. Đối với công ty lỗ thì quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương được xác định bằng số lao động thực tế sử dụng bình quân * hệ số
THONG NHAT MATCH JOINT STOCK COMPANY
1.1.1. Giai đoạn 1: năm 1956-
Công ty hoạt động theo hình thức thanh toán độc lập trực thuộc bộ chủ quản là Bộ Công Nghiệp Nhẹ. Toàn bộ hoạt động được vận hành theo cơ cấu kế hoạch hoá tập trung và theo sự chỉ đạo sát sao của cấp trên trực tiếp.
Trong giai đoạn này, công ty hoạt động dưới hình thức là nhà máy.
* Năm 1956: khánh thành Nhà máy Diêm Thống Nhất.
Nhà máy Diêm Thống Nhất ra đời ngay sau thắng lợi Điện Biên Phủ vang dội của quân và dân ta năm 1954 và cũng ngay sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào giai đoạn khôi phục và phát triển
kinh tế. Nhà máy chính thức được khởi công xây dựng vào tháng 9/1955 trên diện tích 42.000m2 thuộc địa phận xã Thượng Thanh, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Nhà máy Diêm Thống Nhất ra đời trên cơ sở vốn đầu tư xây dựng và máy móc thiết bị là do chính phủ Trung Quốc viện trợ cho chính phủ và nhân dân Việt Nam nhằm khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Đặc biệt là việc trực tiếp chỉ đạo xây dựng do 20 chuyên gia Trung Quốc giàu kinh nghiệm đảm nhiệm, cùng với sự góp sức chủ yếu của lực lượng thanh niên xung phong và nhân dân hai xã Thượng Thanh và Giang Biên. Nhiệm vụ thống kê của công ty lúc này là sản xuất Diêm bao phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân miền Bắc.
Ngày 25/6/1956, đồng chí Lê Thanh Nghị, nguyên là Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã cắt băng khánh thành Nhà máy Diêm Thống Nhất. Đây là nhà máy được xây dựng xong đầu tiên ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Với hình tượng chim bồ câu tung cánh bay trên bầu trời đã trở thành nhãn hiệu thân quen của Diêm Thống Nhất cho tới tận hôm nay. Sau 2 tháng nhà máy đi vào hoạt động, Bác Hồ đã tới thăm nhà máy vào ngày 16/8/1956 với niềm tự hào và động lực sản xuất của cán bộ công nhân nhà máy nhiều thế hệ. Toàn bộ thiết bị, công nghệ là của Trung Quốc chế tạo, lắp đặt và đưa vào sản xuất là bán thủ công, do vậy chỉ có một số bộ phận trọng yếu được trang bị thiết bị cơ khí bán tự động còn lại toàn bộ dây chuyền sản xuất diêm của Nhà máy chủ yếu là phương pháp thủ công. Nhà máy lúc đó bao gồm 4 phân xưởng công nghệ và một bộ phận cơ điện phục vụ điện nước, sửa chữa thiết bị. Để vận hành tốt dây chuyền, ngoài sự chỉ đạo, huấn luyện trực tiếp của các chuyên gia Trung Quốc, một đoàn cán bộ trực tiếp vận hành dây chuyền được cử sang Trung Quốc học tập công nghệ. Trong tổng số cán bộ công nhân viên nhà máy lúc đó có hơn 60% là cán bộ miền Nam tập kết, 18% thanh niên xung phong và công nhân của Xưởng diêm Hưng Việt. Cả nhà máy lúc đó chỉ có một vài cán bộ kỹ thuật có tay nghề bậc sơ, trung cấp, một số
cán bộ được cử đi đào tạo ở Trung Quốc. Lực lượng kỹ thuật rất mỏng trong khi phải vận hành một nhà máy có qui mô tương đối lớn lúc bấy giờ là cả một sự thách thức lớn đối với một tập thể chưa có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất. Do vậy năm 1956, năm đầu tiên đi vào sản xuất, sản lượng của nhà máy chỉ đạt hơn 24 triệu bao diêm. Từ năm 1957 đến năm 1965 là thời kỳ nhà máy đi vào ổn định và phát triển sản xuất do vậy sản lượng sản xuất ra đã được tăng lên đáng kể. Đây cũng là giai đoạn nhà máy có nhiều đầu tư mới, đổi mới công nghệ mới và tiếp thu những sáng kiến cải tiến công nghệ mới của cán bộ công nhân viên đã được đưa vào sản xuất nhằm tăng sản lượng sản xuất ra, sản phẩm đa dạng hơn về mẫu mã và chủng loại, do đo đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu tiêu dùng hiện tại. Từ năm 1965, do giặc Mỹ quay trở lại bắn phá miền Bắc nên nhà máy cũng phải di tản, tháo dỡ máy móc thiết bị sơ tán sang hai nơi như Khoái Châu – Hưng Yên, Lãng Ngâm – Hà Bắc… Sự chỉ đạo sản xuất trong thời gian này là hết sức khó khăn vì vậy Nhà máy đã quyết định tách thành hai nhà máy vào năm 1967.
