KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Bước đầu ứng dụng mô hình phân chia lợi ích trong khai thác lưu vực sông áp dụng cho lưu vực sông Đồng Nai (Trang 45 - 46)

- Điều 59 quy định các nguyên tắc BVMT nước sông: (1) BVMT nước sông là

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Sự phát triển vượt bậc của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã khiến cho lưu vực sông Đồng Nai đứng trước những thách thức lớn trong cơng tác duy trì, cải thiện và bảo vệ mơi trường nước. Trước thực trạng này, tác giả thực hiện đề tài “Bước đầu ứng dụng mơ hình phân chia lợi ích trong khai thác lưu vực sơng – áp dụng cho lưu vực sông Đồng Nai” để tạo ra cơ sở cho công tác quản lý chất lượng nước, đây là điều hết sức cần thiết hiện nay. Đề tài đã thực hiện một số nội dung như sau:

- Xác định vai trị và các nội dung chính trong cơng tác quản lý và chia sẻ

Bước đầu ứng dụng mơ hình phân chia lợi ích trong khai thác lưu vực sông – áp dụng cho lưu vực sơng Đồng Nai

- Ứng dụng mơ hình MCCRB vào sơng Đồng Nai và sử dụng mơ hình Mike 11 để đánh giá phạm vi lan truyền ơ nhiễm. Qua kết quả tính tốn từ mơ hình MCCRB, trong kịch bản 1 với số liệu xả thải của năm 1999, kết quả tính tốn cho thấy sơng Đồng Nai chưa bị ô nhiễm tại vùng 2 và vùng 3. Kết quả tương tự khi mô phỏng bằng MIKE 11, nồng độ ô nhiễm cao nhất gần 10 mg/l. Trong kịch bản 2, khi tăng lưu lượng thải lên 10 lần, kết quả từ mơ hình MCCRB cho thấy tải lượng thải ra tại vùng 2 vượt khả năng chịu đựng của vùng nhưng rất ít, cịn vùng 3 lượng ơ nhiễm thải ra chỉ khoảng 50% khả năng chịu đựng của vùng nên có thể gánh thêm ơ nhiễm từ vùng 2 chuyển xuống. Tuy nhiên khi mơ phỏng bằng MIKE 11 thì thấy rằng ơ nhiễm đã gần với QCVN cột B1 và đã có ơ nhiễm vượt quy chuẩn trong một phạm vi nhỏ ở vùng 3. Như vậy mặc dù khả năng chịu tải của vùng 3 chỉ mới đạt 50% nhưng ô nhiễm đã vượt quy chuẩn cột A2 đến 10 mg/l trong đoạn từ cầu Đồng Nai đến cầu Hóa An, do ơ nhiễm bị thủy triều đẩy ngược trở lên từ vùng 3. Trong trường hợp này, vùng 3 buộc phải xử lý ô nhiễm của mình để bảo đảm chất lượng nước từ cầu Đồng Nai đến cầu Hóa An nằm trong giới hạn cho phép, bảo đảm cho việc cấp nước phục vụ sinh hoạt.

- Qua kết quả từ kịch bản 1 và kịch bản 2, thấy rằng chất lượng nước của vùng 1 vẫn chưa bị ô nhiễm, tài nguyên nước mặt bảo đảm cho việc cung cấp nước phục vụ sinh hoạt.

- Xác định được phạm vi lan truyền ô nhiễm trên sông Đồng Nai, kết quả này có giá trị tham khảo giúp ích cho cơng tác quản lý chất lượng nước trên lưu vực sông Đồng Nai.

2. Kiến nghị

Do giới hạn về thời gian nghiên cứu, đồng thời có một số hạn chế trong việc thu thập những thông tin cơ sở dữ liệu cần thiết cho mơ hình, tác giả chỉ sử dụng những số liệu được khảo sát từ đề tài KHCN07-17. Kết quả bước đầu đã nhận xét đúng được hiện trạng chất lượng nước tại sơng Đồng Nai. Để có thể sử dụng hiệu quả mơ hình MCCRB, khóa luận kiến nghị một số vấn đề cần thực hiện trong các nghiên cứu tiếp theo như sau:

- Đánh giá được khả năng tự làm sạch của mỗi dịng sơng hay đoạn sơng sẽ giúp cho các nhà quản lý có đủ cơ sở để qui định mức khống chế tải lượng các chất ô nhiễm được phép thải vào từng khu vực.

- Xác định được khả năng xử lý ơ nhiễm ở mỗi vùng, từ đó có thể phân chia tỉ lệ cắt giảm ơ nhiễm thích hợp, nhằm đạt được chi phí mơi trường tối ưu.

- Cân bằng việc khai thác lưu vực sông trên địa bàn mỗi tỉnh làm giảm ô nhiễm của từng khu vực và phân bổ lợi ích một cách tốt nhất để có thể phát triển bền vững hơn.

Một phần của tài liệu Bước đầu ứng dụng mô hình phân chia lợi ích trong khai thác lưu vực sông áp dụng cho lưu vực sông Đồng Nai (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w