- Điều 59 quy định các nguyên tắc BVMT nước sông: (1) BVMT nước sông là một trong những nội dung cơ bản của quy hoạch khai thác, sử dụng và quản lý TNN
2.4.2. Sự cần thiết xây dựng mô hình quản lý và chia sẻ thông tin CLN LVHTS Đồng Na
Trên thực tế, mọi kế hoạch QLMT LVS đều gắn liền với vấn đề môi trường nước mà cụ thể là CLN. Và như vậy, các cơ quan có vai trò khác nhau có mục đích khác nhau liên quan đến CLN. Do vậy, để có thể thỏa mãn được lợi ích của tất cả các bên liên quan là rất khó khăn. Hiện nay, trước thực trạng phức tạp và cấp thiết của việc suy giảm CLN sông trên LVHTS Đồng Nai, thì sự cần thiết phải xây dựng mô hình quản lý và chia sẻ thông tin CLN trong đó HTTT dữ liệu về CLN LVS là nhân tố rất quan trọng và cần thiết.[10].[11].
Việc quản lý CLN sẽ khó có thể thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả nếu không có một HTTT với các CSDL tốt (thông tin chính xác, được cập nhật liên tục...). Sự thiếu hụt thông tin hoặc thông tin có chất lượng không cao sẽ làm ảnh hưởng đến các tiến trình phân tích vấn đề và ra quyết định. Trong những năm gần đây, mặc dù Việt Nam đã có một số các đề tài, dự án nghiên cứu môi trường môi trường nước LVS, song chúng chưa thực sự phục vụ đắc lực cho yêu cầu lâu dài của công tác quản lý do chưa có HTTT CLN LVHTS hoặc nếu có hệ thống thì lại chưa có cơ chế theo dõi, cập nhật và phổ biến, chia sẻ các thông tin, kết quả nghiên cứu này. Đây là nguyên nhân hạn chế khả năng quản lý CLN của lưu vực. Như vậy, có thể thấy đã đến lúc chúng ta phải xây dựng một HTTT với CSDL về CLN LVHTS có tính chia sẻ cao, coi đây là khâu quan trọng trong các nỗ lực bảo vệ và quản lý CLN lưu vực sông.
Nhận thức sâu sắc vai trò và tầm quan trọng của HTTT trong công tác BVMT nói chung và bảo vệ CLN LVS nói riêng, một số địa phương trên các LVS lớn ở nước ta đã tiến hành xây dựng CSDL môi trường tại địa phương mình; song CSDL và mô hình quản lý CSDL giữa các địa phương với nhau trong cùng một LVS đến nay vẫn chưa có tính đồng bộ, thống nhất. Điều quan trọng hơn là phần lớn các CSDL hiện có mới chỉ được xây dựng theo ranh giới tỉnh/TP, mà chưa được xây dựng và cập nhật theo ranh giới LVS hay ít ra là theo ranh giới tiểu lưu vực.
LVHTS Đồng Nai hiện đã bước đầu có được CSDL tài nguyên và môi trường bao phủ toàn bộ LVS ([11].). Tuy nhiên do điều kiện hạn chế về thời gian, kinh phí và dữ liệu nguồn (dữ liệu hiện có còn rời rạc, phân tán ở nhiều cơ quan lưu trữ, không có sự đồng bộ, không liên tục...), đặc biệt chưa có bài toán tổng thể và chuẩn thống nhất cho HTTT cũng như cơ chế cập nhật TTMT nên hệ thống CSDL này mới chỉ được phát triển một phần, nhiều loại thông tin chưa được thu thập và cập nhật đầy đủ. Vì vậy, để tích hợp chia sẻ dữ liệu giữa các địa phương trong lưu vực và giữa các lưu vực với nhau phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ CLN là việc làm khó khăn, phức tạp.
Do vậy, việc xây dựng một mô hình HTTT về CLN LVS theo chuẩn thống nhất sẽ giúp giải quyết những vấn đề trên. Hệ thống này nếu được xây dựng và phát triển tốt sẽ không chỉ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý CLN mà còn hỗ trợ cho các hoạt động tác nghiệp khác của cơ quan QLNN về BVMT LVS.
Hiện nay, có rất nhiều lựa chọn về mặt công nghệ để xây dựng HTTT CLN. Trong đó, hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một trong những công nghệ đang được sử dụng khá phổ biến bởi nhiều đặc tính ưu việt như tính tương thích cao, giao diện thân thiện, sử dụng và hiển thị các dữ liệu không gian một cách trực quan, có thể tích hợp thêm nhiều ứng dụng, ... Một ứng dụng mở rộng của GIS là WebGIS kết hợp với mô hình hoá được nghiên cứu trong luận văn này nhằm đề xuất thêm một công cụ ứng dụng mới, có khả năng quản lý và chia sẻ thông tin, CSDL góp phần phục vụ công tác quản lý CLN trên toàn LVS.