7. Cấu trúc luận văn
1.2.3.2. Lặp Từ vựng
Lặp Từ vựng là một dạng của phương thức lặp mà ở đó chủ tố và lặp tố đều là những yếu tố từ vựng (từ thực, cụm từ). Đây là dạng thức liên kết phổ biến nhất trong văn xuôi. Nếu hai câu có chứa những từ được lặp lại thì có lẽ là chúng đang cùng hướng về cùng một chủ đề. Như thế, lặp từ vựng là một dạng thức liên kết dùng để thể hiện liên kết chủ đề của văn bản và tạo cho văn bản sự nhịp nhàng bởi lớp từ trùng điệp.
Phép Lặp Từ vựng có thể được xem xét, phân loại dưới nhiều góc độ. Căn cứ vào kích thước của chủ tố, lặp tố ta có thể phân biệt lặp từ và lặp cụm từ; trong lặp cụm từ lại chia ra lặp hoàn toàn và lặp bộ phận. Căn cứ vào chức năng làm thành phần phát ngôn của chủ tố và lặp tố, có thể phân ra lặp cùng chức năng và lặp chuyển chức năng.
Khi lặp bộ phận tức là khi lặp tố chỉ là một bộ phận của chủ tố thì sau lặp tố nhất thiết phải có đại từ chỉ dấu hiệu (này, ấy, đó, v.v.) đi kèm. Ví dụ:
"LỰC LƯỢNG của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn. Nhưng LỰC LƯỢNG ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi".
(Hồ Chí Minh) Đại từ ở đây làm nhiệm vụ thay thế cho bộ phận không được lặp (ấy =
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động)
Khi lặp chuyển từ loại thì trước lặp tố phải có các danh từ khái quát (sự, việc, v.v.) để danh ngữ hóa động từ, và sau lặp tố cũng phải có đại từ dấu hiệu đi kèm. Ví dụ:
Trung ương đã nhất trí về đường lối, chính sách, chỉ tiêu, biện pháp. Chúng ta phải biến SỰ nhất trí ẤY thành quyết tâm.
Về mặt sử dụng, phương thức lặp từ vựng có khả năng truyền cho văn bản tính chính xác, rõ ràng, chặt chẽ. Vì lặp từ vựng tự thân nó đã chứa sự lặp ngữ âm (vỏ từ đồng nhất) nên khi phối hợp nhất định với lặp cú pháp, nó tạo nên tính nhịp điệu, tính nhạc cho văn bản. Trường hợp này thường gặp trong các văn bản ký, chính luận. Ví dụ:
"Mặc dù giặc Tây độc ác, chúng quyết không thể ngăn trở trăng thu vừa đẹp vừa tròn.
Mặc dù giặc Tây hung tàn, chúng quyết không thể ngăn trở các cháu vui tươi hăng hái.
Mặc dù giặc Tây bạo ngược, chúng không thể ngăn trở chúng ta kháng chiến thắng lợi, thống nhất và độc lập thành công".
(Hồ Chí Minh - Thƣ Trung thu 1950) Khi lặp từ vựng được đẩy tới mức cực đoan là lặp cả chuỗi phát ngôn thì nó có tác dụng nhấn mạnh vào hiện tượng được nói đến và làm nổi rõ sự khác biệt. Chẳng hạn:
"Hôm nay thì nó lả đi rồi.Tai nó ù, mắt nó loá. Nó nằm vật ở lề đường.
Miệng nó há hốc ra mà thở.
Hôm nay thì nó lả đi rồi. Tai nó ù. Mắt nó loá. Miệng nó há hốc ra vì đói".
(Nguyễn Công Hoan - Hai cái bụng)
Ở ví dụ trên, nếu đoạn mở đầu chỉ là sự miêu tả hiện tượng một cách khách quan (...mà thở), thì đoạn cuối nói đến nguyên nhân của hiện tượng ấy (...vì đói). Sự khác biệt đó có thể đạt đến mức đối lập. Ví dụ:
"Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh".
(Hồ Chí Minh - Gửi các uỷ ban...,10 - 1945) Trong các văn bản ký, việc lặp các phát ngôn mở đầu hoặc kết thúc các đoạn văn có khả năng góp phần tạo nên tính nhịp điệu và tăng sức thuyết phục cho bài ký.