Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Bến Thành. (Trang 52 - 53)

6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

3.2.1Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Để tồn tại và phát triển, DNNVV cần phải:

- Xây dựng mối liên kết với các Hiệp hội DNNVV, các hiệp hội làng nghề, các doanh nghiệp khác(nhất là doanh nghiệp lớn), cùng nhau tồn tại và phát triển. DNNVV sản xuất các sản phẩm phụ kiện cho các doanh nghiệp lớn, được sự giúp đỡ của hiệp hội và các tổ chức khác, nắm bắt các thông tin về doanh nghiệp như tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn, dịch vụ; đồng thời chuyển thông tin về hoạt động tín dụng tới DNNVV, tạo ra mối liên hệ qua lại thường xuyên, xâm nhập lẫn nhau giữa tổ chức tín dụng với DNNVV. Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, tranh thủ khai thác các nguồn tài trợ cho DNNVV, tạo ra sự đa dạng các nguồn vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn ngoại tệ đầu tư cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu. Mở rộng hợp tác, học tập kinh nghiệm về mô hình quản lý tín dụng, đầu tư cho DNNVV tại các tổ chức tín dụng trong khu vực và trên thế giới tạo ra các cơ hội nhận tài trợ về đào tạo, học hỏi kinh nghiệm, góp phần nâng cao các kỹ năng đầu tư cho DNNVV.

- Giải pháp về nguồn vốn: phát triển đa dạng các sản phẩm huy động vốn, kết hợp mở rộng mạng lưới với nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ra nguồn vốn chi phí thấp, thời gian dài để đầu tư trung dài hạn. Cân đối tỷ lệ vốn cố định hàng năm dành cho đầu tư khách hàng DNNVV, trên cơ sở chiến lược và mục tiêu chung hàng năm. - Xây dựng chiến lược và kế hoạch sản xuất, áp dụng các phương thức quản lý tiên tiến, tuân thủ các quy định của pháp luật về công tác thống kế, hạch toán kế toán. Các dự án phản ánh chính xác quá trình thực hiện phương án, phải nghiên cứu các yếu tố thị trường đầu vào, đầu ra, quy trình công nghệ đảm bảo tính trung thực và hiệu quả của dự án, phương án vay.

- Luôn cải tiến và nâng cao trình độ công nghệ, khoa học- kỹ thuật, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất và đảm bảo khả năng giữ vững thương hiệu và thị phần.

- Phát triển sản phẩm và thương hiệu của các DNNVV trong nền kinh tế quốc tế, phải xây dựng tổng hợp các chiến lược sản xuất - kinh doanh thích hợp với điều kiện cạnh tranh và hội nhập của toàn bộ nền kinh tế.

- Nâng cao năng lực về vốn : tận dụng các nguồn vốn ưu đãi kết hợp với nguồn vốn tự có, nâng cao tốc độ luân chuyển vốn, phương thức thanh toán phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn tạo ra đòn cân nợ hiệu quả góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nâng cao trình độ của các cấp quản lý và người lao động thông qua việc bồi dưỡng, đào tạo để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong bối cảnh hòa nhập nền kinh tế quốc tế.

- Nâng cao hiểu biết của người quản lý về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật, xây dựng văn hoá, đạo đức kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, kinh doanh trung thực, đúng pháp luật, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng và ý thức bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống của người lao động; xây dựng và củng cố sự tín nhiệm của khách hàng.

- Mỗi doanh nghiệp phải biết lựa chọn ngành nghề, quy mô phù hợp với đặc điểm, tiềm năng vốn có của từng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Bến Thành. (Trang 52 - 53)