I. Tổng quan về công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1. Lịch sử phát triển của công ty.
* Tên công ty:
• Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ thuộc trường Đại học Bách khoa Hà nội được đổi tên từ Xí nghiệp Liên Hợp Xây dựng theo quyết định số: 4441/QĐ- BGD&ĐT- TCCB ngày 06 tháng 8 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
• Tên Tiếng Anh: Investment – Construction and Technology Development Company – Hanoi University of Technology
• Tên giao dịch: I.C.D
* Loại hình doanh nghiệp:
Công ty Đầu tư xây dựng và phát triển công nghệ thuộc trường Đại học Bách khoa Hà nội là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, tài khoản và con dấu riêng.
* Trụ sở:
Số 9 đường Giải Phóng – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội * Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:
Thiết kế, xây dựng Trường học
Thi công xây lắp Nhà ở, công trình công cộng, công nghiệp và xây dựng khác
Tư vấn khảo sát thiết kế, trang trí nội thất.
Sản xuất kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu phục vụ xây dựng.
Tư vấn xây dựng: Lập dự án, khảo sát thiết kế công trình, thiết kế quy hoạch, giám sát công trình công trình xây dựng và thẩm định thiết kế các công trình công nghiệp và dân dụng
Lập dự án: Nghiên cứu, thiết kế tạo, đo lường và kiểm định các thiết bị công nghiệp và dân dụng.
Thi công xây dựng công trình hạ tầng: Cầu, hầm, đường giao thông, thuỷ lợi, mở luồng cảng sông biển.
Xây dựng và lắp thiết bị điện áp, đường dây tải điện đến 35KV, đường cáp điện ngầm đến 110KV, thiết bị điện công nghiệp, dân dụng và điện lạnh.
Xây lắp các trạm, hầm chứa, đường ống và thiết bị ga, xăng dầu.
Đầu tư kinh doanh phát triển nhà.
Tổ chức đào tạo nghề triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, thành tựu khoa học công nghệ và sản xuất, chuyển giao công nghệ.
Thiết kế kết cấu: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp;
Thiết kế kiến trúc công trình;
Thiết kế hệ thống điện công trình dân dụng, công nghiệp;
Thiết kế cấp thoát nước, môi trường nước: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, khu dân cư đô thị;
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu, lựa chọn nhà thầu;
Thi công công trình dân dụng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phòng cháy, chống mối mọt công trình xây dựng;
Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, vật liệu bán thành phẩm phục vụ xây lắp và đào tạo, nghiên cứu khoa học;
Đào tạo kỹ năng, đào tạo thích nghi ( Chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép), cung ứng nguồn nhân lực ( không bao gồm giới thiệu, tuyển chọn, cung ứng nhân lực cho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động).
Vốn điều lệ: 17.394.476.512 đồng VN Trong đó: Vốn cố định: 14.120.520.274 đồng VN
Vốn lưu động: 3.273.956.238 đồng VN Tổng giám đốc: Nguyễn Thành Định
* Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
• Giai đoạn trước 2004:
Công ty mang tên Xí nghiệp Liên hợp xây dựng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Xí nghiệp được thành lập dựa trên cơ sở hợp nhất hai đơn vị: Xí nghiệp Thiết kế và Xây dựng thực nghiệm của trường Đại học Xây Dựng và Xí nghiệp Xây dựng Trường học của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo thông báo số 167/TB ngày 03 tháng 6 năm 1993 của Văn phòng Chính phủ và Quyết định số 1251/QĐ ngày 11 tháng 5 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Xí nghiệp có trụ sở tại số 9 - Đường Giải Phóng - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Xí nghiệp Liên hợp Xây dựng là một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có giấy phép hành nghề xây dựng số 221 (ngày 20 tháng 9 năm 1993) của Bộ Xây Dựng và giấy phép đăng ký kinh doanh số 108870 do Trọng tài Kinh tế Nhà nước – Thành phố Hà Nội cấp ngày 19 tháng 6 năm 1993. Trong đó quy định rõ ngành nghề kinh doanh của Xí nghiệp như sau:
+ Thiết kế, xây dựng trường học;
+ Thi công xây lắp nhà ở, công trình công cộng, công nghiệp và xây dựng khác.
+ Tư vấn, khảo sát, thiết kế, trang trí nội thất.
+ Sản xuất kinh doanh vật tư, vật liệu phục vụ xây dựng.
Ngay từ những năm đầu thành lập, Xí nghiệp đã chứng tỏ được năng lực kinh doanh của mình. Xí nghiệp đã vượt qua những khó khăn bước đầu về cơ sở vật chất, lao động, vốn một cách dễ dàng; thiết lập guồng máy làm việc nhịp nhàng, hiệu quả cao. Chính điều này đã làm cho doanh thu và lợi nhuận của Xí nghiệp không ngừng tăng lên dẫn đến vốn kinh doanh cũng ngày càng được bổ sung đáng kể. Bên cạnh đó, Xí nghiệp luôn thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước cũng như đối với người lao động. Xí nghiệp luôn có những chính sách tốt nhất nhằm cải thiện cho cuộc sống người lao động ngày một tốt hơn. Như vậy, tuy là một danh nghiệp mới thành lập nhưng những thành tích mà Xí nghiệp đạt được không phải là nhỏ. Nó đã giúp cho Xí nghiệp có một vị trí khá vững vàng trên con đường kinh doanh của mình.
• Giai đoạn từ năm 2004 đến nay:
Ngày 27 tháng 2 năm 2004 đơn vị có Quyết định 946/QĐ- BGD&ĐT chuyển về trực thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội.
Tiếp đó, ngày 06 tháng 8 năm 2004 theo Quyết định số 4441/QĐ- BGD&ĐT- TCCB Xí nghiệp đổi tên từ Xí nghiệp Liên hiệp Xây dựng - Bộ Giáo dục và Đào tạo thành Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ cùng với việc bổ sung thêm một số ngành nghề mới.
Sau gần hai năm công ty đã có được một hệ thống ngành nghề kinh doanh khá đa dạng góp phần làm tăng vốn, mở rộng quy mô cho doanh
nghiệp. Ngoài những ngành nghề cơ bản có được từ lúc thành lập, công ty còn được bổ sung một số ngành nghề như: chuyển giao công nghệ, lập dự án, kiểm định, đào tạo nghề,... Cho đến nay, công ty có 7 Xí nghiệp xây lắp, 1 Xí nghiệp cơ điện lạnh công trình, 1 trung tâm tư vấn thiết kế và 4 phòng ban chức năng. Vốn hoạt động SXKD của Công ty hiện nay bao gồm:
- Vốn Nhà nước giao;
- Vốn Công ty tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế theo quy định - Các nguồn vốn khác:
+ Vốn tự có của các Xí nghiệp thành viên tự huy động; + Vốn vay Ngân hàng;
+ Vốn vay huy động từ CBCNV trong Công ty có trả lãi thỏa thuận như vay Ngân hàng thông qua khế ước vay.
- Vốn theo hợp đồng bảo lãnh tín dụng của Ngân hàng để dự đấu thầu, thi công công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư.
- Vốn do bán thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết.
Khi sáp nhập về trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, công ty đã đổi cơ quan chủ quản. Tuy nhiên các mối quan hệ với các chủ đầu tư trong ngành giáo dục vẫn được duy trì và phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Các chủ đầu tư là các trường Đại học đã hiểu và biết được năng lực của công ty nên công việc vẫn được tiến hành một cách thuận lợi. Công ty vẫn phát huy được các thuận lợi sẵn có, vươn lên, ổn định sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên chức. Ban Giám đốc và đặc biệt là các Giám đốc xí nghiệp thành viên đã phát huy tính tự chủ, năng động sáng tạo để khai thác các hợp đồng kinh tế, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty.
1.2.1. Tổ chức nhân sự và quản lý của Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ.1
Tổ chức nhân sự và ban quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình sau:
Trong đó:
- Ban giám đốc công ty: gồm Tổng giám đốc và 3 Phó Tổng giám đốc phụ trách 3 lĩnh vực cơ bản: Tư vấn – Khảo sát; Đầu tư – Xây dựng và Phát triển công nghệ.
Tổng giám đốc công ty là người đại diện cho Công ty trước pháp luật Nhà nước và cơ quan chủ quản cấp trên; là chủ tài khoản, có nhiệm vụ quản lý, điều hành và tổ chức mọi hoạt động của công ty theo điều lệ và pháp luật hiện hành; xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành công ty; xây dựng các kế hoạch cho sản xuất kinh doanh… Tổng Giám đốc Công ty chịu sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong Công ty và Đảng ủy cấp trên, xây dụng và tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể, quần chúng hoạt động vì sự phát triển của Công ty.
BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kế toán – Tài chính Phòng Tổ chức - Kế hoạch Phòng Kỹ thuật và ATVSLĐ Phòng Tổ chức Hành chính
Ba Phó Tổng giám đốc phụ trách các hoạt động trong 3 lĩnh vực: Tư vấn – Khảo sát – Thiết kế, Đầu tư – Xây dựng và Phát triển Công nghệ; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc công ty và Pháp luật nhà nước về những công việc được phân công.
- Phòng Tổ chức – Hành chính:
Là phòng chuyên môn, nghiệp vụ tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty và tổ chức quản lý, sử dụng lao động, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động: Công tác định mức tiền lương, xét thưởng, kỷ luật, chuyển xếp lương các chế độ BHXH, BHYT,... theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Nghiên cứu đề đạt tổ chức sắp xếp lực lượng CBCNV cho phù hợp yêu cầu SXKD, phương án đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, điều động CBCNV; Phụ trách quản lý hành chính, quản trị, y tế, dịch vụ, quân sư, bảo vệ, phòng chống cháy nổ, lụt bão.
Phòng Tổ chức – Hành chính biên chế cơ cấu bao gồm: Trưởng phòng, một Phó phòng và cán bộ công nhân viên đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên.
