5. Bố cục của đề tài
2.2.3. Chủ đề về cái dâm và sự tha hóa nhân cách
Cá tính sáng tạo của Vũ Trọng Phụng được hình thành do ảnh hưởng, tác động phức tạp của nhiều nhân tố, trọng đó phải kể đến môi trường sống và nhân tố sinh học. Cái nhìn độc đáo của Vũ Trọng Phụng còn gây dị ứng mạnh mẽ ở chỗ ông nhìn vào đâu cũng thấy cái dâm của loài người. Một cái nhìn soi mói vào bản năng sinh lý của con người bị chi phối bởi quan điểm định mệnh sinh lý, coi cái đó là thuộc quyền của tạo hóa, cả đến đạo lý nhân phẩm cũng không có nghĩa lý trước đòi hỏi của bản năng tính dục.
Trong quan niệm của Vũ Trọng Phụng, hoàn cảnh xã hội những năm trước cách mạng luôn kích thích những bản năng thấp hèn, ti tiện của con người. Mổ xẻ những ung nhọt của xã hội, phanh phui những các nhơ nhớp xấu xa, Vũ Trọng Phụng tập trung tô đậm thói dâm đãng của con người, nhất là người có tiền và có quyền. Khi nào phần bản năng, cái căn tính dâm đãng được tô đậm, được miêu tả một cách cường điệu thống nhất với bản chất xã hội của nhân vật thì Vũ Trọng Phụng tạo được những điển hình bất hủ. Tính dâm ác của Nghị Hách, cá dâm dật của bà Phó Đoan, thói dâm đãng của Xuân Tóc Đỏ, tính dâm của Huyền, có ý nghĩa phê phán sâu sắc...
Nghị Hách, là một tên ác dâm, hết hiếp dâm vợ người rồi đến hiếp dâm con gái tơ, rồi đem về nuôi như một lũ gái đĩ. Sự dâm ác đó còn được thể hiện rõ ở chỗ Nghị Hách là một triệu phú, chuyên dùng sự khủng bố, chuyên mua tất cả, làm xong tội ác cũng trả bằng tiền. Sau khi hiếp dâm Mịch, làm hại cả một đời con gái, Nghị Hách cũng đã dùng tiền và thế lực để che lấp tội ác của mình. Vũ Trọng Phụng đã không quá lời khi gọi Hách là “con dê già” qua một lối viết tinh tế bằng lối phóng sự như sau:
“THỜI SỰ CÁC TỈNH
Cúc Lâm (tín điện thoại) – Quan huyện Cúc Lâm mới đây có chấp một lá đơn của một ông đồ ở làng Quỳnh Thôn, kiện một nhà tai to mặt lớn kia, về tội cưỡng dâm con gái ông ta. Theo cuộc điều tra của đặc phái viên bản báo thì Thị M. con gái ông đồ đêm ấy đi gặt rạ cùng với mấy người làng, đã bị nhà tai to mặt lớn (?) kia gọi đến chỗ xe hơi hòm của ông, rồi Thị bị cưỡng dâm. Sau cuộc hợp cẩu, con dê già kia vứt cho cô bé đáng thương, năm cái giấy bạc một đồng ý chừng đền bù cho cả một cuộc đời bị làm hại. Cô bé lúc ấy vì ngộ phải gió độc nên đã ốm trầm trọng. Tuần tráng nghe thấy tiếng kêu rên, chạy ra toan bắt, song con dê già phóng xe đi thẳng! Thật là một việc dã man. Nghe đâu con dê già kia sẽ chẳng bao lâu bị truy tố trước pháp luật, vì tuần tráng có trông thấy số xe. Bản báo chờ cuộc điều tra của nhà chức trách sẽ nêu lên đây các tên tuổi đáng lưu truyền sử xanh của con dê già ấy. Hiện giờ cô bé bị hiếp đã được điều dưỡng tại nhà thương. Và được tin gì bản báo sẽ đăng tiếp.” [7, 29-30]
Chừng ấy thôi chưa đủ, mà sự dâm đó ngay cả con của Hách – Vạn Tóc Mai cũng đã phải thốt lên:
“Ồ, thật đấy mà! Cái thằng cha ấy nó đẻ ra moa, chính là một phút điên rồ của xác thịt đấy!” [7, 59].
