Thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Trang 60)

- 19941995

2.4 Thuận lợi và khó khăn

2.4.1 Thuận lợi

- Bản chất của hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, mang lại cho khách hàng các dịch vụ tài tiện ích nên mang lại nhiều lợi ích kinh tế cũng như lợi ích về xã hội nên được mọi các nhân tổ chức sử dụng nhiều.

- Trong điều kiện xã hội kinh tế chính trị ổn định đã tạo môi trường kinh doanh ổn định cho các hoạt động kinh tế, kinh doanh dịch vụ, và hoạt động ngân hàng cũng là một trong các hoạt động đó.

- Hệ thống ngân hàng được ví như hệ thần kinh của nền kinh tế, nếu nó hoạt động lành mạnh, thông suốt và hiệu quả sẽ là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả , kích thích tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Vì thế hoạt động kinh doanh này đặc biệt được nhà nước quan tâm tạo điều kiện hoạt động.

- Nước ta hiện là một thành viên trong tổ chức thương mại thế giới nên theo cam kết thì thị trường nước ta sẽ thu hút rất nhiều các công ty, tổ chức nước ngoài tham gia và thị trường nước ta. Đó cũng là một lượng khách hàng lớn cho các ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng.

- Tính đến tháng 12-2008 ở nước ta, dư nợ cho vay tiêu dung của các ngân hàng chỉ chiếm chưa đến 10% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế. Theo thống kê của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, dư nợ bình quân tính trên mỗi đầu người chưa đến 1 triệu đồng. Đây là con số khá khiêm tốn so với tổng dân số cả nước ta khoảng 86

triệu người và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của nước ta trong những năm gần đây (GDP đạt trên 6,5%). Dân số Việt Nam trẻ, và hiện chỉ có 10% dân số có tài khoản tại ngân hàng. Vì thế cho vay tiêu dùng là lĩnh vực tiềm mà ngân hàng có thể khai thác để tăng thị phần của mình trong thời gian tới.

- Công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng cũng là một thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng. Nó giúp cho ngân hàng có khả năng tiếp cận với công nghệ hiện đại để áp dụng trong hoạt động kinh doanh của mình tốt hơn

2.4.2 Khó khăn

- Hiện tại riêng số lượng các ngân hàng trong nước đã rất nhiều, tính đến tháng 7- 2009, thị trường tài chính trong nước khá sôi động, cường độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt: 4 ngân hàng TMNN, 6 ngân hàng liên doanh, 37 ngân hàng TMCP, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, 14 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính, 998 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Đó là chưa kể sự xâm nhập của các ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài như ANZ, HSBC…vào thị trường tài chính nước ta làm cho cường độ cạnh tranh trong thị trường này ngày càng khốc liệt. Đó là điểm khó khăn với các ngân hàng Việt Nam nói chung và Techcombank nói riêng.

- Hoạt động ngân hàng bị ảnh hưởng bởi những tác động của nền kinh tế thế giới. Khủng hoảng kinh tế thế giới trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các ngân hàng nước ta. Lạm phát tăng, nhập siêu cao, diễn biến cung cầu vốn ngoại tệ trên thị trường tiền tệ bất thường. Tình trạng doanh nghiệp khó khăn, làm ăn thua lỗ diễn ra khá phổ biến. Kinh tế có dấu hiệu suy giảm, sức cầu kém. Sản xuất lưu thông hàng hóa có biểu hiện của sự trì trệ. Đây là những yếu tố gây bất lợi cho hoạt động ngân hàng.

- Đối tượng sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại còn chưa rộng rãi, ý thức tuân thủ pháp luật của nhiều khách hàng chưa tốt. Điều đó cũng là khó khăn cho hoạt động ngân hàng.