* Năm 1967: Nhà máy Diêm Thống Nhất tách ra thành hai đơn vị là nhà máy Diêm Thống Nhất (cơ sở sơ tán ở Hà Bắc) và nhà máy Diêm Hưng Long (cơ sở sơ tán ở Hưng Yên)
Năm 1967, Bộ Công nghiệp nhẹ đã ra quyết định tách cơ sở sơ tán ở Hưng Yên thành Nhà máy Diêm Hưng Long. Nhà máy Diêm Thống Nhất chỉ còn sản xuất tập trung một nơi sơ tán ở Hà Bắc. Sản xuất ở nông thônm trong điều kiện phải ngụy trang để tránh máy bay Mỹ, điện không có, cả hai cơ sở đã phải dùng máy nổ để tự cấp điện cho sản xuất. Các máy nổ đều có công suất nhỏ, từ 20 – 50kwh, không thể lắp đặt nồi hơi để sấy que và ống đáy, cả hai nhà máy đã phải dùng lò sấy nhiệt thay thế. Mỗi cơ sở tuỳ thuộc vào điều kiện của mình để đưa ra phương pháp tối ưu nhất cho hoạt động sản xuất. Năm đầu tiên nhà máy sản xuất trọn vẹn
trong điều kiện sơ tán, sản xuất bị hạn chế nhiều nhưng vẫn hoàn thành kế hoạch Bộ giao.
Giữa năm 1969, Bộ có quyết định sáp nhập hai nhà máy làm một và chuyển trụ sở về Cầu Đuống.
* Năm 1969: Nhà máy Diêm Hưng Long sáp nhập lại với nhà máy Diêm Thống Nhất trụ sở chuyển về Cầu Đuống, Hà Nội.
Thời kỳ này, nhà máy bị ném bom nhiều lần làm hư hỏng nặng các khu vực cơ điện, nhà văn phòng, kho hoá chất, kho thành phẩm, hồ ngâm gỗ… Nhờ sự hỗ trợ của Nhà máy gỗ Cầu Đuống, ngày 19/ 8/1969, nhà máy lại tiếp tục đi vào hoạt động.
Năm 1970, nhà máy được phía Trung Quốc đầu tư thêm trang thiết bị mới tăng năng lực sản xuất và được sự hướng dẫn và vận hành của các chuyên gia Trung Quốc. Từ năm 1971, nhà máy bắt đầu xuất khẩu diêm sang CHLB Đức và Mông Cổ.
3 năm sản xuất chưa kịp ổn định thì giặc Mỹ lại tiếp tục ném bom bắn phá miền Bắc trở lại. Tháng 6/1972, một lần nữa nhà máy phải sơ tán một nửa lên Lãng Ngâm, Hà Bắc, một nửa còn lại di chuyển sang khu vực nơi ở của cán bộ nhà máy, sản xuất theo kiểu du kích.
Năm 1973, sau khi Hiệp định Pari được ký kết, kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Mỹ. Cơ sở sơ tán ở Hà Bắc của Nhà máy lại được chuyển về Hà Nội.
Kể từ năm 1975, miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất hoàn toàn, nhà máy lại một lần nữa đi vào khôi phục và ổn định sản xuất. Đây cũng là giai đoạn nhà máy có sự chuyển biến lớn trong khâu quản lý và đầu tư. Liên tục nhiều năm liền, nhà máy Diêm Thống Nhất đều hoàn thành xuất sắc kế hoạch được giao. Đội ngũ quản lý, kỹ thuật của nhà máy được tăng cường. Nhiều cán bộ có trình độ tay nghề cao được tuyển dụng làm cho nhà máy, các cán bộ có trình độ chuyên môn được bố trí ở
những điểm “chốt” để giám sát và quản lý thiết bị, máy móc. Tuy nhiên, trong thời gian này nhà máy cũng gặp không ít những khó khăn tồn tại và những khó khăn trong thời gian tới như khó khăn trong khâu cung ứng vật tư, khó khăn do cơ chế cũ không phù hợp với thực tiễn sản xuất.