Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, giàu hình ảnh, giàu chất thơ

Một phần của tài liệu Hát quan lang của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng tiếp cận dưới góc độ văn học dân gian (Trang 98 - 186)

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN

3.5.2. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, giàu hình ảnh, giàu chất thơ

Thạch An là một huyện cách xa trung tâm thị xã Cao Bằng, có nhiều đồi núi. Sinh sống ở miền núi, tƣ duy của ngƣời Tày thƣờng mộc mạc, cụ thể, cho nên ngôn ngữ cũng mang chất giản dị, hồn nhiên nhƣ tâm hồn và lối sống của họ. Đồng bào Tày lối sống và tâm hồn mộc mạc, họ sống giữa thiên nhiên cho nên chúng ta thấy một hiện tƣợng chung là cách diễn đạt của ngƣời Tày thƣờng rất cụ thể, lối so sánh ví von giàu hình ảnh, giàu chất thơ của thiên nhiên miền núi. Tính chất dân gian của các hình tƣợng trong lời hát Quan lang không phải là tính chất dân gian nói chung mà chính là tính chất dân tộc miền núi độc đáo. Điều đó đƣợc thể hiên ở chỗ các hình ảnh, chất liệu để xây dựng hình tƣợng nghệ thuật đều gắn liền với thiên nhiên, hoàn cảnh sống, điều kiện sinh hoạt của đồng bào miền núi. Có thể nói, những hình ảnh cảnh sắc thiên nhiên miền núi đầy ắp trong những khúc hát:

Nƣơng bông ở nhà đang rậm cỏ Nƣơng đỗ nhà đang độ ra hoa Nƣơng chàm ở nhà đang cần nƣớc Dặn em nhiều nƣơng đỗ nó mong Dặn em lâu nƣơng bông nó đợi

Không ngƣời giúp gánh nƣớc ngâm chàm Chàm không ngâm, nhuộm không đƣợc đẹp Đỗ không vun, đỗ lép đỗ thƣa

Bông cỏ rậm, ít hoa ít quả Anh ra về hãy nhớ hôm nay Hẹn ra đi có ngày gặp gỡ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 95

Ý tứ bài thơ ý nhị mà sâu sắc. Lời thơ bóng bẩy mà nhẹ nhàng. Hình ảnh nƣơng bông, nƣơng đỗ, nƣơng chàm… là những hình ảnh quen thuộc gần gũi với ngƣời dân lao động miền núi. Những công việc trồng bông, vun đỗ, ngâm chàm, nhuộm vải là những công việc quen thuộc của họ. Tuy nhiên ở bài ca này ngƣời con gái không chú ý miêu tả cảnh vật và công việc mà là lời tỏ tình - dò hỏi xem chàng trai đã có vợ chƣa? Đã có ngƣời mong đợi về để làm giúp những công việc đó? Hình ảnh nƣơng bông, nƣơng đỗ, nƣơng chàm còn có ý nghĩa ẩn dụ tu từ.

Thật dí dỏm và tinh tế, chàng trai lại dùng luôn những hình ảnh mà cô gái đã sử dụng để bày tỏ tấm lòng mình:

Quê tôi toàn rừng già đồi núi

Chƣa có ngƣời đến phát làm nƣơng Chàm còn ở khác mƣờng chƣa lấy giống Bông còn ở đất lạ chƣa ai hay

Nƣơng đỗ chƣa định ngày để phát

Hôm nào làm cỏ nƣơng chàm nƣơng bông Tất còn nhớ đổi công với bạn

Có thể thấy đằng sau lời tâm tình là một bức tranh sống động về cảnh sắc sinh hoạt miền núi. Cũng nhƣ ca dao dân ca nói chung, lời hát Quan lang (hát đám cƣới) ở Thạch An - Cao Bằng rất hay dùng hình ảnh so sánh ví von. Đó là những hình ảnh hết sức gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống: hình ảnh hoa; hình ảnh đôi én nhạn, loan phƣợng; hình ảnh con đƣờng...

