Sự đan xen ngôn ngữ các dân tộc

Một phần của tài liệu Hát quan lang của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng tiếp cận dưới góc độ văn học dân gian (Trang 94 - 98)

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN

3.5.1. Sự đan xen ngôn ngữ các dân tộc

Huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng là địa bàn cƣ trú không phải chỉ của ngƣời Tày, mà nơi đây còn có khá đông ngƣời Nùng, ngƣời Kinh, ngƣời Hoa, cùng sinh sống lâu đời. Sự xen kẽ này tạo nên ảnh hƣởng giao lƣu văn hoá và ngôn ngữ của các dân tộc. Tất nhiên, ngƣời Tày chiếm đa số. Cho nên, rất tự nhiên văn hoá và ngôn ngữ Tày đã tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác. Sự giao lƣu về văn hoá và ngôn ngữ đã tạo cho lời hát Quan lang của ngƣời Tày ở Thạch An - Cao Bằng tính đa dạng phong phú.

Hơn nữa, lời hát Quan lang đƣợc lƣu truyền trong nhân dân chủ yếu bằng con đƣờng truyền miệng. Cho nên việc du nhập ngôn ngữ các dân tộc khác vào lời hát Quan lang cũng là điều dễ hiểu. Ngƣời làm nên những lời hát ấy không phải chỉ có ngƣời Tày, mà còn có cả ngƣời Kinh, ngƣời Hoa, ngƣời Nùng. Cho nên trong quá trình diễn xƣớng lời hát Quan lang, đƣơng nhiên họ có thể tự do, tuỳ hứng mà đƣa ngôn ngữ dân tộc mình vào lời hát Quan lang. Chính đội ngũ sáng tác và diễn xƣớng đã góp phần làm cho ngôn ngữ trong lời hát Quan lang ngày càng đa dạng phong phú. Nhiều lời hát Quan lang đã dùng khá nhiều từ gốc Kinh hoặc Hán - Việt. Vì thế, tất nhiên ngôn ngữ trong lời hát Quan lang đã kết tụ những đặc điểm nghệ thuật tuyệt vời nhất của ngôn ngữ Tày, đồng thời nó còn vận dụng linh hoạt, tài tình, có hiệu quả ngôn ngữ chung của nhiều dân tộc: Nùng, Kinh, Hán là điều dễ hiểu, và những ngôn từ này thƣờng đƣợc dùng rất trau chuốt, mƣợt mà, sinh động và đầy ý nghĩa. Ví dụ:

Tôi xin thƣa quý khách nhà quan Số én nhan nhập gia tối nay Hôm nay có vật lễ kính dâng Trình ban thờ gia môn tiên tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 91

Để én nhạn kết nghĩa giao ca Để bƣớm ong đua hoa tìm nhuỵ Tôi xin thƣa các cụ giƣờng trên Mở rộng cửa hai bên cho hết

Cánh “mạy hoắc” mở sát áp tƣờng Cánh “mạy rầm” hai bên giang rộng Chúng tôi vào yết kiến lễ trình

Sao cho nhanh phƣợng loan hội ngộ

[49, tr. 34-35]

Đọc đoạn thơ có thể thấy những từ Hán Việt: Kính dâng, trình, gia môn tiên tổ, yết kiến đƣợc dùng rất trang trọng làm tăng thêm sắc thái trang nghiêm cho lời thơ. Câu thơ “Để én nhạn kết nghĩa giao ca / Để bƣớm ong đua hoa tìm nhuỵ” làm cho lời hát thêm sinh động với hình ảnh đôi én nhạn và bƣớm ong quấn quýt bay lƣợn. Câu thơ “Cánh mạy hoắc mở áp sát tƣờng / Cánh mạy rầm hai bên giang rộng” nhiều lời Kinh xen lẫn lời Tày đem lại chất mộc mạc dân dã cho đoạn thơ. Lời thơ Quan lang sinh động hơn một phần nhờ yếu tố ngôn ngữ đa dạng và phức tạp này.

Nhiều lời hát Quan lang sử dụng nhiều điển tích trong văn hoá, văn học Trung Quốc. Những điển tích này đƣợc đƣa vào lời thơ rất tự nhiên, sinh động càng chứng tỏ sự am hiểu quảng thông của dân tộc Tày. Ngay từ bài hát đầu tiên khi nhà trai đi đến địa phận nhà gái:

Khỏi oóc sam khách lạ cần tầƣ Dú tầƣ quây slẩƣ

Hay là bản tẩƣ khòn nƣa Hay là đỏn đƣa dạo bản

Hay là cần nƣớc Hán Hung Nô Hay là cần rƣờn vua Tần - Tấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 92

