MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Bến Thành. (Trang 58)

6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

3.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ

- Sớm trình Quốc hội Luật Ngân hàng Nhà nước mới thay thế Luật Ngân hàng Nhà nước (năm 1997), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước (năm 2003); Luật các TCTD (mới) thay thế Luật các TCTD (năm 1997), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD (năm 2004);

Thứ nhất, Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung các quy định về tín dụng, nhất là quy định về đảm bảo tiền vay theo hướng thông thoáng hơn, trao quyền tự quyết cho ngân hàng nhiều hơn để tạo điều kiện cho các DNNVV có đủ các điều kiện vay vốn ngân hàng. Cụ thể như:

- Cần cụ thể hóa các quy định về cho vay tín chấp đối với các DNNVV: quy định cho vay tín chấp hiện nay bắt buộc doanh nghiệp hoạt động phải có lãi hai năm liên tục, và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải có kiểm toán. Trong khi đó các DNNVV vừa mới được đầu tư mới hoặc mới được mở rộng sản xuất thì không thể cung cấp đủ hồ sơ tài chính, gây khó khăn cho ngân hàng khi ra quyết định cho vay, mặc dù phương án sản xuất kinh doanh là khả thi và có khả năng thành công cao. Cần phải quy định về cho vay tín chấp nên cởi mở hơn theo hướng ngân hàng được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay tín chấp.

- Cần có những chính sách chế độ cụ thể hơn về việc nhận tài sản thế chấp cầm cố là hàng hóa, cho vay chiết khấu, hoặc những phương thức tài trợ mới như cầm cố hoặc bảo lãnh thương phiếu, cổ phiếu để đa dạng hóa các tài sản đảm bảo giúp DNNVV có thêm các điều kiện tiếp cận vốn ngân hàng.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện căn bản cơ chế, chính sách: về tín dụng, đầu tư, ngoại hối, huy động vốn, thanh toán và các hoạt động ngân hàng khác; các

quy định về quản lý và giám sát cung cấp dịch vụ ngân hàng; cấp giấy phép và quản lý các loại hình TCTD; các quy định về mua, bán, sáp nhập, hợp nhất, giải thể và cơ cấu lại các TCTD.

Ba là, thiết lậpsân chơi thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp; chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao để giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bốn là, thực hiện các chính sách tài chính, thuế, giá cả linh hoạt, hợp lý

Chính phủ cần thực hiện chính sách về tài chính, thuế và giá cả hợp lý, linh hoạt trong điều hành nền kinh tế giúp các đơn vị sản xuất kinh doanh hạ giá thành, tăng cường tính cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo môi trường tốt để phát triển tín dụng Ngân hàng.

Năm là, Chính phủ cần có những biện pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng thông tin về những DNNVV thì sẽ khuyến khích khả năng cung ứng tín dụng rộng rãi hơn cho loại hình doanh nghiệp này. Kiến nghị triển khai thành lập các tổ chức chuyên thu thập thông tin về nhân thân, về các mối quan hệ tín dụng, quan hệ thanh toán của người vay là DNNVV

Sáu là, phát triển hoạt động của cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo:

Hiện nay các cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo này gồm: UBND phường, xã; quận, huyện; trung tâm đăng ký giao dịch đảm bảo. Nhưng mức độ chuyên môn chưa cao cần phải xây dựng một trung tâm chuyên phục vụ đăng ký giao dịch đảm bảo tại các quận huyện, có như vậy công tác đăng ký giao dịch mới có thể được thực hiện thuận tiện, dễ dàng và nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu tăng cao về khối lượng giao dịch.

Bảy là, Chính phủ cần phải có chính sách ưu đãi cho những DNNVV khi góp vốn tham gia thành lập quỹ. Nhà nước nên chính sách hỗ trợ và ưu đãi để các quỹ bảo

lãnh tín dụng với mức phí thấp tạo điều kiện để DNNVV hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả nhất.

3.3.2 Kiến nghị các bộ ngành có liên quan

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện việc cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập thị trường và các hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ hai, đánh giá tác động của các chính sách của nhà nước đối với các DNNVV, định kỳ tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các DNNVV với các sở ngành, thành phố qua đó hướng dẫn và giải đáp các yêu cầu bức thiết cho việc phát triển kinh doanh.