Khảo sát 150 lời hát Quan lang ở Thạch An - Cao Bằng, hình ảnh hoa đƣợc nhắc đến 56 lần, hình ảnh đôi én nhạn, loan phƣợng xuất hiện tới 68 lần, hình ảnh con đƣờng: xuất hiện 79 lần trong 150 bài ca.

- Hình ảnh Hoa:

Sống giữa núi rừng, ngƣời Tày rất yêu thiên nhiên đại ngàn, họ vƣơn dài trải rộng cảm xúc của mình cho muôn vật của tự nhiên. Giữa một rừng âm thanh và hƣơng sắc thì hoa là vẻ đẹp tiêu biểu cho mọi vẻ đẹp của đại ngàn, vì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 96

thế mà ngƣời Tày dành cho hoa nhiều tình cảm: “Một tâm hồn lấy hoa làm cơ sở cảm xúc, một cảm xúc lấy hoa làm tiêu chí, một tình yêu thƣơng lấy hoa làm tiêu chuẩn và điểm tô, một quan niệm đạo đức lấy hoa làm nền (…) phải chăng đã từ lâu con ngƣời làm sli, lƣợn ƣớc mơ và phấn đấu để có thể mỗi con ngƣời là một bông hoa, cả bản mƣờng là một rừng hoa.” [37; 334]

Trong quan niệm dân gian của ngƣời Tày có hoa ở mƣờng Trời và có hoa ở mƣờng Ngƣời, lại có hoa đặc biệt là hoa tiên rực rỡ (hoa Vặc viền), loại hoa kết tụ mọi loại hoa, cả trần gian này chỉ có một bông hoa vặc viền ở vách đá hồ Ba Bể. Hoa là biểu tƣợng đẹp trong văn học dân gian. Ngƣời Tày có câu tục ngữ “Con trai con gái, hoa trái của mƣờng”, nhiều bài sli, lƣợn có chung một kiểu mở đầu: “thân em nhƣ hoa” đó là một cách nói để hoa trở thành hình tƣợng con ngƣời. Hoa là ngƣời con trai cao quý “thân anh nhƣ hoa vàng giữa chùa”, là ngƣời con gái ăn nói có duyên dáng mặn mà “giữa bến bạc kim quý, hoa nở các thứ hoa xứ sở có duyên”,là vẻ đẹp rực rỡ của ngƣời con gái “hoa em ngời tận mắt, hoa em ánh tận mắt”. Hoa là tuổi trẻ, là mùa xuân của đời ngƣời “Còn xuân ong còn níu còn vờn, hết xuân ong mất hồn bỏ chạy”. Ở đây, hoa là biểu tƣợng cho vẻ đẹp tƣơi nhất của con ngƣời, con ngƣời đƣợc đề cao, đƣợc ví nhƣ những bông hoa:

Nhà ngƣời có hoa thơm bông quý Hoa ngƣời lại đang xuân nở nhị Hoa ngƣời lạ đang tuổi nở đều

Sáng chói đẹp nhƣ sao giữa tháng. [49]

HOA NGƢỜI là những bông hoa đẹp, quý giá và tinh tuý nhất.

- Hình ảnh đôi én nhạn, loan phượng:

Ngƣời miền núi sống giữa rừng xanh trập trùng với “trăm thứ chim” và “ngàn giọng hót”. Những con chim với những tiếng hót ấy đã in đậm vào trí tuệ, tình cảm và tâm hồn ngƣời miền núi. Với lòng yêu thiên nhiên, yêu màu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 97

sắc, yêu giọng hót của ngàn thứ chim, tự bao giờ trong những lời dân ca những cánh chim đã bay vào để trở thành biểu tƣợng của tuổi trẻ, của tình yêu, của hạnh phúc và may mắn…

Trong văn học cổ của cả ngƣời Việt và ngƣời Tày, chim én là biểu tƣợng cho sự xoay vần của thời gian: “Năm tháng tựa én nhạn bay đi” (Ca dao) hay “Ngày xuân con én đƣa thoi” (Truyện Kiều - Nguyễn Du). Trong Sli, Lƣợn, chim én, chim nhạn, chim loan, chim phƣợng là hình tƣợng hoá tình yêu, là linh hồn cao đẹp của tình yêu. Én là sứ giả của tình yêu:

