Đa dạng hóa các loại hình quan hệ sản xuất phải bảo đảm giữ vững mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự biến đổi của các loại hình quan hệ sản xuất dưới tác động của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 61 - 66)

tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa

Đất nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, sản xuất nhỏ là phổ biến. Do đó, nước ta đứng trước hai con đường; hoặc đi lên chủ nghĩa tư bản, hoặc quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Chính điều này đã làm nảy sinh những quan điểm khác nhau trong quá trình xây dựng đất nước.

Có một số người cho rằng: chỉ cần đẩy mạnh sự phát triển đa dạng hóa các loại hình quan hệ sản xuất, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, không cần phải định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước chỉ điều tiết vĩ mô làm cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả là được. Quan điểm này xem ra có vẻ hợp lý nhưng thực chất là đẩy nền kinh tế phát triển tự phát, không cần định hướng, nếu theo quan điểm này sớm hay muộn kinh tế cũng tự phát đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Đây là điều mà Đảng, Nhà nước ta đang rất lo ngại, ngày nay sau khi Liên Xô - Đông Âu sụp đổ thì nhiều người mất niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, cho rằng đất nước ta không cần phải định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ cần tập trung vào sự phát triển về kinh tế. Nếu chỉ phát triển về kinh tế mà không có sự định hướng của Đảng, Nhà nước thì chúng ta sẽ rơi vào âm mưu diễn biến hòa bình của kẻ địch. Đảng đã xác định bốn nguy cơ với nước ta là: nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực, nguy cơ tham nhũng, nguy cơ diễn biến hòa bình và nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa.

Ngày nay, kẻ địch đang tìm mọi cách để xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xóa bỏ thành quả cách mạng. Vì vậy, hơn bao giờ hết chúng ta phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.

Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta là:

Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân [20, tr.96].

Như vậy, Đảng và Nhà nước ta một mặt chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần với sự đa dạng quan hệ sản xuất để phát triển kinh tế thị trường, mặt khác giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Đa dạng hóa các loại hình quan hệ sản xuất là giải pháp đúng nhằm làm cho quan hệ sản xuất ở Việt Nam thích ứng với trình độ của lực lượng sản xuất để hình thành kinh tế thị trường. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ phát triển kinh tế mà mục đích là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Kinh tế chỉ là phương tiện để đi tới chủ nghĩa xã hội chứ không phải mục đích, do vậy kinh tế thị trường ở ta khác kinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa.

Để xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo như sau:

Thứ nhất: Để hoàn thiện quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta

phải xây dựng Đảng và Nhà nước thực sự vững mạnh về phẩm chất chính trị, tư duy lý luận, năng lực tổ chức, lãnh đạo và quản lý đất nước.

Đây là một đòi hỏi khách quan được quy định bởi vai trò của Đảng, Nhà nước - yếu tố quyết định đến tính chất định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Sau khi chuyển từ một nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa được định hình rõ. Nhận thức về mô hình này trong đảng viên quần chúng còn có sự khác nhau. Một khi chưa thống nhất được nhận thức về mô hình chủ nghĩa xã hội thì vai trò lãnh đạo của Đảng cũng như vai trò tổ chức xây dựng của Nhà nước bị hạn chế. Chính vì vậy, để xây dựng Đảng - Nhà nước vững mạnh trước hết cần phải xác

định rõ và thống nhất nhận thức trong Đảng, Nhà nước, toàn xã hội về mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Muốn thế chúng ta phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước, phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ đảng viên và toàn thể nhân dân lao động.

Cùng với quá trình đổi mới, phẩm chất và năng lực, hành động của Đảng và Nhà nước ta được nâng cao, bản chất tốt đẹp của chế độ ta ngày càng được thể hiện rõ hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước còn nhiều yếu kém so với yêu cầu của công cuộc đổi mới. Vì vậy, việc xây dựng một đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng, Nhà nước vững vàng kiên định về chính trị, gương mẫu về đạo đức, có năng lực thực sự về trình độ chuyên môn là yêu cầu bức thiết đối với quá trình xây dựng hoàn thiện quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Để thực hiện yêu cầu đó cần phải:

Một là, phải đổi mới công tác tuyển chọn cán bộ.

Việc sử dụng cán bộ phải dựa trên cơ sở tiêu chuẩn lấy hiệu quả công tác thực tế làm thước đo chủ yếu.

Không đưa vào cơ cấu lãnh đạo, quản lý những người không có đủ năng lực, trí tuệ, phẩm chất.

Phải tạo ra cách thức đánh giá, thẩm định mang tính khách quan và khoa học về cơ chế công tác để buộc những ai không làm được việc phải từ chức.

Cần trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo và quản lý, cần có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với những người có tài năng, tâm huyết thực sự với đất nước.

Quá trình xây dựng, bảo vệ đất nước cho thấy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với dân là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, thực tiễn chính trị thế giới cho thấy: một lực lượng chính trị độc tôn trong quá trình lãnh đạo đất nước nếu không được thường xuyên xây dựng củng cố thì đến một lúc nào đó sẽ nảy sinh sự độc quyền và do đó kéo theo sự

xuất hiện tính bảo thủ, sự quan liêu và khi đó sẽ làm cho lực lượng chính trị đó dần suy thoái về phẩm chất, năng lực, cuối cùng sẽ không giữ được vị trí, vai trò của mình.

