* Bản thân doanh nghiệp: Đây là nhân tố đầu tiên và là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phân tích được điểm manh, yếu của mình về: tài chính, nhân sự, nhân lực, văn hoá công ty…hiểu về lĩnh vực mình hoạt động, đặc điểm sản phẩm công ty…. Bởi lẽ tất cả các yếu tố đó đều ảnh hưởng tới việc hoạch định các chiến lược xây dựng thương hiệu.
* Đối tượng nhận tin. (khách hàng mục tiêu, công chúng): Khách hàng cũng có ảnh hưởng rất lớn. Doanh nghiệp xây dựng thương hiệu hay hoạt động bất kỳ một việc gì đó cuối cùng cũng là để bán hàng và thu lợi nhuận. Bởi vậy họ phải xem xét
gì của từ phía doanh nghiệp?Trình độ văn hoá của họ ra sao?...Trả lời những câu hỏi như vậy sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra hướng xây dựng thương hiệu có hiệu quả hơn.
* Đối thủ cạnh tranh: Không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động xây dựng thương hiệu mà còn ảnh hưởng gần như tất cả các mặt của hoạt động kinh doanh. Cổ nhân xưa có câu “ Biết mình biết người trăm trận trăm thắng”. Thương trường cũng như chiến trường, đối thủ cạnh tranh là kẻ địch của doanh nghiệp. Vì vậy mỗi chiến lược kinh doanh và cụ thể hơn là chiến lược xây dựng thương hiêu trước khi được đưa ra đều cần thông qua việc nghiên cứu đối thủ mà mình phải đối mặt.
* Giới truyền thông: Không giống với các hoạt động sản xuất, quản lý, hoạt động xây dựng thương hiệu có quan hệ mật thiết với giới truyền thông vì đây là kênh truyền tải thông tin hiệu quả nhất tới công chúng. Vì vậy, trong thực tế một thương hiệu được nhiều người biết đến cũng đồng nghĩa với việc thương hiệu ấy xuất hiện trên các phương tiện truyền thông rất nhiều.
* Cơ quan tổ chức chính quyền địa phương: Các tổ chức tài chính, tổ chức quảng cáo, nhà cung cấp: Đây có thể nói là một phần trong chiến lược PR của doanh nghiệp. Các tổ chức này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ doanh nghiệp như cung cấp tài chính, bảo vệ an ninh, tài sản thương hiệu. Các cơ quan này đều có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới hoạt động xây dựng thương hiệu.
PHẦN II