, người dân sẽ có nhu cầu tiết kiệm một phần thu nhập của mình, điều này sẽ tác động tích cực
tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng, từ đó nó sẽ có ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch nguồn vốn của ngân hàng.
Nhóm yếu tố thứ hai là nhóm yếu tố ảnh hưởng tới môi trường chính trị, pháp luật như chính sách tiền tệ, chính sách thuế của nhà nước, mức độ ổn định của tình hình chính trị đất nước, hay thái độ của nhà nước đối với vấn đề sở hữu, cạnh tranh độc quyền cũng như mối quan hệ và ảnh hưởng của nhà nước đối với doanh nghiệp, đối với tổ chức… Nếu một quốc gia có nền chính trị ổn định thì sẽ thu hút được một lượng vốn lớn từ các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, dòng tiền đầu tư sẽ chảy về nước đó nhiều hơn. Các ngân hàng sẽ ngày càng phát triển nhờ nhu cầu gửi tiền, chuyển tiền của các nhà đầu tư đó. Mặt khác các chính sách của nhà nước cũng sẽ tác động tới việc huy động vốn của ngân hàng, tuỳ theo nội dung của từng chính sách mà các ngân hàng phải xây dựng cho mình chính sách phát triển của ngân hàng mình cho phù hợp với chính sách mà nhà nước đã ban hành nhằm thúc đẩy các ngân hàng phát triển vì sự tồn tại của mình, vì sụ phồn thịnh của ngân hàng mình, của đất nước.
Nhóm yếu tố thứ ba là nhóm yếu tố về văn hoá – xã hội như lối sống, nhận thức của dân chúng, môi trường xã hội, trình độ dân trí, chất lượng các hoạt động giáo dục, y tế…. Cũng giống như hai nhóm nhân tố trên thì nhóm nhân tố này cũng có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới hoạt động của ngân hàng tuỳ theo từng nhân tố. Tuỳ theo thói quen, lối sống của người dân mà nó tác động tới sự phát triển, phồn thịnh của hệ thống ngân hàng. Người dân Việt Nam từ xưa đều có thói quen giữ tiền mặt để chi tiêu, họ không quen dùng thẻ ATM hay dùng séc như một số nước khác, do đó nó sẽ gây khó khăn cho việc phát triển hình thức huy động vốn thông qua hình thức thẻ ATM… Hiện nay thì trình độ dân trí của người dân đã nâng cao, nhận thức của họ cũng cao hơn so với trước đây, nên họ có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng hơn là giữ tiền ở
trong nhà, do vậy khả năng huy động vốn của ngân hàng từ trong dân cư cao hơn, dễ hơn, thuận lợi hơn….v.v.
Nhóm yếu tố khách quan thứ tư chính là các yếu tố về khoa học công nghệ như hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin trình độ áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, công nghệ quản lý…
Nhóm thứ năm chính là các đối thủ cạnh tranh cả trong nước và quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đã gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đã xuất hiện ở thị trường Việt Nam. Do đó hàng loạt các ngân hàng đã được thành lập, cả các ngân hàng tư nhân hay các ngân hàng nước ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trên. Do vậy để có thể phát triển, đứng vững trong nền kinh tế các ngân hàng phải chủ động đưa ra những chính sách phát triển phù hợp để có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác.
PHẦN II: THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI