Giai đoạn 3: Năm 1988

Một phần của tài liệu Quản lý quỹ tiền lương (Trang 35 - 37)

. Đối với công ty lỗ thì quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương được xác định bằng số lao động thực tế sử dụng bình quân * hệ số

THONG NHAT MATCH JOINT STOCK COMPANY

1.1.3. Giai đoạn 3: Năm 1988

Đến giữa năm 1987, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, Chính phủ Thụy Điển (do tổ chức SIDA) thực hiện chương trình viện trợ nhằm phục hồi một số nhà máy trong thời gian 3 năm từ năm 1987 - 1990, trong đó có nhà máy Diêm Thống Nhất. Đầu năm 1988, Nhà máy Diêm Thống Nhất được tách ra khỏi Xí nghiệp liên hợp Gỗ Diêm Cầu Đuống. Lúc này cũng là thời kỳ nền kinh tế nhà nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch sang cơ chế thị trường. Vì vậy tình hình của nhà máy lúc này là cực kỳ khó khăn và đó cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp trong những năm đầu thực hiện đổi mới. Giai đoạn này, công ty hạch toán theo hình thức thanh toán độc lập theo mô hình một nhà máy. Nét nổi bật nhất trong hoạt động của công ty lúc này là

thực hiện đổi mới công nghệ sản xuất. Tháng 9/1989, các thiết bị đầu tiên đã về tới nhà máy (chương trình tài trợ của chính phủ Thụy Điển). Tuy nhiên cũng phải đến tháng 3/1990, sau khi các chuyên gia Thụy Điển căn chỉnh thiết bị, hướng dẫn công nhân vận hành và chạy thử, đến tháng 5, dây chuyền mới đi vào sản xuất chính thức. Những năm đầu sau đầu tư, sản xuất tiêu thụ của nhà máy gặp nhiều thuận lợi. Ngoài việc sản xuất diêm phổ thông, nhà máy thường xuyên có đơn hàng xuất khẩu, sản xuất diêm cao cấp theo đơn hàgn cung cấp cho các khách sạn nhà hàng như Hanoi Restaurant, Queen Hotel, Hanoi Hotel… Bên cạnh đó, nhà máy vẫn duy trì các sản phậm phụ, tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người lao động như nẹp bao bì, giấy bao gói, phôi nút phích, bánh đa nem, xà phòng kem…

1.1.4. Giai đoạn 4: Tháng 4/1993 – 2002

Nhà máy chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp với tên gọi mới: Công ty Diêm Thống Nhất theo tinh thần quyết định 388/HĐBT. Công ty Diêm Thống Nhất hoạt động theo hình thức hạch toán mô hình công ty trực thuộc Bộ Công Nghiệp Nhẹ quản lý. Giai đoạn này, công ty đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là tiêu thụ sản phẩm và đã tập trung cho công tác duy trì và mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Đội ngũ bán hàng được chuyên môn hoá và được trang bị kiến thức bán hàng, tiếp thị sản phẩm. Do đó, lượng hàng bán ra tăng lên rõ rệt.

Sau khi có quyết định mở cửa rừng trở lại của Chính phủ, từ năm 1995, Công ty đã chủ động hơn trong thu mua nguyên liệu, sản lượng tăng gấp đôi so với năm 1994. Tổng doanh thu đạt 22 tỷ đồng, tăng 40% so với trước, doanh thu nội bộ tăng 20% so với năm trước. Đây là một năm thắng lợi lớn sau một chuỗi những năm dài khó khăn. Quý 4/năm 1996, hàng xuất khẩu của Công ty chiếm 40% tổng doanh thu. Sản phẩm

“made in Việt Nam” đã có mặt trên các thị trường Địa Trung Hải, Châu Phi, Nam Mỹ với chất lượng tương đương với các chủng loại nước ngoài. Từ năm 1998, do xác định chất lượng sản phẩm và uy tín của thương hiệu trong giai đoạn mới là yếu tố quyết định trong cạnh trành của sản phẩm thị trường, nên Công ty đã xây dựng lộ trình công nghệ đổi mới đến năm 2005. Năm 1998 cũng là năm Công ty tạo được mức thu nhập bình quân cho CBCNV đạt xấp xỉ 1 triệu đồng/người/tháng, tăng 10% so với năm trước.

Năm 2000, giá trị tổng sản lượng đạt hơn 22 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng gần 22%. Đây cũng là năm mà Tổng công ty giấy Việt Nam có quyết định chọn Công ty Diêm Thống Nhất để cổ phần hoá, thời điểm hoàn tất vào cuối tháng 3 năm 2002. Cuối năm 2000, Công ty tiến hành đánh giá lại tài sản doanh nghiệp, tuyên truyền phổ biến kiến thức về công ty cổ phần, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về CPH, những chế độ ưu đãi đối với người lao động, thăm dò khả năng và vận động mọi người tham gia mua cổ phần của CBCNV… Giai đoạn đầu cổ phần hoá, công ty cũng gặp phải không ít những khó khăn, đặc biệt là tư tưởng của CBCNV về cổ phần hoá.

Một phần của tài liệu Quản lý quỹ tiền lương (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w