Hay là cần Nghiêu - Thuấn lịch sơn Hạy dú noọc rƣờn cón nỏ

Nầy nẩy khỏi nhằng đoán rọ phân minh Chổn nẩy chổn môn đình nghiêm cấm Rƣờn khỏi hội Tần - Tấn lƣơng vân Vằn nẩy đang Châu - Trần hỷ hạ. [27] Dịch: Tôi hỏi ngƣời khách lạ là ai

Ở đâu xa gần

Hay là làng trên xóm dƣới

Hay là ngƣời nƣớc Hán - Hung Nô Hay là ngƣời nhà vua Tần - Tấn Hay là ngƣời Nghiêu - Thuấn lịch sơn Hãy ở ngoài đã

Lúc này nhà tôi còn đoán rõ phân minh Chốn này chốn môn đình nghiêm cấm Nhà tôi hội Tần - Tấn lƣơng vân Giờ này đang Châu - Trần hỉ hả.

Suốt quá trình hát Quan lang, ngƣời ta thƣờng gặp nhiều câu, nhiều bài kiểu nhƣ :

- Tôi là ngƣời viễn phƣơng nƣớc Tấn Nay có quà tiến tống Tần vƣơng Đƣa én nhạn du phƣơng kết thảo Châu - Trần lƣợng đạo thành gia - Tôi đến để kết nghĩa lứa đôi Cho hai họ Châu - Trần

- Tôi là khách Châu - Trần thời trƣớc Bây giờ về kết nghĩa tƣờng lƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 93

- Đƣa cháu về định nơi Tần - Tấn Kết tình Nghiêu - Thuấn nhất gia - Kết tình Nghiêu - Thuấn nhất gia Kết tình thông gia Châu - Trần. [27]

Theo giáo sƣ Nguyễn Văn Huyên: Tần và Tấn là hai công quốc ở Trung Quốc. Vào thời Xuân thu chiến quốc, hai nƣớc kết nghĩa với nhau trong nhiều thế hệ. Trai gái hai nƣớc này kết hôn với nhau. Vì thế ngày nay khi nói hai gia đình kết tình thông gia với nhau, ngƣời ta nói là kết duyên Tần -Tấn.

Kết thảo: Kết các cây cỏ lại với nhau. Thời Xuân thu, Ngụy Khoả nƣớc

Tần đã không chôn sống ngƣời vợ bé của cha khi cha chết (theo lệ khi đó), mà cƣới cô ta làm vợ. Về sau nghĩa quân Ngụy Khoả đánh nhau với tƣớng Đô Hồi nhà Trần. Trong trận chiến đấu, thấy một cụ già đang dùng sợi cỏ trên chiến địa kết lại với nhau để trói chặt chân ngựa của đối thủ. Đô Hồi ngã ngựa. Ngụy Khoả giết đƣợc kẻ thù. Ông già biến mất. Đêm ấy Ngụy Khoả nằm mộng thấy lại ông. Ông cụ tự xƣng là bố đẻ của vợ anh. Từ đó “kết thảo” hay “kết khoả” đƣợc dùng để chỉ quan hệ ân nghĩa với nhau.

Châu - Trần: là hai họ ở Châu Đồ - tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) nhiều

đời kết nghĩa thông gia với nhau.

Việc sử dụng những điển tích trên vừa phù hợp với chủ đề hôn lễ, vừa tạo ra cho lời hát một sắc thái thanh tao, trang trọng. Ý thơ trở nên cô đọng, hàm xúc. Cũng bởi điểm này, ta thấy lời hát Quan lang có nét giống thơ bác học. Ở đó, các tác giả thƣờng sử dụng điển tích, điển cố. Đây cũng là dấu ấn biểu hiện mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết, giữa lời hát Quan lang với văn hoá Trung Quốc.

Trong ngôn ngữ Quan lang có sự đan xen ngôn ngữ các dân tộc trong lời thơ. Điều này làm cho lời hát Quan lang trở nên đa dạng, phong phú, độc đáo và không ngừng phát triển. Quá trình phát triển của thơ Quan lang cho thấy ngƣời Tày ở Thạch An đã chắt lọc và tiếp thu tinh hoa văn hoá, ngôn ngữ của các dân tộc khác làm phong phú thêm cho ngôn ngữ và văn hoá dân tộc mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 94

Đồng thời, cũng cho thấy dân tộc Tày ở Thạch An - Cao Bằng có mối quan hệ rộng mở, tiếp thu những yếu tố tích cực, phù hợp để làm cho ngôn ngữ, văn hoá dân tộc mình gìn giữ đƣợc bản sắc dân tộc nhƣng vẫn không ngừng đƣợc bồi đắp ngày càng tinh tế và phong phú.

Một phần của tài liệu Hát quan lang của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng tiếp cận dưới góc độ văn học dân gian (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)