7. Cấu trúc luận văn
1.2.3.3. Lặp Cú pháp
Lặp Cú pháp là một dạng thức của phương thức lặp thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn cấu trúc của chủ ngôn và có thể lặp lại cả một số hư từ mà chủ ngôn đã sử dụng.
Lặp Cú pháp được hiểu là lặp cấu trúc của chủ ngôn nói chung, chứ không phải là cấu trúc nòng cốt hay cấu trúc đầy đủ. Tuỳ theo độ phức tạp của từng phát ngôn cụ thể mà khái niệm cấu trúc nói đến ở đây có thể trùng với cấu trúc nòng cốt hoặc được cụ thể hóa bằng cấu trúc đầy đủ. Nếu đồng thời với việc lặp cấu trúc, từ hư cũng được lặp lại thì độ liên kết của hai phát ngôn cao hơn. Ví dụ:
Nếu không có nhân dân thì không có đủ lực lượng. Nếu không có chính phủ thì không ai dẫn đường.
(Hồ Chí Minh - Gửi các Uỷ ban...,10 - 1954) Mặt khác, vì phép Lặp Cú pháp thuộc loại phương thức liên kết hình thức thuần tuý nên không bắt buộc các phát ngôn Lặp Cú pháp phải có liên kết nội dung. Điều đó nghĩa là ta không loại trừ những trường hợp kiểu như ở bài hát đồng dao: Đòn gánh có mấu. Củ ấu có sừng. Bánh chưng có lá...
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của chủ ngôn và kết ngôn, có thể phân loại phép Lặp Cú pháp thành bốn kiểu: lặp đủ (mô hình A - B - C. A - B - C ), lặp khác (mô hình A - B - C. A - B - D), lặp thừa (mô hình A - B - C. A - B - C - D) và lặp thiếu (mô hình A - B - C.A - B). Nếu căn cứ vào mức độ lặp thì có thể chia phép Lặp Cú pháp thành hai nhóm: lặp hoàn toàn và lặp bộ phận. Còn nếu căn cứ vào tính cân đối của chủ ngôn và kết ngôn(chủ yếu là độ dài của chúng) thì Lặp Cú pháp cũng chia thành hai nhóm: lặp cân và lặp lệch.
Lặp đủ (mô hình A - B - C)
Toàn bộ cấu trúc của chủ ngôn với đầy đủ các thành phần của nó được lặp lại hoàn toàn ở kết ngôn. Lặp đủ thuộc nhóm lặp cân và lặp hoàn toàn. Ví dụ:
"Từng ngày, mẹ thầm đoán con đã đi đến đâu. Từng giờ, mẹ thầm hỏi
con đang làm gì".
(Nguyễn Thị Như Trang - Tiếng mƣa) Kiểu lặp này rất phổ biến trong các văn bản tiếng Việt, nhất là các văn bản cổ. Hoặc nó thường xuất hiện trong cách nói của đồng bào miền núi.
Ví dụ:
"Mày là con trai, mày cầm mác. Mày là con gái, mày nhắc lũ đàn ông.
Mày còn nhỏ, mày để bụng. Mày lớn lên, mày phải đi rình".
(Nguyễn Chí Trung - Bức thƣ làng Mực) Một đặc điểm của lặp đủ tiếng Việt là nó thường kéo theo sự cân đối về ngữ âm, trước hết về số lượng âm tiết. Phát ngôn càng ngắn thì sự đòi hỏi về tính cân đối của số lượng âm tiết càng cao, thậm chí tới mức phải có sự tương ứng của từng âm tiết. Ví dụ:
"Nền có vững, nhà mới chắc. Gốc có mạnh, cây mới tốt".
(Hồ Chí Minh) Lặp khác (mô hình A - B - C. A - B - C - D)
Lặp khác thuộc nhóm lặp cân và lặp bộ phận. Cấu trúc của chủ ngôn chỉ có một bộ phận được lặp lại trong kết ngôn. Ngược lại, cấu trúc của kết ngôn cũng chỉ có một bộ phận là lặp lại chủ ngôn. Như vậy, cấu trúc của hai phát ngôn này giao nhau và mỗi phát ngôn có một phần khác nhau riêng. Ví dụ:
"Chúng không cho các nhà tư sản của ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn".
(Hồ Chí Minh - Tuyên ngôn độc lập) Lặp khác cho phép ta thoát khỏi sự gò bó chặt chẽ của lặp đủ, cho phép sử dụng cấu trúc của phát ngôn một cách uyển chuyển, nhưng lại vẫn giữ được tính cân đối của nó. Đây là một đặc điểm, một ưu điểm rất quan trọng của lặp khác.
