Đẩy mạnh phát triển đa dạng các loại hình quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự biến đổi của các loại hình quan hệ sản xuất dưới tác động của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 70 - 83)

hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta

2.2.1. Đẩy mạnh phát triển đa dạng các loại hình quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa hướng xã hội chủ nghĩa

Do lực lượng sản xuất của chúng ta còn thấp có nhiều trình độ khác nhau , để thích ứng với nó ta phải phát triển đa dạng hóa các loại hình quan hệ sản xuất. Đây là một giải pháp đúng đắn để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, Đại hội IX khẳng định "Thực hiện nhất quán lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Chính vì vậy, để phát triển lực lượng sản xuất trong những năm tới chúng ta phải xây dựng quan hệ sản xuất theo hướng: đẩy mạnh sự phát triển đa dạng hóa các loại hình quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới kinh tế nhà nước

Một là, phải hoàn thiện quan hệ sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nước: phải

xác định rõ ranh giới, phạm vi của sở hữu nhà nước, phải có cơ chế bảo đảm quyền sở hữu đích thực của Nhà nước trong các doanh nghiệp thuộc các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.

Do sở hữu ngày càng đan xen vào nhau nên ngày nay trong các doanh nghiệp nhà nước, thông thường bên cạnh sở hữu nhà nước còn tồn tại sở hữu của những người lao động trong các doanh nghiệp dưới các hình thức khác nhau. Việc xác định rõ phạm vi, ranh giới sở hữu nhà nước với các hình thức sở hữu khác trong các doanh nghiệp nhà nước có ý nghĩa to lớn trong quản lý bảo toàn tài sản nhà nước. Đây là cơ sở quan trọng để bảo đảm quyền sở hữu đích thực của Nhà nước trong doanh nghiệp.

Để hoàn thiện quan hệ sở hữu trong các doanh nghiệp phải thực hiện việc chuyển đổi một cách thích hợp sở hữu nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước hiện tồn tại ở các ngành, các lĩnh vực không thuộc diện duy trì sở hữu nhà nước.

Do đó cần tập trung làm tốt các nhiệm vụ:

Xác định rõ các doanh nghiệp nhà nước còn duy trì và những doanh nghiệp nhà nước không cần duy trì để có hướng xử lý thích hợp. Các doanh nghiệp nhà nước cần duy trì là những doanh nghiệp nhà nước trong các ngành, các lĩnh vực có vị trí then chốt, có tác dụng hỗ trợ thúc đẩy các thành phần kinh tế khác, các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không đảm nhận được.

Xử lý thỏa đáng kiên quyết vấn đề sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nước hiện đang tồn tại nhưng không thuộc diện cần duy trì doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước cần có chủ trương như: cổ phần hóa, bán, khóa cho thuê, trong đó cổ phần hóa là chủ yếu.

Đảm bảo quyền tài sản rõ ràng cho các doanh nghiệp nhà nước. Trên cơ sở các quy định rõ ràng hợp lý về chế độ quản lý, sử dụng, bảo toàn vốn, tài sản của nhà nước, và chế độ trách nhiệm cá nhân đối vốn các thành viên hội đồng quản trị, giám đốc trong các doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước cần bảo đảm một cách rõ ràng, đầy đủ quyền của các doanh nghiệp được quản lý, sử dụng vốn.

Để bảo đảm quyền tài sản rõ ràng, đầy đủ cho các doanh nghiệp nhà nước cần phải:

Thực hiện việc bàn giao vốn, tài sản của Nhà nước cho các doanh nghiệp quản lý, mở rộng hơn nữa quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trong quản lý sử dụng vốn được giao.

Tách chức năng chủ thể quyền sở hữu tài sản khỏi giám đốc và trao chức năng này cho hội đồng quản trị.

Hai là, phải hoàn thiện chế độ quản lý trong các doanh nghiệp.

Để hoàn thiện nâng cao trình độ quản lý trong các doanh nghiệp cần phải:

Tiếp tục đổi mới về tổ chức, quản lý trong các doanh nghiệp theo hướng tăng cường sự tham gia của người lao động vào các hoạt động của doanh nghiệp.

Nâng cao trình độ, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước thông qua việc đẩy mạnh đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện chuẩn hóa cán bộ trong các doanh nghiệp nhà nước.

Nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước. Cần loại bỏ những cán bộ tham ô, thoái hóa, biến chất trong doanh nghiệp nhà nước.

Đổi mới cơ chế tuyển dụng trong các doanh nghiệp nhà nước bằng cách: Đảm bảo quyền tự chủ sản xuất cho doanh nghiệp nhà nước. Trên cơ sở đảm bảo cho các doanh nghiệp quyền tự quyết định trong sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ chế thị trường và mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tách doanh nghiệp khỏi sự phụ thuộc vào chính quyền trong các chính sách sản xuất kinh doanh.

Quy định cụ thể rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp đối với nền kinh tế.

Ba là, hoàn thiện quan hệ phân phối trong doanh nghiệp nhà nước.