Lập tức nhờ tới én cánh vàng Tức thì đi nhờ ƣơng cánh thắm Én hỡi tôi gửi gắm thƣ hoa

Đi vào lời hát Quan lang thì hình ảnh én nhạn tƣợng trƣng cho hạnh phúc, cho cái đẹp, cái đáng yêu nhất trong tình yêu, là biểu tƣợng của tình yêu. Thực chất hình ảnh én nhạn trong thơ ca dân gian đã đƣợc nhân cách hoá triệt để: là tình yêu, là nỗi niềm, là hạnh phúc, là đẹp đẽ, là giỏi giang. Vì thế, trong hát Quan lang, ngƣời Tày thƣờng hay vẽ hình én nhạn gợi sự vui tƣơi hạnh phúc:

- Xƣa én nam nhạn bắc đông tây - Én nhạn bay về chầu

Phƣợng loan bay về phục Mỏ cặp hoa chói rực

- Chốn này chốn én ƣơng mở hội - Tối nay đủ én nhạn gặp nhau

- Phƣợng múa loan chầu mừng tiên tổ - Núi cao sinh con rồng

Rừng vàng sinh én nhạn

- Một chiếc in hạc chầu loan phƣợng In con én đón nhạn giao ca. [27]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 98

Có khi “én - nhạn” còn đƣợc dùng với nhiều ý nghĩa khác nhau nhƣ trong trƣờng hợp sau:

- Số én nhạn nhập gia lời ví Hôm nay có lễ vật đến dâng Trình ban thờ gia môn tiên tổ Để én nhạn kết nghĩa giao ca

Để bƣớm ong đua hoa tìm nhuỵ [49]

- Têm trầu ra mời én mời ƣơng Én ở phía trời xanh cao ngất Én là bạn chí thiết tổ tiên. [27]

- Nhờ ơn én cánh hồng xuống thế

Nhờ én lên trời xanh “mời đẳm” (tổ tiên) Én nghe lời cất cánh liền bay. [27]

Hình tƣợng én vừa gần gũi, vừa bay bổng, lãng mạn. Én vừa là con ngƣời (là con gái, con trai), vừa là thần thánh nối liền mối quan hệ giao hoà giữa “đẳm” (tổ tiên) ở nơi thiên đàng với con cháu ở trần thế.

Hình ảnh chim công - phƣợng hoàng, loan - phƣợng, ong - bƣớm, bƣớm - hoa… cũng là hình ảnh đƣợc sử dụng khá phổ biến trong lời hát Quan lang ở Thạch An - Cao Bằng, nó còn là biểu tƣợng tình yêu nam nữ.

- Hình ảnh con đường:

Trong lời hát Quan lang của ngƣời Tày ở Thạch An - Cao Bằng, ƣớc vọng xây dựng hạnh phúc của nam nữ đƣợc thể hiện qua hình tƣợng con đƣờng. Để nói lên ý nghĩa: trong cuộc tình duyên có nhiều khó khăn, trắc trở, chàng có vƣợt qua đƣợc không?

Bạn về trƣớc hãy về

Đây sửa soạn cùng đi theo bạn Không biết có gặp nắng gặp mƣa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 99

Liệu có gặp con ma con quỷ Ra chắn đƣờng bắt giữ hai ta

Ngƣời đồn rằng giữa đƣờng nhiều ma Chàng có giúp em đi cho thoát?

Cũng thông qua hình tƣợng con đƣờng chàng trai thổ lộ quyết tâm chung xây hạnh phúc:

Đƣờng ta đi nhiều dốc nhiều khe Đƣờng ta về phải qua nhiều núi Bên đƣờng cỏ mọc cây xanh Có con chim đậu cành đón hót Có con cá dƣới suối vui bơi Có đám mây trên trời nó phủ Đƣờng này không có quỷ có ma Hổ báo đã chạy xa đi rồi

Chỉ lo em không rời quê bản Để cùng đi lên núi cùng tôi.