Mặt trái của cơ chế thị trường tác động làm cho con người dễ bị tha hóa, biến chất. Quá trình đổi mới ở nước ta cho thấy không ít cán bộ đảng viên, kể cả cán bộ cao cấp đã bị thoái hóa về đạo đức lối sống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, buôn lậu và làm giàu bất chính... Điều đó đã làm giảm uy tín vai trò lãnh đạo của Đảng trong quần chúng, làm suy yếu sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Do đó, việc xây dựng Đảng, Nhà nước thực sự vững mạnh là đòi hỏi hết sức bức thiết hiện nay.

Để thực hiện tốt vấn đề này chúng ta cần phải:

Nâng cao kỷ luật trong Đảng và tính nghiêm minh của pháp luật trong xã hội.

Kỷ luật của Đảng là một cơ sở quan trọng để xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng và bảo đảm sự thống nhất về ý chí hành động trong Đảng.

Luật pháp của Nhà nước là một công cụ chủ yếu để Nhà nước tổ chức, quản lý xã hội, quản lý nền kinh tế quốc dân. Với kỷ luật nghiêm minh thì Đảng ta mới có thể trở thành một Đảng vững mạnh đủ sức thực hiện sứ mệnh của mình. Với pháp luật nghiêm minh thì Nhà nước mới có thể quản lý xã hội, quản lý nền kinh tế một cách có hiệu quả.

Hai là, Đẩy mạnh dân chủ hóa trong Đảng và trong xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đẩy mạnh dân chủ hóa trong Đảng cần đổi mới cơ chế tổ chức, hoạt động của Đảng sao cho hoạt động của các cấp uỷ đảng đều được các đảng viên và cấp uỷ cấp trên giám sát và các vấn đề lãnh đạo của một cấp uỷ không phải chỉ do một hay một vài người quyết định. Để đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội, cần tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ từ cơ sở theo phương trâm: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Cần khắc phục hiện tượng phổ biến hiện nay là nhiều cấp uỷ không muốn cho dân biết, không để dân bàn và ngại dân kiểm tra.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng và tổ chức thực hiện của Nhà nước là lãnh đạo quần chúng thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do vậy, Đảng, Nhà nước phải gắn bó với nhân dân, lắng

nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Sự gắn bó giữa Đảng, Nhà nước, với nhân dân cần có cơ chế phù hợp bảo đảm sự liên hệ mật thiết, thường xuyên của các cấp uỷ đảng và chính quyền với nhân dân, lắng nghe ý kiến nguyện vọng của nhân dân.

Thứ hai: Đa dạng hóa các loại hình quan hệ sản xuất phải căn cứ vào cơ chế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời phải phù hợp với xu hướng hội nhập, bảo đảm tính độc lập tự chủ của quốc gia.

Chúng ta cần quán triệt điều này trong quá trình đa dạng hóa các loại hình quan hệ sản xuất, bởi vì:

Mục tiêu cơ bản của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta là xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình thực hiện mục tiêu này gắn liền với quá trình chuyển nền kinh tế nước ta từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa, vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, các chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng hoàn thiện quan hệ sản xuất không thể tách rời mà phải gắn và phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành một xu hướng khách quan trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Xu hướng hội nhập gắn liền với xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa. Ngày nay, không một quốc gia nào có thể phát triển mà không tham gia vào quá trình hội nhập. Hội nhập là một xu hướng, đồng thời cũng là một điều kiện để phát triển. Do vậy, các chính sách trong xây dựng hoàn thiện quan hệ sản xuất của Đảng, Nhà nước phải tính đến xu hướng hội nhập và hợp tác với các nước trên thế giới và khu vực.

Trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa, hợp tác hóa, chúng ta phải bảo đảm tính độc lập tự chủ trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung, chính sách xây dựng hoàn thiện quan hệ sản xuất nói riêng. Từ bỏ độc lập dân tộc và mất quyền tự chủ thì công cuộc xây dựng phát triển đất nước ta sẽ đi chệch hướng và không thể đạt được mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

Để làm được điều này chúng ta cần phải:

Các chính sách của Nhà nước trong xây dựng hoàn thiện quan hệ sản xuất phải phù hợp với các nguyên tắc của kinh tế thị trường mà trong đó nguyên tắc hiệu quả là nguyên tắc cơ bản.

Trên cơ sở nhận thức rõ những mặt tích cực và không tích cực của sự hội nhập, các chính sách của Đảng, Nhà nước phải khai thác tối đa những mặt tích cực và hạn chế đến mức thấp nhất những mặt tiêu cực của hội nhập.

Chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế và quan hệ kinh tế với các nước phải dựa trên cơ sở quan hệ hợp tác cùng có lợi và sự ổn định, phát triển chung, đồng thời phải phát huy được lợi thế so sánh của nước ta trong quan hệ với các nước.

Các chính sách kinh tế của Nhà nước và các quan hệ kinh tế đối ngoại phải hướng vào mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta, đồng thời phải giữ vững quyền tự chủ trong phát triển kinh tế và trong quan hệ kinh tế với các nước, cũng như trong các lĩnh vực khác có liên quan tới chủ quyền đất nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự biến đổi của các loại hình quan hệ sản xuất dưới tác động của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 61 - 66)