Để hoàn thiện quan hệ phân phối trong các doanh nghiệp cần phải kết hợp hài hòa các loại lợi ích trong phân phối. Đây là vấn đề cốt lõi của phân phối theo kết quả sản

xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước. Việc kết hợp các lợi ích phải dựa trên cơ sở:

Doanh nghiệp phải hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước như các thành phần kinh tế khác, đồng thời phải bảo toàn được vốn và tài sản của Nhà nước giao cho các doanh nghiệp.

Phân phối trong doanh nghiệp nhà nước phải bảo đảm tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp.

Phân phối phải bảo đảm hợp lý lợi ích vật chất của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là cơ sở để người lao động phát huy tính tích vực và sáng tạo của họ trong sản xuất. Để bảo đảm lợi ích vật chất hợp lý, thỏa đáng cho người lao động, chế độ phân phối cho cá nhân người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước phải được xây dựng trên cơ sở kết hợp nguyên tắc phân phối theo lao động và nguyên tắc thị trường. Sự kết hợp này thể hiện ở chỗ phân phối cho người lao động trong doanh nghiệp vừa phải căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động mà họ đóng góp, vừa phải căn cứ vào kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân phối kết quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước phải bảo đảm sự kết hợp chặt chẽ và hợp lý giữa trách nhiệm và lợi ích, giữa thưởng và phạt đối với tập thể doanh nghiệp và đối với mỗi người lao động cụ thể trong doanh nghiệp.

Thứ hai, phát triển kinh tế tập thể.

Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa còn bao hàm thành phần kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta là: tiếp tục đổi mới quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa nhằm bảo đảm kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, việc chúng ta đẩy mạnh sự phát triển đa dạng các loại hình quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì phải tìm giải pháp để thúc đẩy kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã phát triển.

Các hợp tác xã hình thành trong thời kỳ trước đổi mới là một loại hình kế hoạch hóa tập trung, phi thị trường. Cùng với quá trình chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh

tế thị trường nhiều thành phần đã phát sinh yêu cầu hợp tác mới, và yêu cầu hợp tác này đòi hỏi hình thành các hợp tác xã kiểu mới.

Những năm vừa qua trong lĩnh vực nông nghiệp, một số hợp tác cũ đã giải thể, hoặc chỉ còn là hình thức nhưng chưa giải thể, chưa được chuyển đổi, một số hợp tác xã đã được chuyển đổi sang hợp tác xã kiểu mới, song sự chuyển đổi này còn mang nặng tính phong trào.

Để phát triển các hợp tác xã cần:

Triệt để tôn trọng nguyên tắc tự nguyện trong kinh tế hợp tác xã.

Để hình thành các hợp tác xã kiểu mới phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường, cần phải triệt để tôn trọng nguyên tắc tự nguyện. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế của các chủ thể kinh tế tự chủ và vì sự phát triển kinh tế của các chủ thể kinh tế tham gia vào hợp tác xã.

Kinh tế tập thể là một tổ chức phát triển trên cơ sở sự hợp tác của các chủ thể kinh tế tự chủ, các hợp tác xã chỉ có thể ra đời phát triển phụ thuộc vào chính sự phát triển của các chủ thể kinh tế. Bởi vậy, việc có tham gia hay không tham gia hợp tác xã là nằm trong việc lựa chọn cách thức phát triển kinh tế của các chủ thể kinh tế tự chủ. Trong thực tế, sự phát triển kinh tế của các chủ thể kinh tế tự chủ sẽ phát triển các nhu cầu hợp tác, chính các nhu cầu này sẽ đẩy họ tìm đến nhau và lập các hợp tác xã để giải quyết các nhu cầu phát triển kinh tế của họ. Việc thành lập hợp tác xã là công việc của bản thân các chủ thể kinh tế tự chủ. Như vậy, tự nguyện là nguyên tắc xuất phát từ bản chất kinh tế thị trường và kinh tế hợp tác.

Nguyên tắc này quán xuyến toàn bộ tiến trình phát triển kinh tế hợp tác từ việc thành lập hợp tác xã đến việc phát triển kinh tế hợp tác xã. Nguyên tắc này thể hiện, khi thành lập, chính các chủ thể kinh tế tự chủ là những người sáng lập hợp tác xã, cũng chính họ là người quyết định có tham gia hay không tham gia các hợp tác xã. Trong quá trình vận hành của các hợp tác xã, các thành viên hợp tác xã có quyền tham gia quản lý, giám sát hoạt động của các hợp tác xã, bản thân họ có quyền rút khỏi hợp tác xã khi thấy hoạt động hợp tác xã không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của họ.

Việc tham gia hợp tác xã là tự nguyện của các chủ thể kinh tế tự chủ, vì thế, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tự nguyện. Bởi vậy, bản thân hợp tác xã không phải là tổ chức kinh tế nhất thành bất biến. Nó có thể được giải thể khi không có nội dung kinh tế cho nó tồn tại hoặc sự hoạt động của nó không có hiệu quả.