“Con đƣờng” hạnh phúc ấy ngày một đƣợc diễn tả cụ thể:

- Xƣa én nhạn nam bắc đông tây Ngày xƣa đã có tin qua tin lại Sứ điệp bay đƣa lối thông tin - Từ nay tình nghĩa chan hoà

Đƣờng trƣờng mấy dặm bao xa cũng gần - Liệu chúng ta chung đƣờng đƣợc không nhỉ?

Liệu chúng ta chung ngõ đƣợc không? [27] Và họ đã hẹn nhau trên “con đƣờng” đó:

Pỉ pây tầƣ noọng pây đuổi Pỉ khỉn khau noọng lồng khuổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 100

Dịch: Anh đi đƣờng nào em đi theo

Anh lên đỉnh núi em xuống đèo. [27]

Ngôn ngữ trong lời hát Quan lang giàu hình ảnh ví von so sánh theo phong cách dân tộc miền núi. Nếu ở miền xuôi, muốn tả cái cảnh đƣợc gặp may mắn, tục ngữ có những câu “buồn ngủ gặp manh chiếu” hay “chuột sa chĩnh gạo” thì ở đây ví: Gà đói đến gặp mâm gạo trắng / Trâu gầy gặp sƣờn núi cỏ non hoặc:

Khác nào cá gặp nƣớc đầu mùa / Gà đói đƣợc thả ra sân thóc

Chúc nhau những câu tốt lành thì :

Phù hộ nhƣ núi cao che nắng Phù hộ nhƣ ánh nắng có mây. [49]

Ngay cả những tình cảm trừu tƣợng cũng có thể chứa đựng trong các vật cụ thể:

Thƣơng nhau không thể để trong lòng Thƣơng nhau không thể cất trong bụng Ơn nhau không thể giấu trong hòm

Ơn nhau không chỉ nói ra mồm là đƣợc. [49]

Để chối từ các cô phù dâu mời uống rƣợu, Quan lang hát:

Chớ bắt gà xuống bơi nhƣ vịt

Chớ bắt bò xuông nƣớc trâu đầm [27] Tình cảm lƣu luyến lúc chia tay:

Rƣợu nồng nhƣ mía lủi ngọt ngào Uống vào ngọt lịm

Mềm nhƣ lá mía Rũ nhƣ ngọn lê

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 101

Khuyên vợ chồng mới cƣới có yêu nhau hoặc giận nhau thì:

Yêu nhau yêu cho thắm Giận nhau chỉ qua loa

Yêu nhau nhƣ chân ngựa bổ đƣờng Giận nhau nhƣ cơn mƣa nhẹ

Yêu nhau không thể để trong lòng Yêu nhau không thể để trong bụng Yêu nhau không thể giấu trong hòm Yêu nhau phải nói ra mới đƣợc. [27]

Những từ ngữ, hình ảnh: “Qua loa”, “nhƣ chân ngựa bổ đƣờng”, “không giấu trong hòm”, “không giấu trong bụng”, “phải nói ra mới đƣợc”… là những từ ngữ thƣờng gặp trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân vậy mà khi đi vào lời hát trở nên sống động.

Và còn biết bao lời ví von mang yếu tố triết lý, vừa đẹp về hình tƣợng, vừa sâu sắc về ý tình. Diễn tả cảnh giàu thì:

Giàu nhƣ nƣớc ngập đồng lai láng. [27] Cảnh neo đơn, khó khăn thì:

Nhà đây đang nhóm lửa trên nƣớc. [27] Nói đến cái sâu sắc của tình ngƣời thì:

Rễ cây ngắn, rễ ngƣời dài [27]