- Do phần cán bộ chưa được đào tạo cơ bản về quản trị, điều hành, do vậy kiến thức về thị trường và phương pháp luận cũng như khả năng ứng dụng vào thực tế còn hạn chế dẫn đến việc quản trị, điều hành của các ngân hàng chưa tương xứng với sự phát triển của mạng lưới, quy mô và nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng hiện đại. Còn thiếu tính chuyên nghiệp trong công tác quản trị điều hành. Năng lực dự báo, phân tích và xử lý hoạt động ngân hàng của nhiều cán bộ quản lý cấp cao của ngân hàng còn nhiều yếu kém, chủ quan. Nhân sự cán bộ quản lý và nhân viên ngân hàng

có nhiều xáo trộn do tính cạnh tranh giữa các ngân hàng. Ý thức tuân thủ pháp luật, cơ chế quy chế nội bộ, đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ ngân hàng chưa tốt.

- Bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng vẫn tồn tại một số yếu kém, chậm phát hiện những thiếu sót, sai phạm trong nội bộ đơn vị.

- Chất lượng hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu. Việc mở rộng màng lưới nhanh, tăng lực lượng lao động nhiều trong điều kiện hoạt động ngân hàng khó khăn, chi phí tăng cao dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 3.1 Định hướng phát triển của Techcombank trong thời gian tới

3.1.1 Định hướng trong kinh doanh của ngân hàng3.1.1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế3.1.1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế3.1.1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế 3.1.1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế Đơn vị: tỷ đồng, % - Tổng tài sản: 120.123 - Tổng nguồn vốn huy động: 72.077 - Tổng dư nợ: 33.112 - Tỷ lệ Nợ 3-5: ≤2,5% - Lợi nhuận trước thuế: 3.000

- Tỷ lệ cổ tức dự kiến (vốn bình quân ngày): 20% - Tỷ lệ ROE: 22%

- Tỷ lệ ROA: 2%

- Số lượng CBNV: 5.723 - Chi phí cho nhân viên: 593,641 - Ngân sách đào tạo: 10,05

3.1.1.2 Một số chỉ tiêu khác

 Hoạt động đầu tư:

Giai đoạn tới Techcombank sẽ tiếp tục đầu tư cho hệ thống hạ tầng, áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý và kinh doanh với các dự án: nâng cấp hệ thống T24, T-RISK, DataWare; Đầu tư mua đất đai xây trụ sở, chi nhánh, mua sắm POS, ATM,... Với kế hoạch đầu tư tổng tài sản dự kiến sẽ là 1.264 triệu VND.

 Hoàn thiện công nghệ hiện đại hóa ngân hàng:

Ưu tiên xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu Data Warehouse, Business Intelligence, Cash Management, Risk Rating, Sale Force…nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các khối. Nâng cấp toàn diện hệ thống T24R7 lên T24R9 theo kiến trúc mở đảm bảo

sự phát triển dài hạn theo quy mô lớn với tốc độ nhanh của ngân hàng trong 5 năm tới đây.

 Công tác truyền thông:

Thực hiện các cải cách cần thiết nhằm nâng cao uy tín thương hiệu và khả năng nhận diện thương hiệu ngân hàng, đặc biệt tại thị trường miền Nam để thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực này. Xác định khách hàng mục tiêu, các sản phẩm chiến lược, giá trị cốt lõi từ đó định vị thương hiệu, nâng cao giá trị thương hiệu.

 Phát triển cơ sở khách hàng và sản phẩm

- Đẩy mạnh triển khai chiến lược bán lẻ, Microbanking trên các địa bàn trọng điểm - đặc biệt chú trọng chất lượng dịch vụ, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, văn hóa bán hàng. Tăng cường sự hỗ trợ của công nghệ trong sản phẩm, quy trình, ứng dụng dịch vụ... Các sản phẩm chủ đạo là thẻ, tài khoản, huy động, cho vay nhà, tín dụng tiêu dùng

- Thúc đẩy đánh giá và hoàn thiện một chính sách khách hàng riêng dành cho khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng doanh nghiệp SME, và hộ kinh doanh nhỏ MSME. Mở rộng cơ sở khách hàng ưu tiên phát triển các dịch vụ và nhóm sản phẩm cho đối tượng khách hàng Microbanking thông qua mạng lưới các chi nhánh.