- Phòng Kế toán – Tài chính:
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về tổ chức chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác hạch toán kế toán, kinh tế, thống kê theo pháp lệnh về kế toán thống kê, thuế và các chính sách chế độ hiện hành của Nhà nước, theo Quy chế về quản lý Tài chính và hạch toán của Công ty; Làm đúng vai trò là kiểm soát viên kinh tế - tài chính của Nhà nước tại công ty.
Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát các đơn vị, bộ phận trong Công ty làm đúng, đủ, kịp thời các yêu cầu về quản lý Tài chính và hạch toán của Công ty.
Tham mưu cho Công ty khai thác hiệu quả các nguồn tài lực như vốn Nhà nước cấp, tài sản đất đai,… Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên nghiệp vụ từ phòng đến các đơn vị,… Trực tiếp dự thảo, tham mưu sửa đổi Quy chế về quản lý Tài chính và hạch toán.
Cơ cấu: gồm 1 Kế toán trưởng, 1 phó Kế toán trưởng và các cán bộ công nhân viên có nghiệp vụ đủ đáp ứng nhiệm vụ được giao phó.
- Phòng Kinh tế – Kế hoạch:
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về công tác kế hoạch, thống kê báo cáo theo quy định Nhà nước; xây dựng các chỉ tiêu Kinh tế – Kế hoạch phù hợp năng lực của công ty, đảm bảo tính hiện thực và hiệu quả. Nghiên cứu xu thế phát triển của xã hội và định hướng của Đảng và nhà nước, cùng các thiết chế luật pháp để xác định hướng đi cho công ty trong những năm và kỳ kế hoạch tới; đảm bảo sự ổn định, phát triển vững chắc cho công ty, đồng thời nâng cao thu nhập, việc làm cho người lao động.
Là đơn vị trực tiếp quản lý, biên tập, nâng cấpvà cấp phát hồ sơ năng lực của Công ty nhằm quảng bá, phát triển thương hiệu, khai thác công việc. Chủ trì công tác đấu thầu của Công ty: lập hồ sơ mời thầu,tư vấn cho các nhà thầu,…; soạn thảo các loại hợp đồng Kinh tế. Nghiên cứu, lập phương án đầu tư, khai thác quản lý các nguồn tài lực cho Công ty. Trực tiếp đề xuất, lập phương án xây dựng, cải tạo, duy trì, quản lý thi công cùng phòng Tổ chức – Hành chính để đảm bảo cho trụ sở Công ty khang trang, môi trường xanh, sạch, an toàn trật tự.
- Phòng Kỹ thuật và An toàn vệ sinh lao động:
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Ban giám đốc tổ chức, triển khai, đôn đốc kiểm tra, nghiệm thu chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, biện pháp, tiến độ thi công các công trình của công ty theo thiết kế dự toán và quy phạm hiện hành của Nhà nước. Thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, bão lụt trong toàn công ty.
Về quản lý chất lượng công trình, phòng là đơn vị trực tiếp quản lý cập nhật các Thông tư, Nghị định, các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật,… trong vấn đề quản lý chất lượng công trình xây dựng. Về công tác An toàn – Vệ sinh lao động, phòng trực tiếp biên soạn tài liệu tập huấn về công tác Kỹ thuật, An toàn – Vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường; chủ trì, lập hồ sơ đăng ký, triển khai thực hiện xây dựng công trình chất lượng cao của Công ty; dự thảo, xây dựng quy chế về khai thác, thực hiện các hợp đồng Kinh tế.
1.2.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
6
Trong đó các xí nghiệp thành viên là những đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh trực thuộc công ty, có Ban Giám đốc xí nghiệp, kế toán nghiệp vụ và cán bộ công nhân viên đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ công ty giao trên cơ sở quy chế về tổ chức và hoạt động của các xí nghiệp thành viên thuộc công ty.
Các tổ, đội sản xuất là bộ phận sản xuất, kinh doanh trực tiếp tại các xí nghiệp thành viên, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc xí nghiệp thành viên và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Giám đốc công ty.
BAN QUẢN LÝ Xí nghiệp cơ điện lạnh công trình xí nghiệp 1 xí nghiệp 2 xí nghiệp 3 xí nghiệp 5 xí nghiệp 6 xí nghiệp 4 xí nghiệp 7 Trung tâm tư vấn thiết kế icd
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Tuy cũng là một ngành sản xuất vật chất nhưng ngành xây dựng cơ bản lại mang lại những đặc điểm riêng biệt so với sản phẩm của các ngành sản xuất khác. Chính vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp nói chung cũng như của Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ nói riêng đều mang một số đặc điểm nổi bật như:
- Hoạt động kinh doanh chỉ được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng đã ký với đơn vị chủ đầu tư sau khi trúng thầu hoặc được chỉ định thầu. Trong hợp đồng, hai bên đã thống nhất với nhau về giá trị thanh toán của công trình cùng với các điều kiện khác. Do vậy, tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không được thể hiện rõ; nghiệp vụ bàn giao công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành đạt điểm dừng kỹ thuật cho bên giao thầu chính là quy trình tiêu thụ sản phẩm xây lắp.
- Trong ngành xây lắp, tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật của sản phẩm đã được xác định cụ thể trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt. Do vậy, doanh