Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ. (Trang 72 - 75)

Trên cơ sở phân tích tình hình nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn và những nguyên nhân tồn tại của Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ, em xin nêu ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với Công ty như sau:

Một là, thiết lập một kế hoạch xây dựng định mức hợp lý. Trong quản lý, việc lập ra một kế hoạch cho một hoạt động bất kỳ là điều cốt yếu. Việc lập kế hoạch không những giúp DN định hướng hướng đi cho bản thân DN hay là mục tiêu mà DN cần hướng tới mà còn có thể dự đoán được các yếu tố phát sinh, yếu tố rủi ro có thể xảy ra,... dựa trên bảng kế hoạch đó. Riêng đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng như Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ thì việc thiết lập kế hoạch xây dựng định mức hợp lý là điều không thể thiếu. Công ty cần xây dựng định mức sử dụng NVL hợp lý và thống nhất cho các tổ đội sản xuất, tránh tình trạng mỗi tổ đội một con số như đã nêu ở trên. Để xác định một cách chính xác mức tiêu hao NVL hợp lý, Công ty cần tham khảo thêm định mức của các công ty cùng ngành và theo quy định của Nhà nước. Nhưng trước hết công ty cần xây dựng một kế hoạch tài chính đúng đắn. Lập kế hoạch tài chính thực chất là dự toán các khoản thu – chi của ngân sách, trên cơ sở đó lựa chọn các phương án hoạt động tài chính cho tương lai của DN và ấn định sự kiểm soát đối với các bộ phận trong tổ chức1. Lập được một kế hoạch tốt, sát với thực tế, tính khả thi cao sẽ giúp Công ty có những bước đi đúng đắn. Trong năm 2007, do dự tính các khoản chi phí có phần sai lệch đã dẫn đến chi phí tăng nhanh ngoài tầm kiểm soát của Công ty. Và kết quả thu về là không phát triển được lợi nhuận.

Hai là, Công ty cần xây dựng cho mình một cơ cấu vốn hợp lý, tối ưu, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn phản ánh thành phần, tỷ 1 Giáo trình Khoa học quản lý II – trang 358.

trọng từng nguồn chiếm trong tổng nguồn vốn DN tại một thời điểm. Thông thường DN tài trợ vốn từ hai nguồn là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Một cơ cấu nguồn vốn tối ưu sẽ đáp ứng được những mục tiêu quan trọng như: tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, kết hợp hài hòa giữa các nguồn vốn và đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp. Khi xây dựng cơ cấu nguồn vốn, Công ty cần căn cứ vào tỷ suất sinh lời của tổng tài sản so với lãi suất tiền vay. Nếu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản lớn hơn lãi suất tiền vay thì Công ty nên vay. Ngược lại tỷ suất trên tổng tài sản của Công ty nhỏ hơn lãi suất tiền vay thì Công ty không nên vay. Và khi vay nợ Công ty cần cân nhắc đến rủi ro có thể gặp phải như: vỡ nợ, giảm uy tín,... Đối với công ty Đầu tư xây dựng và Phát triển Công nghệ, việc vay vốn là rất ít qua các năm. Chỉ trong năm 2007, Công ty mới đi vay 20 triệu đồng trong khi các năm trước thì không. Chứng tỏ trong năm nay quy mô của Công ty đã được mở rộng. Hơn nữa trong năm 2007 Công ty đã bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh mới. Vì thế mà việc vay vốn cũng là lẽ đương nhiên. Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, vốn đi vay Công ty nên đa dạng hóa nguồn vốn của mình bằng cách huy động từ các nguồn khác như: vốn của các cán bộ công nhân trong công ty hay các tổ chức tín dụng khác ngoài các NHTM,... Đa dạng hóa nguồn vốn nhằm giảm tính rủi ro trong việc sử dụng vốn, sử dụng tốt sẽ đem lại hiệu quả cao cho công ty.

Ngoài việc xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý, Công ty cần đi sâu xây dựng các kế hoạch sử dụng vốn cố định và vốn lưu động một cách thật chi tiết và quản lý vốn sử dụng dựa trên những kế hoạch đã đề ra đó.