- Năm 2010 chú trọng nâng cao hiệu quả của hoạt động, bằng cách đẩy mạnh việc bán chéo các sản phẩm dịch vụ, tăng cường thu phí dịch vụ. Đối tượng hướng đến là các tổng công ty nhà nước, các công ty có quy mô mạng lưới rộng, có nhu cầu sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng. Phát triển tín dụng một cách có chọn lọc, tập trung vào các ngành hàng ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế như thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng, dược phẩm và thiết bị y dược, thức ăn chăn nuôi, xuất khẩu may mặc, thủy hải sản

 Phát triển nguồn nhân lực

- Tập trung phát triển nguồn lực nhằm chuẩn bị cho các bước phát triển lớn năm 2009 với trọng tâm là củng cố an toàn hệ thống, đồng thời tiếp tục phát triển có trọng điểm và đột phát một số lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược. Nâng cao khả năng của đội ngũ bán hàng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ cho việc mở rộng hoạt động của ngân hàng, và các chương trình tập trung quản lý trong kiểm soát, hỗ trợ kinh doanh, thẩm định tập trung, kế toán tập trung...

Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển mạng lưới tại các vùng ưu tiên theo chiến lược đã đề ra, dự kiến ngân hàng sẽ có 300 điểm giao dịch trên cả nước, nâng cấp một số phòng giao dịch thành chi nhánh, củng cố hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch cũ.

 Hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị:

Xây dựng cơ chế điều chuyển vốn nội bộ rõ ràng, minh bạch, trở thành một công cụ quản lý đắc lực giúp việc xác định hiệu quả kinh doanh các khối, đơn vị, cá nhân chính xác. Từng bước triển khai công tác quản trị tài sản Nợ-Có, tạo ra những hỗ trợ quan trọng giúp ban lãnh đạo, hội đồng ALCO có những chiến lược, quyết định đúng đắn

3.1.2 Định hướng chất lượng dịch vụ khách hàng tại ngân hàng

- Tập trung xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động bằng việc cải thiện chất lượng dịch vụ của các cán bộ giao dịch khách hàng đặc biệt là đối với kế toán giao dịch. Triển khai các chương trình nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đối với tất cả các hoạt động tiếp xúc khách hàng.

- Củng cố Contact Center tại Hà Nội với tập trung vào phân tích thông tin khách hàng, dịch vụ khách hàng và bán hàng qua mạng lưới điện tử.

- Rút ngắn khoảng cách về chất lượng dịch vụ thực tế và chất lượng dịch vụ mong đợi của khách hàng.

- Nâng cao hơn nữa chất lượng mọi mặt của ngân hàng nói chung và chất lượng dịch vụ khách hàng nói riêng. Các mặt khác của ngân hàng tốt sẽ là tiền đề, cơ sở cho chất lượng dịch vụ tốt hơn. Ngân hàng sẽ tổ chức nhiều lớp học để bồi dưỡng thêm các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kỹ năng trong giao tiếp, tác phong làm việc, thái độ phục vụ các “thượng đế”.

- Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường nhằm tìm kiếm, phát hiện những nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng và đáp ứng tốt hơn các dịch vụ mà ngan hàng đang cung cấp.

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng tại Techcombank3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên 3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên

 Cơ sở

Việc bồi dưỡng và nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như thái độ, tác phong trong làm việc, giao tiếp là việc cần thiết trong mọi ngành nghề. Đội ngũ nhân viên là người thay mặt ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên càng trở nên cần thiết hơn. Để có thể

thực hiện được tốt mục tiêu làm hài lòng khách hàng, gây dựng được niềm tin cảu khách hàng thì đội ngũ nhân viên phải thực sự có một phong cách, thái độ phục vụ nhiệt tình, thực hiện được tốt các tiêu chí mà ngân hàng đề ra. Vì thế Techcombank cần phải có một đội ngũ nhân viên thật chuyên nghiệp.