Thứ ba, cải thiện tình trạnh thiếu mặt bằng sản xuất, tăng cường bảo vệ môi trường thông qua việc lập và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tạo điều kiện để phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp có quy mô hợp lý và giá thuê đất phù hợp vời khả năng của DNNVV, hỗ trợ DNNVV triển khai các chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Thứ bốn, đẩy nhanh việc thực hiện các chương trình hỗ trợ, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới DNNVV, nâng cao năng lực quản lý, kỹ thuật; khuyết khích việc hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau; phát triển có hiệu quả các chương trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng vào thực tiễn; khuyết khích DNNVV tham gia các chương trình liên kết ngành, liên kết vùng.

Thứ năm, xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp để có cơ sở dữ liệu đánh giá về tình trạng của DNNVV, phục vụ cho công tác hoạch định chính sách và cung cấp thông tin phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; triển khai nhanh chóng việc nghiên cứu, sưu tầm các thông tin về thị trường.

Thứ sáu, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của DNNVV; triển khai đề án thành lập Viện Đào tạo Quản trị phát triển doanh nghiệp nhằm huấn luyện nghiệp vụ, đào tạo nâng cao chất lượng, cung ứng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

Thứ bảy, tạo lập môi trường tâm lý xã hội đối với khu vực DNNVV. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, cộng đồng dân cư đối với DNNVV.

Thứ tám, cải thiện luật thế chấp tài sản và thiết lập các cơ quan đăng ký thế chấp: cần xác định loại thế chấp có thể chấp nhận được, thứ tự ưu tiên của những người có quyền đối với tài sản thế chấp này, cơ chế thi hành và thu hồi nợ có hiệu quả trong trường hợp người đi vay không thanh toán.

3.3.3 Kiến nghị Hiệp hội doanh nghiệp

- Hiệp hội cần phải chủ động hơn nữa tham gia và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

- Hiệp hội cần phải giúp đỡ doanh nghiệp vượt qua tình hình biến động của thị trường, để doanh nghiệp ổn định phát triển sản xuất kinh doanh.

- Hiệp hội DNNVV xây dựng phương án, những lộ trình để doanh nghiệp phát triển một cách có hiệu quả nhất.

- Hiệp hội tích cực vận động các doanh nghiệp tham gia vào hội để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp và hiệp hội phải tăng cường hơn nữa trong việc tiên truyền, phổ biến về đường lối, chính sách, luật pháp của Nhà nước để thực hiện đúng chế độ chính sách của nhà nước, chấp hành đúng pháp luật.

- Hiệp hội phải là cầu nối thực sự giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài để nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, tạo nên sự giao lưu nền kinh tế của nước ta với các nước trên thế giới.

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về chính sách tiền tệ và chính sách quản lý ngoại hối, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng công bằng và minh bạch nhằm tạo sự phát triển và bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng. Thi hành các chính sách và quy định pháp luật về tiền tệ và ngoại hối góp phần tạo sự phát triển cho các TCTD, doanh nghiệp. Thứ hai, Ngân hàng nhà nước thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn, pháp luật liên quan đến Ngân hàng, các hội thảo về những chuyên đề liên quan đến chính sách, quy trình nghiệp vụ cho vay để trao dồi kinh nghiệm và cập nhật kiến thức cho các TCTD

Thứ ba, hiện nay các DNNVV muốn vay vốn tại các ngân hàng thương mại, thường chỉ được các ngân hàng cho vay vốn luân chuyển, ít khi được vay vốn trung dài hạn để đầu tư máy móc thiết bị, khoa học công nghệ vào hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh. Nên ngân hàng Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các TCTD thành lập các công ty cho thuê tài chính đáp ứng nhu cầu tín dụng cho các DNNVV. Thứ bốn, Ngân hàng Nhà nước cần thiết lập, phát triển hệ thống thông tin tín dụng một cách nhanh chóng và phong phú hơn, đặt biệt cung cấp thông tin DNNVV. Trong các hệ thống thông tin thì Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) là nguồn cung cấp dữ liệu chính cho ngân hàng, trong đó chỉ cho biết số dư nợ hiện tại và tình hình trả nợ vay của khách hàng. Thông tin CIC thường không phản ánh kịp thời cho ngân hàng khi khách hàng có dư nợ tín dụng ở nơi khác, gây mất tính chính xác thông tin thu thập được. Do vậy, trong thời gian tới ngân hàng Nhà nước hoàn thiện hệ thống thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ. Ngoài ra, còn cung cấp xếp loại doanh nghiệp, phân tích tình hình biến động của thị trường và có biện pháp phòng ngừa rủi ro để các TCTD nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ năm Ngân hàng Nhà nước đưa những văn bản hướng dẫn các quy định về tín dụng của Chính phủ một cách chính xác, kịp thời để các TCTD thực thi một cách có hiệu quả nhất.