Đối với vốn cố định: Cần phải làm tốt công tác đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư vào tài sản cố định để hình thành nên những tài sản cố định phù hợp, tránh tình trạng mất vốn, hiệu quả kém; Cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ, huy động tối đa tài sản cố định hiện có vào hoạt động kinh doanh;

Làm tốt công tác đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định, tạo điều kiện và phản ánh chính xác tài sản cố định và khấu hao TSCĐ; Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao thích hợp; Thực hiện tốt biện pháp bảo dưỡng, sữa chữa TSCĐ giúp khôi phục năng lực sản xuất của TSCĐ; Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh như mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng, trích trước quỹ dự phòng, quỹ đầu tư dài hạn…Thực hiện đúng chế độ quản lý theo quy định của nhà nước; chú trọng đổi mới trang thiết bị, tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị, hợp lý hóa dây chuyền công nghệ, kịp thời thanh lý các tài sản không cần dùng hoặc hư hỏng; Không dự trữ quá mức các TSCĐ chưa cần dùng. Muốn đạt được tất cả những điều này Công ty cần xây dựng một kết cấu tài sản hợp lý và quản lý một cách chặt chẽ. Kết cấu tài sản phụ thuộc vào đặc thù kinh doanh của từng doanh nghiệp. Do vậy, Công ty cần xây dựng một cơ cấu tài sản tối ưu, phù hợp với đặc thù ngành nghề xây dựng. Sau mỗi kỳ kinh doanh Công ty cần tiến hành phân tích đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ và vốn, kiểm kê TSCĐ, mọi trường hợp phát hiện thừa thiếu đều phải lập báo cáo tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý. Bên cạnh việc quản lý TSCĐ do Công ty cũng hoạt động trong lĩnh vực phát triển công nghệ, vì vậy công tác cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới phải luôn được đặt trong những mục tiêu hàng đầu. Công ty nên áp dụng các công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn nữa.

Đối với vốn lưu động: Việc sử dụng tiết kiệm, tăng nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ là yếu tố quyết định không chỉ tới hiệu quả sử dụng VLĐ mà còn tác dụng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Vì vậy, Công ty cần tăng cường các biện pháp quản lý TSLĐ và VLĐ một cách chặt chẽ. Với mỗi chu kỳ sản xuất, kinh doanh, Công ty cần xác định đúng nhu cầu VLĐ cần thiết nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung. Điều này là rất quan trọng vì

nếu xác định thiếu Công ty sẽ mất khả năng chi trả còn nếu xác định thừa sẽ làm cho vòng quay vốn tăng lên, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Công ty cần tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư. Công ty cần tìm cho mình một nhà cung cấp vật tư chất lượng, giá cả phù hợp kết hợp với quản lý chặt chẽ việc tiêu dùng vật tư theo định mức nhằm cắt giảm những chi phí NVL trong giá thành sản phẩm; Xác định nhu cầu về số lượng vật tư cần thiết, tránh tình trạng ứ đọng vật tư dự trữ dẫn đến kém phẩm chất hoặc mất phẩm chất vật tư, gây ứ đọng VLĐ. Công ty cần tổ chức hợp lý quá trình lao động, tăng cường kỷ luật sản xuất và kiểm tra, nghiệm thu số lượng, chất lượng công trình nhằm hạn chế tối đa các công trình không đạt yêu cầu; kích thích, động viên tinh thần công nhân viên nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động. Ngoài việc quản lý VLĐ trong sản xuất, Công ty cần có một sự đầu tư phù hợp cho việc tìm kiếm các hợp đồng để ký kết: luôn giữ uy tín đối với những đối tác cũ, tạo dựng niềm tin đối với đối tác mới,... Tiết kiệm các yếu tố chi phí quản lý công ty, chi phí di chuyển góp phần làm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Công ty nên thường xuyên kiểm tra, xác định số dư các khoản phải thu để thấy được nợ tồn đọng của khách hàng đối với công ty. Từ đó có những biện pháp thức đẩy hoặc kìm hãm tiến độ công tác thu hồi khoản phải thu.

Trên đây là những giải pháp được đề ra dựa trên thực trạng của Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ. Hi vọng với những giải pháp này Công ty sẽ quản lý tốt hơn việc sử dụng vốn, đem lại hiệu quả cao nhất có thể.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ. (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w