“Cũng vì thế mà lúy bỏ ma me, để ma me nghèo, chết, rồi bây giờ lúy lại chực từ nốt cả moa! Các đằng ấy bảo vì lẽ gì tớ lại không rửa thù? Lúy đẻ ra moa mà lúy chẳng bao giờ thèm nghĩ gì đến moa cả!” [7, 59]
Cái tính ấy đã quá lừng lẫy nên lời bàn ra tán vào cũng không phải là ít, ông chủ tờ báo Cùng dân đưa đón:
“Cứ kể như ông Nghị ấy thì cũng quá thật. Có con mà lại không nhận con thì thật là phạm một tội đại ác. Mà khi ông cụ ấy sợ phải nuôi con như thế thì sao lại còn cứ dâm đãng quá sức... Tôi chắc ông cụ ấy rắc con trong thiên hạ cũng đã khá nhiều...” [7, 61]
Cái dâm của Hách thật không biết bàn vào đâu cho hết, khi cưới Mịch về trong lúc bụng mang dạ chửa nhưng cái tính đa dâm vẫn không bỏ được. Vũ Trọng Phụng đoạn có tả: Nghị Hách cười một cách đa dâm mà rằng:
Đối với Hách đôi lúc thiếu gái còn khổ hơn là người nghiện thiếu thuốc phiện? Có lẽ vì thế mà trong Tiểu vạn trường thành của y mới có một khu “nhà chứa” sang trọng để chứa 11 cô nàng hầu phục vụ cho cái tính đa dâm của Hách.
Lại nói về cái tính dâm dật của bà Phó Đoan, ta có thể khái quát về sự dâm dật đó của bà Phó Đoan bằng một đoạn tả của Vũ Trọng Phụng:
“Còn lai lịch của bà Phó Đoan, thì kể ra nghe cũng hay hay. Hồi đương xuân, bà bị một người lính Tây hiếp, lúc ấy bà mới ở nhà quê ra tỉnh xem hội Đình Chiến. Sau cuộc hiếp trái phép là đến ngay cuộc hiếp đúng luật, nghĩa là cuộc làm phép cưới. Người lính ấy sau thành một ông Phó Đoan. Ăn ở với nhau độ 10 năm, ông Phó Đoan chết, chết trung thành với nhà nước, chết chung tình với vợ, chết như những người yêu vợ quá sức. Rồi bà lấy một ông phán trẻ được hai năm thì ông chồng nội hóa cũng lăn cổ ra chết. Vì lẽ chưa ai thấy được bà có nhân tình, nên những ngọn lưỡi rắn động phao rằng những ngọn lửa tình do những kẻ chim bà không được đã khêu lên, bà bắt ông phán phải rập tất cả. Bà chính chuyên đến nỗi chồng bà kiệt sức, cạn lực, phải trốn xuống suối vàng.” [7, 260]
Một người đàn bà đại dâm khiến cho hai người chồng đều phải chết vì “kiệt sức”. Nhưng không, cái tính dâm dục của bà ta nó chảy trong máu của bà ta, cái dòng máu dâm đó không bao giờ có thể khác đi. Khi nghe tin Xuân vì nhìn trộm một cô đầm thay quần áo – vì tính dâm đãng đó của Xuân mà bà Phó Đoan đã nảy sinh cái “lòng thương người” mà đưa xuân về nhà mình.