Lặp thừa (mô hình A - B- C. A - B - C - D)
Lặp thừa vẫn là lặp hoàn toàn do toàn bộ cấu trúc của chủ ngôn vẫn được lặp lại hoàn toàn trong kết ngôn. Song nó thuộc nhóm lặp lệch vì ngoài cấu trúc của chủ ngôn, trong kết ngôn còn chứa thêm một bộ phận nào đó mà trong chủ ngôn không có (gọi là phần thêm vào), tức là cấu trúc của chủ ngôn được bao hàm trong cấu trúc của kết ngôn. Như vậy, tên gọi "lặp thừa" ở đây có nghĩa là "thừa" về thành phần cấu trúc, và thừa so với cấu trúc của chủ ngôn. Còn nếu xét về mặt nội dung thì tất nhiên là thêm lời thêm ý, nội dung chỉ càng thêm đầy đủ chứ không bao giờ "thừa".
Tuỳ theo đặc điểm của phần thêm vào mà lặp thừa có thể phân biệt ba trường hợp:
- Phần thêm vào là những phụ tố của các thành phần phát ngôn hoặc những yếu tố đồng loại của chúng.Ví dụ sau cho thấy phần thêm vào là định tố của chủ ngữ và trạng tố của vị ngữ:
"Kế hoạch Taylo đã tiêu tan. Kế hoạch Mắc Namara cũng phá sản. Kế hoạch "leo thang" mà hiện nay đế quốc Mĩ đang cố gắng thực hiện ở miền Bắc cũng nhất định sẽ thất bại".
(Hồ Chí Minh - Phát biểu tại Quốc hội tháng 4 - 1965) - Phần thêm vào cũng có thể là các thành phần đồng loại hoặc các thành phần phụ của phát ngôn. Trong phát ngôn thứ hai ở ví dụ dưới đây, phần thêm vào là vị ngữ đồng loại:
"Hoa vạn thọ thì đôn hậu. Hoa đào thì duyên dáng và khôi ngô".
(Nguyễn Chí Trung - Cầm súng) - Phần thêm vào còn có thể là các vế của một câu ghép. Ví dụ:
"Việt Bắc đã gọi. Hà Nội đã cho đà. Huế đã xông lên. Bảo Đại đã nộp ấn kiếm, xin tự hạ bệ".
Như vậy, phần thêm vào của cấu trúc lặp thừa không bao giờ là những thành phần nòng cốt của phát ngôn, chúng bao giờ cũng có quan hệ lỏng lẻo với phần lặp.
- Lặp thiếu (mô hình A - B - C. A - B)
Cấu trúc của chủ ngôn chỉ có một bộ phận lặp lại trong kết ngôn, cấu trúc của kết ngôn cũng chỉ có thế. Lặp thiếu thuộc nhóm lặp lệch và là lặp bộ phận. Bộ phận của chủ ngôn không được lặp lại trong cấu trúc của kết ngôn gọi là phần không lặp. Tùy theo đặc điểm của phần không lặp mà lặp thiếu cũng có thể phân chia làm ba trường hợp:
- Phần không lặp là một hoặc một số thành phần phát ngôn. Những thành phần này được xem như dùng chung cho cả các phát ngôn có liên kết lặp Cú pháp với nó ở phía sau. Ví dụ:
"Vẫn vui như lúc nãy, vợ đi trước thổi sáo. Chồng đằng sau hát theo".
(Tô Hoài - Vợ chồng A Phủ) - Phần không lặp có thể là một vế của phát ngôn ghép. Ví dụ:
"Họ hào phóng, họ thương yêu, họ hiếu khách lạ lùng. Họ sôi nổi và lạc quan lạ lùng".
(Chu Cẩm Phong - Mặt biển, mặt trận) - Phần không lặp còn có thể được tách ra thành một phát ngôn riêng với mô hình A-B-C, D-E-F. A-B-C. D-E-F. Nghĩa là, phát ngôn thứ nhất liên kết lặp thiếu với từng phát ngôn thứ hai và thứ ba, nhưng lại có liên kết lặp đủ với cả hai chuỗi phát ngôn này. Nói cách khác, trường hợp này có nguồn gốc là lặp đủ mà ở đó, kết ngôn bị tách thành hai phát ngôn để nhấn mạnh, biểu cảm. Ví dụ:
"Bom hất Viễn ngã xuống, Viễn lập tức đứng dậy. Một quả bom nữa lại hất Viễn ngã xuống, Viễn lại đứng dậy".
Sự tương ứng về cấu trúc của lặp cú pháp tạo nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn cho văn bản. Vẻ đẹp và sức hấp dẫn ấy rất cần cho việc thể hiện những nội dung suy nghĩ, bình luận, v.v. Chính vì vậy mà xét về mặt thể loại, lặp Cú pháp được dùng nhiều hơn trong văn chính luận và ký.