Chính nguyên tắc tự nguyện là nguyên tắc đáp ứng yêu cầu trong quá trình chuyển đổi kinh tế của các chủ thể kinh tế. Nguyên tắc này bảo đảm quyền tự quyết của các chủ thể kinh tế, đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi phương thức hoạt động kinh tế của các chủ thể tham gia hợp tác xã.

Thực hiện hỗ trợ cần thiết của Nhà nước đối với kinh tế hợp tác:

Kinh tế tập thể là một tổ chức kinh tế do các chủ thể kinh tế lập ra, vì thế sự phát triển của nó chủ yếu dựa vào nỗ lực của bản thân các thành viên. Mặt khác, là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hợp tác xã hoạt động tuân theo nguyên tắc của thị trường, luật pháp của Nhà nước và hưởng các chính sách kinh tế như các tổ chức kinh tế khác. Để phát triển kinh tế tập thể, Nhà nước cần hỗ trợ ở khâu đào tạo cán bộ quản lý hợp tác. Quản lý hoạt động một đơn vị kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường là một việc mới mẻ đối với các thành viên tham gia hợp tác xã, là các hộ gia đình với tiềm lực kinh tế nhỏ, năng lực kinh tế thị trường hạn chế. Trong thực tế, quản lý kinh tế ở hợp tác xã là một khâu yếu trong hoạt động kinh tế của hợp tác xã và là nguyên nhân gây nên tình trạng hiệu quả kinh tế thấp và phát sinh nhiều tiêu cực trong hợp tác xã. Bởi vậy, việc Nhà nước hỗ trợ khâu đào tạo cán bộ quản lý hợp tác xã trở nên rất cần thiết. Do tiềm lực kinh tế của các chủ thể kinh tế tham gia hợp tác xã rất hạn hẹp, nhất là nguồn lực tài chính vì thế vốn ban đầu cho các hợp tác xã hoạt động rất hạn chế. Bởi vậy, để hỗ trợ các hợp tác xã vượt qua giai đoạn đầu khi kinh tế hợp tác xã còn non yếu, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về tài chính cho các hợp tác xã mới thành lập thông qua quan hệ tín dụng có ưu đãi trong một thời gian nhất định và cho hợp tác xã hưởng mức thuế thấp hoặc miễn thuế trong thời gian hợp tác xã mới được thành lập.

Tuy nhiên, hợp tác xã cũng là một loại hình kinh tế phải lấy kinh doanh có lãi làm cơ sở tồn tại và phát triển. Sự hỗ trợ của Nhà nước cũng chỉ có giới hạn trong một giai đoạn mới thành lập. Nếu sự hỗ trợ kéo dài sẽ dẫn tới sự ỷ lại của các hợp tác xã, hạn chế

tính tích cực, sáng tạo trong kinh doanh của hợp tác xã. Khi sự hỗ trợ kéo dài sẽ làm cho hợp tác xã trở thành một kênh cứu trợ của Nhà nước đối với các chủ thể tham gia hợp tác xã.

* Đối với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Trong những năm tới Đảng, Nhà nước cần có chính sách để khuyến khích loại hình quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. Đây là một loại hình quan hệ sản xuất, nó là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế của nước ta đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Trong những năm vừa qua, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được khôi phục và phát triển. Tuy nhiên, để thúc đẩy loại hình quan hệ sản xuất này phát triển thì Nhà nước cần phải:

Thứ nhất, Nhà nước cần ban hành những chính sách, những giải pháp đồng bộ đủ

mạnh để khuyến khích mọi lực lượng kinh tế tư bản tư nhân đầu tư phát triển kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Hiện nay, đại bộ phận các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư bản tư nhân có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận với hệ thống tín dụng ngân hàng một cách dễ dàng, bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước. Cần loại bỏ những rào cản đối với kinh tế tư bản tư nhân tiếp cận với các loại hình tín dụng có ưu đãi của Nhà nước như: lãi suất cao hơn doanh nghiệp nhà nước, thủ tục hành chính phiền hà, thời hạn vay quá ngắn làm nản lòng những nhà đầu tư.

Nhà nước cần khuyến khích đầu tư tư nhân phát triển thông qua chính sách thuế. Cần phải có chính sách miễn thuế, giảm thuế với thời hạn và mức miễn giảm thuế hợp lý cho các doanh nghiệp tư bản tư nhân ở nông thôn đầu tư sản xuất trong các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống, các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản phục vụ nông nghiệp, các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động.

Một khó khăn của các doanh nghiệp tư bản tư nhân là thiếu mặt hàng sản xuất kinh doanh. Vì thế cần có chính sách cho thuê đất phù hợp, giúp cho các doanh nghiệp thuộc loại hình quan hệ sản xuất này có điều kiện phát triển.

Mặt khác, hiện nay trình độ quản lý của nhà doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình sản xuất kinh doanh, còn phần lớn là ít được đào tạo, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà nước cần thành lập các trung tâm đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp, các trung tâm đào tạo cung cấp cho các chủ doanh nghiệp những kiến thức cơ bản về quy chế AFTA

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự biến đổi của các loại hình quan hệ sản xuất dưới tác động của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 70 - 83)