Cái tính dâm như một cái thú của bà nên sau khi nghe Xuân giảng giải rằng Xuân không nhìn trộm cô đầm thay quần áo mà là chỉ đang bịt một cái lỗ ống chì trong buồng tắm của hội viên thì “bà Phó Đoan đứng ngẩn người ra, nuốt sự thất vọng đánh ực một cái.” [7, 275]
Cái thú đó không được Xuân thỏa mãn cho nên bà quay về với quá khứ: “Bà nhớ lại cả mấy cái tẽn, cái lầm từ xưa kia... Từ khi bị hiếp, những cảm giác tê mê hiếm có rất khó tả, rất kỳ quái, cứ theo mãi bà như bóng theo người, lâu dần, việc ấy thành một ám ảnh. Bà vẫn ao ước được – bị hiếp nữa mà không bao giờ cái dịp hiếm có ấy lại tái hiện. Thành thử bà chỉ
có hiếp chồng chứ quả thật – nói có quỷ thần hai vai chứng giám – bị chồng hiếp cho lần nào” [7, 275]
Thất vọng vì Xuân nhưng Phó Đoan vẫn còn tìm cách thử lại lần nữa, bà lên gác tắm nhưng lại bảo xuân ngồi chờ cách buồng tắm chỉ có vài bước chân: “Rồi bà vào buồng tắm, cách chỗ của Xuân ngồi chờ có vài bước chân. Bà cởi quần áo, đội cái mũ cao su bịt kín tóc, vặn nước máy... Từ cái bông hoa sen kẽm, nước trút xuống ào ào! Bà Phó Đoan thỉnh thoảng lại vỗ vào bụng, vào đùi, bì bạch. Rồi, than ôi! Ngược lại – bà nhòm qua lỗ khóa xem bên ngoài động tĩnh ra sao.. thì ra, chăm chú vào cuốn sách ảnh, thằng Xuân cứ ngồi nguyên chỗ” [7, 276] Điều đó đã khiến Phó Đoan thất vọng, bà nghĩ Xuân không phải là một đứa “thông minh”.
Cứ nghe đến nhục dục là Phó Đoan lại sáng mắt ra: “Vợ Văn Minh hỏi
- Cái anh chàng đã toan làm hại đời một nữ bệnh nhân ấy à? Văn Minh gật đầu:
- Phải đấy
Bà Phó Đoan trợn trừng hỏi dồn: Ai? Ai? Ai thế?” [7, 301]
Từ khi xã hội tư sản phương Tây du nhập, những đứa con của “đời sống vật chất” ấy ra đời: đời sống xa hoa, ăn chơi hư hỏng, bụng mong bị hiếp mà mồm nói kiên trinh (cảnh bà Phó Đoan bị Xuân hiếp, Số Đỏ,
chương 17)
Bản tính dâm đãng của Xuân Tóc Đỏ, cái tính đó của nó đã có khi còn nhỏ, khi nhìn trộm thím của mình đang tắm nên bị đuổi ra khỏi nhà, sau này nó lại một lần nữa bị đuổi ra khỏi sân quần vì nhìn trộm cô đầm thay quần áo. Tính dâm đãng của Xuân được thể hiện rõ ngay ở đầu tác phẩm như tác giả đã kể:
“Là vì Xuân Tóc Đỏ cứ sấn sổ đưa tay ra toan cướp giật ái tình... - ... cứ ỡm ờ mãi!
- Xin một tị. Một tị tỉ tì ti thôi! - Khỉ lắm nữa!
Tính dâm đãng của Xuân cũng chẳng kém xa mấy tính dâm dật của Phó Đoan. Đoạn Tuyết và Xuân đang chim nhau, tỏ tình với nhau ở trong phòng khách nhà Phó Đoan, Phó Đoan biết được sừng sộ lên làm Tuyết hổ thẹn ra về, Xuân đang cơn tức giận lại thấy Phó Đoan đang trong y phục quần áo ngủ mỏng manh, nó có thế lực làm cho cơ thể bà lộ ra hơn là chủ nghĩa khỏa thân thì tính dâm đãng của nó lại nổi lên, nó chẳng biết gì là nghĩa lý, nó nhất định bắt đền. Cái tính dâm đãng đó cộng với tính dâm dật của Phó Đoan đã tạo nên một cuộc dâm ô khó mà chấp nhận, Xuân thì bưng tai giả điếc còn Phó Đoan thì phản đối một cách cương quyết bằng cách khẽ kêu. Đúng là tính cách thâm căn cố đế của Xuân và Phó Đoan.