Đó là những hình ảnh quen thuộc, ai cũng có thể cảm nhận đƣợc. Cách so sánh cái trừu tƣợng với cái cụ thể có xu hƣớng vật thể hoá tạo sức biểu cảm lớn. Qua so sánh ví von ta còn cảm nhận đƣợc những suy nghĩ chân thành và mộc mạc của con ngƣời:

Tiền bạc nhƣ cỏ rác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 102

Với biện pháp nghệ thuật so sánh chúng ta đƣợc tiếp xúc với một thế giới muôn hình muôn vẻ. Trong thế giới hình ảnh đó tình cảm, tình yêu của con ngƣời đƣợc diễn tả một cách sinh động, tinh tế, giàu hình ảnh - nhất là hình ảnh tạo bằng so sánh là một đặc điểm hết sức nổi bật của ngôn ngữ hát Quan lang. Nhân dân say mê và quý trọng những lời hát ấy bởi tác giả dân gian đã biết khai thác, sử dụng những từ ngữ, hình ảnh đẹp nhất, tế nhị nhất của dân tộc mình cho lời hát Quan lang.

Tiểu kết:

Thời gian trôi qua, cuộc đời đã bao lần đổi thay nhƣng hát Quan lang vẫn tồn tại trong đời sống tjnh thần của ngƣời Tày ở Thạch An – Cao Bằng. Nó vẫn đƣợc lƣu truyền trong nhân dân trong khi nền văn học dân gian của dân tộc Tày ngày một phát triển, lời hát Quan lang ngày càng đƣợc bồi đắp, gọt rũa cho đẹp hơn, phong phú, tinh tế và sâu sắc hơn bởi biết bao thế hệ nghệ sĩ dân gian. Hát Quan lang là dân ca gắn với nghi lễ phong tục nhƣng không đơn điệu tẻ nhạt bởi lời hát Quan lang sử dụng rất linh hoạt, sáng tạo ngôn ngữ, lối diễn đạt đậm chất Tày, và các thể thơ truyền thống. Lời hát Quan lang mang vẻ đẹp tâm hồn và lối tƣ duy của ngƣời Tày nói chung và ngƣời Tày ở Thạch An – Cao Bằng nói riêng. Thế giới hình tƣợng phong phú độc đáo là phƣơng diện quan trọng làm nên sức hấp dẫn riêng cho lời hát Quan lang. Ngoài ra các hình thức biểu hiện khác và các yếu tố thời gian, không gian cũng góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật của những lời hát Quan lang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 103

KẾT LUẬN

1. Ngƣời Tày là một tộc ngƣời có truyền thống lịch sử, văn hoá và gắn bó lâu đời ở Thạch An – Cao Bằng. Họ không chỉ biết làm kinh tế, xây dựng bản làng trù phú mà còn sáng tạo và nuôi dƣỡng những giá trị văn hoá tinh thần có giá trị nhân văn sâu sắc trong đó có hát Quan lang. Trải qua bao nhiêu bƣớc thăng trầm của lịch sử, hát Quan lang vẫn tồn tại trong đời sống văn hoá của ngƣời Tày ở Thạch An – Cao Bằng nhƣ một minh chứng cho sức sống dân tộc và bản sắc dân tộc Tày nơi đây. Nghiên cứu lời hát Quan lang là việc làm có ý nghĩa nhƣ là một sự thẩm định giá trị của hát Quan lang trong đời sống đƣơng đại.

2. Hát Quan lang của ngƣời Tày ở Thạch An – Cao Bằng là bộ phận văn hoá, văn học khá đặc sắc. Ở đó chứa đựng những phong tục tập quán cƣới xin lâu đời của đồng bào Tày. Trong lời hát Quan lang, thế giới vật chất và thế giới tinh thần của họ đƣợc biểu hiện, những trầm tích văn hoá lâu đời đƣợc gìn giữ.

Những lời hát Quan lang là kết quả của một quá trình lâu dài đƣợc cộng đồng dày công thiết lập. Nó thể hiện ý thức của cả cộng đồng trƣớc những

Một phần của tài liệu Hát quan lang của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng tiếp cận dưới góc độ văn học dân gian (Trang 98 - 186)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)