3.3.5 Kiến nghị đối với các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương

Thứ nhất, các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương sớm hoàn thiện sơ đồ quy hoạch tổng thể và tiếp tục triển khai quy hoạch về phát triển DNNVV. Tạo điều kiện cho DNNVV vào các khu công nghiệp, có chính sách ưu đãi về thuê đất và thuế thu nhập doanh nghiệp và có những biện pháp kịp thời nhằm khuyến khích phát triển các DNNVV để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm từng địa bàn.

Thứ hai, sớm có biện pháp đẩy nhanh tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho DNNVV để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cho tài sản riêng đảm bảo cho mục đích tín dụng.

Thứ ba, các cấp chính quyền, các cơ quan ban ngành cần tiếp tục tìm cách đơn giản hóa các thủ tục, nhanh chóng, kịp thời liên quan đến đảm bảo tiền vay như: công chứng hợp đồng thế chấp, giao dịch đảm bảo, việc chuyển từ hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất lên DNTN, công ty TNHH, Công ty hợp doanh .v.v.v, đặc biệt là thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản từ cá nhân sang doanh nghiệp để thuận tiện tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.

Với những giải pháp nên trên sẽ góp phần khắc phục được những nguyên nhân còn tồn tại và nâng cao hiệu quả tín dụng của NHNTVN CN BT đối với loại hình DNNVV. Góp phần hoàn thành kế hoạch phát triển chung của Ngân hàng trong giai đoạn 2008 -2010.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở những kết quả đã được, những khó khăn, những tồn tại thì trong chương 3, luận văn đã đưa ra những giải pháp khắc phục hạn chế nâng cao hiệu quả hỗ trợ tín dụng đối với các DNNVV ở Việt Nam, cũng như tại NHNTVN-CNBT trong thời gian tới. Trong chương này, luận văn đã đóng

góp cho Chính Phủ, NHNN và Các Hiệp Hội một số giải pháp mang tính chiến lược để hoàn thiện công tác hỗ trợ tín dụng cho các DNNVV.

Kết luận

Phát triển DNNVV là chủ trương của Đảng và Nhà nước đặt ra trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Nhưng các DNNVV gặp không ít khó khăn, vướng mắc từ cơ quan quản lý, từ phía các DNNVV, các TCTD v.v.v. Trong những khó khăn đó, tình trạng thiếu vốn đầu tư, sản xuất kinh doanh là phổ biến đã và đang kìm hãm sự phát triển của các DNNVV.

Muốn như vậy thì Nhà nước còn có những biện pháp tích cực để giúp Ngân hàng và doanh nghiệp hiểu nhau hơn, các ngân hàng mạnh dạn cho các DNNVV vay vốn.

Từ những phân tích như trên, tôi hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề TDNH cho các DNNVV góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS TS Lê Văn Tư cùng nhóm biên soạn: Ngân Hàng Thương Mại. NXB Thống Kê năm 2002.

2. GS -TS Dương Thị Bình Minh, TS Sử Đình Thành: Lý thuyết tài chính tiền tệ. NXB Thống kê năm 2003.

3. PGS - TS Nguyễn Đăng Dờn, TS Hoàng Đức, TS Trần Huy Hoàng, Thạc sỹ Trầm Xuân Hương: Tiền Tệ – Ngân Hàng. NXB Thống Kê năm 2003.

4. PGS- TS Nguyễn Đăng Dờn, TS Hoàng Đức, TS Trần Huy Hoàng, Thạc sỹ Trầm Xuân Hương, GV Nguyễn Quốc Anh: Tín dụng – Ngân Hàng. NXB Thống Kê năm 2003

5. Tạp chí Ngân hàng 6. Tạp chí Phát triển kinh tế 7. Thời báo ngân hàng

8. Các báo cáo thường niên từ năm 2004 - 2007 của các ngân hàng 9. Luật Các TCTD.

BÁO CÁO TỔNG KẾT THƯỜNG NIÊN TẠI CÁC NGÂN HÀNG NĂM 2004 - 2007

Ngân hàng Nhà Nước Ngân hàng ACB

Ngân hàng Ngoại Thương TP. HCM

Các trang Website: http://www.acb.com.vn/ http://www.sbv.gov.vn/ http://www.saigonbank.com.vn/ http://www.vcb.com.vn/ htt://www.sggp.org.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Bến Thành. (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w