Lại nữa, khi nhắc đến cái tính dâm của Huyền (Làm Đĩ). Huyền có tính dâm từ thuở tám chín tuổi; đến dậy thì, nàng thông dâm với một người anh họ là Lưu chàng này không lấy được Huyền thì tự tử, còn Huyền bị cha mẹ ép gả cho Kim làm tham tá. Không ngờ ngay khi cưới, Kim đã mắc bệnh giang mai nên phải “kiêng”, nhưng nhiều khi lại âu yếm vợ quá, đến nổi khêu thêm lòng dục cho vợ. Thế là tấn bi kịch bạn và vợ: Huyền gian díu với Tân, bạn của chồng. Đến khi chồng biết rõ chuyện, Huyền bị hành hạ phải trốn khỏi nhà đi tìm tình nhân, rồi không gặp bạn tình và hết tiền, nàng đành sa chân vào vòng trụy lạc.
Ngay cả Mịch, một cô thôn nữ hiền lành chung tình, sau khi một bước lên “bà lớn” thì tính tình cũng thay đổi trở thành một gian phụ dâm đãng, Mịch thõa mãn nhục dục của mình bằng cách tưởng tượng được chung đụng với những người qua đường.
Bên cạnh việc tố cáo sự dâm đãng của con người trong xã hội ở mọi giai cấp Vũ Trọng Phụng đã viết về sự tha hóa nhân cách của con người trong môi trường tiền bạc, tham nhũng. Các nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng đều được miêu tả trong sự ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh sống. Ở đây, sự độc đáo của tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng còn được thể hiện trong cách tư duy, cách suy nghĩ về con người Vũ Trọng Phụng. Trong quan niệm của ông, những “ông chủ, bà chủ”, trưởng giả, đã độc ác, bất nhân, giả dối ngày càng trở lên độc ác, bất nhân giả dối hơn. Những con
người vốn lương thiện trong Giông tố, một khi đã rơi vào môi trường sống giàu sang thì y như rằng bị cái bả vật chất làm hư hỏng, tha hóa.
Trong Số Đỏ không có ai đáng ra người? Tất cả đều thuộc hạng khuyết tật bẩm sinh về nhân cách (trừ ông Hai và cô con gái). Hạnh phúc của một tang gia như là bản cáo trạng cho xã hội tư sản phù phiếm. Ở đó con người đánh mất nhân tính chỉ còn lại cơ mưu và thủ đoạn. Đám tang mà chẳng thấy ai buồn từ người thân tới kẻ sơ, tất cả đều giống nhau: hả hê, vui sướng như gặp chuyện đại phúc.
Hay trong Làm Đĩ, Huyền từ một cô gái con nhà gia giáo nhưng trên những bước trượt dài của cuộc đời, cô đã tha hóa về nhân cách đi vào con đường trụy lạc.
Giông tố là thảm kịch về sự thấp hèn bất tín của con người trên mọi lĩnh vực: không ai có thể tin được ai. Từ trong ra ngoài, từ anh em đến cha mẹ, từ vợ đến chồng, cha đến con, tất cả đều sống trong lừa dối, bất mục, một vòng loạn luân khép kín: tội ác và lừa bịp gieo rắc khắp nơi, không thể biết hậu quả chỗ nào mà tránh. Vũ Trọng Phụng mô tả sự tha hóa nhân cách của con người trên toàn diện xã hội, dưới chiều sâu, qua nhiều tầng lớp, nhiều hạng người, mỗi người có một sự tha hóa khác nhau. Những người vốn lương thiện như Mịch, Long (Giông tố) một khi đã rơi vào môi trường sống giàu sang thì y như rằng bị cái bã vật chất làm hư hỏng tha hóa.