 Nội dung của giải pháp

- Đầu tiên là ở khâu tuyển dụng: Ngân hàng phải có sự sàng lọc kỹ càng đội ngũ nhân viên ngay từ khâu này. Nhân viên công tác trong lĩnh vực nào thì cần phải có kiến thức chuyên môn tốt về lĩnh vực đó. Ngoài đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn thì cán bộ nhân viên được tuyển cần có thái độ, tác phong làm việc, ý thức trách nhiệm cao, gắn bó với ngân hàng.

- Sau khi tuyển dụng thì ngân hàng cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức đào tạo, phổ cập các hoạt động liên quan đến công việc, cần kiểm tra định kỳ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên. Ngân hàng nên mở các khóa đào tạo để bổ sung thêm kiến thức cho nhân viên cả trong nghiệp vụ lẫn các kỹ năng trong giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp và khách hàng. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thân thiện, cởi mở, thành thạo trong công việc, giúp đỡ khách hàng tận tình, chu đáo, đáng tin cậy.

- Ngân hàng cần tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ngân hàng gắn liền với thu nhập. Giao đúng người đúng việc, phù hợp với khả năng của cán bộ nhân viên.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ngành, về nghiệp vụ, một mặt là tạo môi trường thân thiện, thoải mái cho cán bộ nhân viên, một mặt là gián tiếp tác động vào việc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ nhân viên.

- Có chính sách hợp lý và xây dựng môi trường văn hóa làm việc phù hợp để ổn định và khai thác được các ưu thế tối đa của nguồn nhân lực.

- Ngoài ra ngân hàng phải có chính sách sử dụng và khuyến khích thỏa đáng nguồn nhân lực có trình độ, có chính sách đãi ngộ hợp lý, môi trường làm việc tốt để không rơi vào tình trạng mất nhân viên giỏi sang các đối thủ cạnh tranh và tránh tình trạng việc ai nấy làm không có sự giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ với nhau trong hoạt động cũng như các kinh nghiệm công việc. Ngân hàng cần tạo động lực cho nhân viên, cả động lực về vật chất lẫn tinh thần.

- Ngân hàng cần có những cơ chế để thu hút nhân tài, thường xuyên tổ chức các đợt thi đách giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên. Ngoài ra Techcombank cần có khung tiền lương hợp lý, có các hình thức thưởng phạt nghiêm

minh tạo động lực cho nhân viên hoàn thành tốt công việc và hướng tới cung cấp những giá trị cao hơn cho ngân hàng

 Chi phí thực hiện

- Chi phí thông báo tuyển dụng - Chi phí cho tổ chức tuyển dụng

- Chi phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên - Chi phí tiền lương cho nhân viên mới

 Hiệu quả của giải pháp

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên được nâng cao, thái độ, tác phong làm việc của nhân viên được cải thiện. Đào tạo một cách bài bản thì ngân hàng sẽ được một đội ngũ nhân viên chuẩn nhiệt tình, năng động, phục vụ chu đáo, lịch sự, gây ấn tượng tốt với khách hàng.

3.2.2 Nâng cao khả năng giao tiếp của cán bộ nhân viên của ngân hàng khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàngxúc trực tiếp với khách hàngxúc trực tiếp với khách hàng xúc trực tiếp với khách hàng

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nếu như chất lượng dịch vụ là mục tiêu quan trọng mà mỗi ngân hàng hướng tới, thì khả năng giao tiếp chính là những công cụ đưa sản phẩm đó đến với khách hàng. Kỹ năng giao tiếp của cán bộ nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng tạo ấn tượng tốt đẹp, sự tin tưởng nhất định của khách hàng đối với ngân hàng, quyết định đến việc họ trở thành khách hàng của ngân hàng. Như vậy, giao tiếp của cán bộ ngân hàng tác động trực tiếp đến tiến trình quyết

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w