5. Bố cục của đề tài
3.2.1 Kết cấu đối lập, tương phản
Bức tranh Số đỏ hiện lên với những cảnh đối lập nhau, sự đối lập đó đã xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm khi tác giả miêu tả về khoảng cách giữa dân nghèo và giới thượng lưu chỉ cách nhau bởi một hàng rào cây chuối
ngăn chia cho đời sống của giới thượng lưu với những người buôn bán ở vỉa hè. Ngay cả cuộc đời của Xuân cũng đã hiện lên cả một sự tương phản trước và sau khi bước vào giới thượng lưu là khác nhau hoàn toàn. Đối lập với tang thương là hạnh phúc của một gia đình đại bất hiếu, cái chết của cụ cố tổ làm cho nhiều người rất hạnh phúc, mỗi người có một hạnh phúc riêng không ai giống ai. Chẳng hạn cụ cố Hồng, vì là cụ cố nên luôn đóng vai già yếu, tuy tuổi chưa bao nhiêu. Cụ hạnh phúc mơ ước đến ngày mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc và khóc mếu để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: “Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!”, Tuyết thì sung sướng được mặc bộ y phục “ngây thơ”, cậu tú Tân thì mừng quá vì cái máy ảnh mãi hôm nay mới được dùng...
Mỗi nét bút của Vũ Trọng Phụng đều tạo nên bởi sự nghịch lý đến mức hài hước giữa người và vật, giữa giả và thật, phi lý và bợ đỡ nhau xúm xít nhau, rồi công kênh cùng dành “vinh dự”. Đó là những vùng hoang tưởng đến khủng khiếp, mà khả năng chỉ ra ở ngòi bút Vũ Trọng Phụng thật là sắc ngọt. Cảnh nhà chùa với đám sư sãi ăn nhậu thịt chó, Xuân tóc đỏ vừa say vừa tỏ ra hào hiệp đi bên cạnh vợ Typn, dù chỉ là những cảnh phụ nhưng lại có giá trị hỗ trợ đắc lực cho việc tạo nên sự tương phản trong tác phẩm.
Ở Giông tố, đó là sự đối lập giữa cảnh sống xa hoa của Hách và cuộc sống của bần dân. Hay trong Làm đĩ là sự đối lập giữa không gian tao nhã bên ngoài và sự nhem nhuốc với gái điếm, thuốc phiện ở bên trong “nhà chứa” mà Vũ Trọng Phụng đã giới thiệu ngay từ khi vào tác phẩm, và sự đối lập giữa vẻ bề ngoài và con người bên trong của Huyền, đó là ngày cô đi lấy chồng mặc dù rất đau khổ vì cái chết của Lưu, nhưng trong đêm tân hôn cô vẫn nặn ra được vẻ mặt ngây thơ.