Mịch từ một cô thôn nữ ngây thơ, hiền lành, chất phác, khi trở thành vợ bé của Nghị Hách, một bước lên “bà lớn”, Mịch cảnh vẻ, quát tháo con ở, ngoại tình với Long. Từ một thôn nữ trở thành một thiếu phụ đa dâm, lãng mạn, xảo quyệt đáng sợ, Mịch dâm đãng như bất cứ người đàn bà có tiền, có thế lực nào.
Ngay cả ông bà đồ Uẩn, cha mẹ Mịch ngày trước thanh bần trong sạch, tôn trọng đạo đức thánh hiền, nhưng chẳng cần đến khi ăn phải bã vật chất, bà đồ Uẩn mới nghe tin Nghị Hách “cái con người quyền thế và giàu có nhất tỉnh” sẽ cưới Mịch làm vợ lẽ thì đã “tấp tểnh mừng thầm”, bộc lộ ngay cái nét tâm lý tầm thường, hèn hạ đáng ghét. Ông bà đồ Uẩn thanh bần là thế nay vễnh vao trong chiếc xe hơi của Nghị Hách, dạo phố Hà Nội, như những kẻ giàu mới phất, mặt mũi phởn phơ không kém gì hạng người
mà ngày trước ông bà đã khinh bỉ. Chính bản thân Mịch cũng thù ghét cha mẹ ở thái độ đổi trắng thay đen, đã bán khoán mình với giá rẻ cho Nghị Hách để hưởng giàu sang.
Vũ Trọng Phụng đứng trên lập trường, quan điểm chủ nghĩa hiện thực khi cắt nghĩa: “người ta thay đổi là vì hoàn cảnh” (Giông tố). Trong suy nghĩ của Long, Mịch thay đổi quá nhanh chóng. Nhưng chính Long cũng tự thấy mình “thay đổi một cách đáng sợ, chỉ trong vòng nửa năm thôi”. Từ một anh hàn sĩ đầy lòng thương đời, ghét cay ghét độc những cái xa hoa vật chất, và căm hờn sự vô tình của bọn trưởng giả đối với nòi giống, Long đã trở nên một kẻ hư hỏng có tư cách con nhà phá của, đem tuổi thanh xuân ra miệt mài những nơi ca lâu tửu quán, và quá nữa, lại đi thông dâm với vợ người, là do Long bị “hoàn cảnh sai khiến”. Trong dòng suy nghĩ triền miên của Long, cả ông đồ Uẩn, cả Mịch, và cả Long “chỉ là bọn người đáng thương hại mà thôi. Hình như trong đời vẫn còn một sức mạnh huyền bí gì đó, vẫn cầm quyền cuộc đời, đến nổi không ai tự chủ nữa. Có một tâm hồn vững chãi... mấy ai có được? Mấy ai mà chống chọi nổi với hoàn cảnh”.
Trong Số đỏ cũng vậy tất cả đều thuộc hạng người bẩm sinh về nhân cách, chỉ ham chạy theo phong trào Âu hóa rởm hợm. Một lũ người tha hóa về nhân cách, đối với họ “hấp hối não lòng hơn tắt thở” nên từ trên xuống dưới đều mong sự ra đi sớm của cụ cố tổ.
“Cụ Hồng phân trần:
- Nên tôi mong cho cụ tôi về đi, là vì cụ tôi chết sớm ngày nào hay ngày ấy chứ sống mà ăn không được, ngủ không được, lúc nào cũng kêu rên, nằm đâu thì phóng uế ra đấy, thì sống mà làm gì!...” [7, 300]
Cụ cố Hồng muốn cụ tổ chết đi là chỉ để khoe cái danh dự của mình,