Nguyên nhân từ Ngân Hàng Ngoại Thương Bến Thành

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Bến Thành. (Trang 45 - 47)

6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

2.3.3Nguyên nhân từ Ngân Hàng Ngoại Thương Bến Thành

Nguyên nhân từ hoạt động huy động vốn

- Ngân hàng chưa đẩy mạnh quảng bá thương hiệu như các ngân hàng cổ phần khác, đến rộng rãi mọi tầng lớp dân cư.

- Phong cách và thái độ phục vụ của nhân viên giao dịch chưa được đổi mới thực sự, vẫn còn làm việc theo phong cách cơ quan nhà nước.

- Mạng lưới các phòng giao dịch của Ngân hàng chưa được mở rộng như các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, các hình thức huy động vốn chưa thật sự phong phú và đa dạng: như huy động vàng, các ngoại tệ có khả năng thanh khoản cao, chưa đáp ứng hết nhu cầu và thị hiếu của dân cư, khả năng cung cấp dịch vụ và các tiện ích cho khách hàng còn rất hạn chế.

Nguyên nhân trong hoạt động tín dụng:

- Nguồn vốn để đảm bảo cho vay chưa thật sự lớn mạnh còn nhiều hạn chế do lãi suất huy động kém hấp dẫn.

- Chưa xây dựng hoàn chỉnh các cơ chế chính sách tín dụng, quy trình cho vay chủ yếu thực hiện theo quy trình chung của NHNN chưa xây dựng quy trình cụ thể cho Ngân hàng. Chính sách lãi tiền vay chưa được áp dụng linh động cho từng đối tượng vay, từng hình thức vay.

- Hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay thực hiện theo mẫu của NHNTVN, chi nhánh chưa thiết lập mẫu riêng của mình, thường hợp đồng quá dài và

nhiều trang gây khó khăn cho khách hàng trong việc ký kết. Các điều khoản trong hợp đồng chưa chặt chẽ thường gây tranh cãi với khách hàng khi có phát sinh xảy ra. - Về sản phẩm: DNNVV hầu như vay vốn ngắn hạn vì phương thức cho vay vốn luân chuyển tiện lợi và hiệu quả nhưng cho vay ngắn hạn mang về ít lợi nhuận và ít khi tạo được quan hệ tín dụng lâu dài với doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn dài hạn để đầu mua máy móc, thiết bị và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh thì ngân hàng lại ngại cho vay gây khó khăn cho doanh nghiệp để thực hiện phương án.

- Về thủ tục cho vay: Quy trình và thủ tục cho vay DNNVV còn khá phức tạp, rườm rà, cán bộ tín dụng chưa được phân công cụ thể giữa cho vay doanh nghiệp và cho vay cá nhân làm quy trình trở nên chồng chéo với nhau, chưa mang tính chuyên nghiệp gây ra mất nhiều thời gian. Vì thế, các DNNVV luôn muốn được vay với thời hạn càng dài để khỏi mất thời gian thực hiện thủ tục vay.

- Về đảm bảo tiền vay: Ngân hàng luôn yêu cầu doanh nghiệp khi đi vay vốn phải có tài sản thế chấp bằng bất động sản, trong khi khả năng tài chính tốt lại không cho vay tín chấp. Ngân hàng vẫn tham khảo khung giá của Nhà nước, có áp dụng khung giá thị trường nhưng tỷ lệ cho vay thấp hơn nhiều không đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp.

- Cán bộ tín dụng còn thiếu và trình độ chuyên môn không cao, thời gian trung bình giải quyết một món vay quá nhiều so với yêu cầu thực tế.

- Các ngân hàng vẫn thụ động chưa tìm đến các khách hàng để chào mời hoặc tự tìm ra những phương án, dự án có hiệu quả để giới thiệu và tư vấn cho khách hàng đầu tư, và trong đó ngân hàng sẽ tham gia cho vay. Điều này cho thấy sự thụ động trong công tác tín dụng của các ngân hàng.

Kết luận chương 2

Ở chương 2 đã đi vào phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng tại NHNTVN – CNBT. Chương này cũng nêu những kết quả đã đạt được của Ngân hàng trong thời gian qua.

Đồng thời đưa ra những nguyên nhân tồn tại trong việc hỗ trợ tài trợ tín dụng cho DNNVV tại NHNTVN- CNBT

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ TRỢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÂN HÀNG TẠI NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH - BẾN THÀNH 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Bến Thành. (Trang 45 - 47)