7. Cấu trúc luận văn
1.2.3.5. Cấu trúc Sóng đôi
Cấu trúc sóng đôi là biện pháp tu từ cú pháp dựa trên sự cấu tạo giống nhau giữa hai hay nhiều câu hoặc hai hay nhiều bộ phận của câu. Cấu trúc sóng đôi cú pháp được dùng rộng rãi trong văn nghệ thuật, trong lời nói chính luận và lời nói khoa học. Tác dụng nghệ thuật do Cấu trúc sóng đôi cú pháp tạo ra rất đa dạng.
Nhờ Cấu trúc sóng đôi cú pháp mà ca dao, tục ngữ có hình ảnh dễ nhớ, dễ thuộc. Ví dụ:
- Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm. - Gái thương chồng đương đông buổi chợ - Trai thương vợ nắng quái chiều hôm…
Thơ ca trung đại rất hay dùng Cấu trúc sóng đôi cú pháp trong phép đối, đặc biệt là tiểu đối để gợi một vẻ đẹp cân đối hài hoà.
Ví dụ:
Đau lòng kẻ ở người đi
Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Trong văn bản nghệ thuật hiện đại, Cấu trúc sóng đôi cú pháp có chức năng cơ bản là tăng cường giá trị giao tiếp và giá trị biểu cảm. Cấu trúc sóng đôi đã tạo nên nhịp điệu dồn dập, góp phần phản ánh sự phong phú và phức tạp của hiện thực khách quan.
Ví dụ:
Mười năm bao nhiêu triệu những cặp mắt mong chờ lo âu chăm chú
nhìn về phía chúng ta từ khắp nơi trên trái đất, chăm chú theo dõi ta, từ cái thuở ta còn len lỏi trong rừng đêm bốn bề giặc bủa; những đôi mắt nặng trĩu chịu đựng và lo chờ, bạc xám như lớp tro phủ hòn than vùi trên khuôn
mặt đen bóng của người châu Phi; những đôi mắt sôi nổi từ phía châu Mĩ La
tinh; những đôi mắt trầm ngâm của châu Á, long lanh của châu Âu; những đôi mắt xao động sóng gió từ vô số hòn đảo trên châu Đại Dương rộng lớn.
(Nguyễn Trung Thành - Đƣờng chúng ta đi)