Thời gian diễn xƣớng

Một phần của tài liệu Hát quan lang của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng tiếp cận dưới góc độ văn học dân gian (Trang 81 - 83)

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN

3.2. Thời gian diễn xƣớng

Sau khi tiến hành xong các thủ tục để chuẩn bị cho ngày cƣới nhƣ lễ dạm hỏi nhà trai đến để “Mai mừng xo bjoóc” (ngửa tay xin hoa) nghĩa là xin ngƣời con gái về làm dâu và chính thức xin bản “lủc mỉnh” (lục mệnh) viết trên trang giấy hồng (hoặc vải điều) rất trang trọng. Qua buổi lễ này coi nhƣ hai gia đình đã đính ƣớc, ngƣời con trai và ngƣời con gái đã đính hôn. Lễ “kin tháp” (lễ ăn hỏi) đƣợc tiến hành sau dạm hỏi khoảng hai tháng tại nhà gái. Từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78

lễ “kin tháp” nhà trai quyết định năm tháng tổ chức lễ cƣới. Thông thƣờng lễ ăn hỏi đƣợc tổ chức bắt đầu từ mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Thời gian mùa cƣới cũng là thời gian diễn ra hoạt động hát Quan lang nhiều nhất. Và thời gian cụ thể của hoạt động diễn xƣớng là một đám cƣới. Thời gian hát tuỳ theo tổ chức từng đám cƣới. Trong quá trình đi điền dã, khảo sát thực tế, thì hoạt động hát Quan lang đƣợc diễn ra theo trình tự thời gian từ khi đoàn nhà trai đặt chân tới cổng làng nhà gái đến lúc kết thúc xin đón dâu về. Lễ đón dâu của ngƣời Tày ở Thạch An - Cao Bằng bắt đầu từ chiều hôm trƣớc, nhà trai ở qua đêm tại nhà cô dâu đến ngày hôm sau mới đƣợc xin đƣa dâu về nhà. Thời gian diễn xƣớng hát Quan lang đồng thời cũng là thời gian tiến hành hôn lễ. Thời gian này đƣợc nói rõ ở trong lời thơ Quan lang. Nó đƣợc lặp đi lặp lại rất nhiều lần, sự lặp lại này tạo nên “mô típ giờ đẹp” trong lời hát Quan lang:

- Mƣời năm có đƣợc một ngày đẹp Trăm ngày có đƣợc một ngày yên - Mƣời giờ kén đƣợc giờ này đẹp

Trăm giờ kén đƣợc giờ này yên - Ngày lành tôi xin chúc

Ngày tốt tôi xin thƣa

- Mƣời ngày mới có một ngày lành Trăm ngày có một vòng ngày tốt Chọn đƣợc giờ thiên đức nguyệt tiên Chọn đƣợc giờ lâm môn ngũ phúc. [27]

“Ngày đẹp”, “ngày yên”, “giờ này đẹp”, “giờ này yên”, “giờ thiên đức nguyệt tiên”, “giờ lâm môn ngũ phúc”... cũng là thời điểm diễn xƣớng lời hát Quan lang. Còn “mƣời năm”, “trăm ngày”, “trăm giờ”, “mƣời giờ”... là lối nói ngoa dụ mà ngƣời nghệ sĩ dân gian lựa chọn để nhấn mạnh “giờ tốt”, “ngày tốt”...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79

Nhƣ vậy, hát Quan lang cũng sử dụng một số công thức nhƣ trong ca dao ngƣời Việt. Việc sử dụng công thức thƣờng kết hợp với việc trình bày nội dung nghi lễ cần tiến hành hoặc báo cáo trƣớc hành động sẽ xảy ra. Có khi thời gian dùng để xác định thời điểm tiến hành nghi lễ nhƣ lễ bái tổ, lễ dâu ra cửa…; Có khi nhằm mục đích thông báo để tiến hành thủ tục cần làm nhƣ mời mắc màn trải chiếu; Có khi dùng để làm lí do chia tay từ biệt ra về (Pả mẻ chào họ nhà trai để từ biệt về nhà):

Mƣời giờ kén đƣợc giờ này đẹp Trăm giờ chọn đƣợc giờ này lành Giờ này xin quay lui

Giờ tốt xin đón dâu ra cửa

Đón về cho hàng họ mừng vui. [27]

Thời gian trong hát Quan lang là thời gian nghệ thuật mang tính phiếm chỉ, ƣớc lệ. Chẳng hạn trong việc xác định giờ đẹp, ta có thể thấy giờ tốt là một giờ bất kỳ nào đó (theo hệ can chi), tƣơng ứng với một thời điểm nhất định trong ngày cƣới, mà thời điểm này theo gia chủ là thời điểm phù hợp với các nghi lễ cần tiến hành.Thời gian diễn xƣớng cũng là thời gian vừa xác định vừa phiếm chỉ. Nó là thời gian của một đám cƣới, phản ánh tiến trình và các nghi thức đám cƣới đó với những con ngƣời cụ thể, trong một không gian cụ thể, nhƣng nó cũng đƣợc dùng cho tất cả các đám cƣới ở mọi nơi mọi lúc. Từ ngữ dùng để xác định “Giờ nẩy…Vằn nẩy” (Giờ này - Ngày này). Ngày, giờ luôn là các danh từ kết hợp với đại từ chỉ định: Ngày này…, Giờ này… cũng mang tính xác thực - phiếm chỉ. Đặc điểm này góp phần không nhỏ làm nên một nét văn hoá độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc Tày.

Một phần của tài liệu Hát quan lang của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng tiếp cận dưới góc độ văn học dân gian (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)