Mục tiêu đặt ra cho công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động

Một phần của tài liệu td290 (Trang 58 - 61)

của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh, để tiếp tục tồn tại và phát triển trong môi trường toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, đặc biệt khi chúng ta đã trở thành viên của WTO, thì đòi hỏi đối với công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cũng phải cao hơn. Công tác hoạch định chiến lược phải cho ra đời đựoc những sản phẩm là những chiến lược mang tính linh hoạt, khả thi và hiệu quả kinh doanh cao. Để làm được điểù đó, công tác hoạch định cần phải tính đến tất cả các yếu tố về đặc điểm môi trường, khả năng nội tại, các cơ hội và

thách thức khách quan cũng như chủ quan. Giám đốc công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động đặt ra cho công tác hoạch định chiến lược các mục tiêu chính như sau:

Các báo cáo chiến lược của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động phải mang tính toàn diện để đảm bảo cho các mục tiêu về chiến lược có thể bao quát hết các cơ hội, loại trừ được các nguy cơ có thể đến từ môi trường, tận dụng được các điểm mạnh, các nguồn lực có giá trị, phát huy được các lợi thế cạnh tranh, cũng như hạn chế được các nhược điểm của công ty. Các báo cáo hoạch dịnh chiến lược phải xem xét môi trường trên toàn bộ các cấp độ của nó từ các yếu tố môi trường kinh doanh quốc tế, môi trường vĩ mô, các lực lượng cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh cho tới các yếu tố nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phải phân tích toàn bộ các yếu tố của môi trường bời các tác động của môi trường là vô hạn, trong khi nguồn lực của công ty là có hạn. Vấn đề chính là phải lựa chọn các yếu tố có khả năng tác động lớn nhất và khả năng để các tác động đó xảy ra đối với công ty để tiến hành phân tích và hoạch định.

Công tác hoạch định chiến lược phải mang tính hệ thống để đảm bảo tính thống nhất, lôgic của các mục tiêu và chiến lược của công ty. Tính hệ thống không chỉ thể hiện ở phương pháp, nội dung hoạch định chiến lược mà còn ở khía cạnh tổ chức. Về phương pháp. Công ty cần lựa chọn một mô hình phân tích phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty, với việc vận dụng một cách linh hoạt cả phương pháp định tính và định lượng. Về nội dung, các phân tích cần xem xét các yếu tố môi trường trên các giác độ như đặc điểm nổi bật, các tác động của chúng đối với chiến lược của công ty, các cơ hội và thách thức mà công ty có thể đối mặt, điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố tạo nên gía trị cho công ty trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó, ràng buộc lẫn nhau. Tập trung xác định rõ các định hướng cơ bản cho một giai đoạn không quá dài nhưng cũng không quá ngắn với các phương pháp định tính là chủ yếu và một số các định hướng mang tính chất định lượng cụ thể để xây dựng mục tiêu cần

đạt tới như doanh thu, cơ cấu lao động. Về tổ chức, công tác hoạch định chiến lược cần xây dựng thành một hệ thống từ khâu thu thập thông tin, xử lý cho tới khâu phân tích và báo cáo các quy trình hoạt động một cách khoa học, sự hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên trong công ty cũng như giữa công ty với các tổ chức có liên quan trong việc cung cấp thông tin chiến lược, đóng góp ý kiến hoàn thiện về nội dung và phương pháp phân tích.

Các phân tích chiến lược phải mang tính cụ thể. Tính cụ thể của các phân tích chiến lược phải được thể hiện bằng các xu hướng, các số liệu minh hoạ cho các đặc điểm, tác động, nguyên nhân và nội dung của các yếu tố môi trường đã được lựa chọn để phân tích. Chỉ ra cụ thể các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của công ty là gì? Cái gì tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty? Công ty cần làm những gì để tận dụng các cơ hội, khai thác tốt các nguồn lực có giá trị, phát huy điểm mạnh, loại trừ được các nguy cơ, khắc phục điểm yếu.

Đồng thời các phân tích chiến lược cũng phải mang tính hiệu quả. Tất cả các yếu tố trên đối với công tác hoạch định chiến lược suy cho cùng đều nhằm đảm bảo tính hiệu quả của nó đối với công tác quản lý chiến lược nói chung và công tác hoạch định chiến lược nói riêng. Vì tất cả các hoạt động kể cả công tác hoạch định chiến lược đều có chung một động cơ duy nhất là nhằm tạo ra gía trị cho công ty. Tính hiệu quả của công tác hoạch định chiến lược còn thể hiện ở việc phản ánh chân thực nhất thực trạng môi trường củâ công ty, bảo đảm cho các mục tiêu và chiến lược đề ra mang tính cụ thể, nhất quán và khả thi, phù hợp với đặc điểm môi trường, khả năng của công ty trong khi chi phí về thời gian và tiền bạc cho hoạt động hoạch định chiến lược có hạn.

Không ngừng củng cố hệ thống thông tin tổng hợp và phát triển nguồn cung cấp thông tin một cách hợp lý, để tạo cơ sở cho việc tìm kiếm thông tin phục vụ công tác hoạch định chiến lược. Hệ thống thông tin này phải bao gồm các nhóm thông tin,

thể hiện các đặc điểm của môi trường vĩ mô, môi trường cạnh tranh và hoàn cảnh nội bộ của công ty.

Đối với các thông tin về môi trường chung phải thể hiện mức độ phát triển kinh tế, đặc điểm xã hội, chính trị, lịch sử, địa lý của các quốc gia, vùng lãnh thổ phân theo khu vực thị trường như các thông tin về diện tích, dân số, tốc độ phát triển dân số, mật độ dân số, hệ thống giáo dục, thu nhập quốc dân, thu nhập quốc dân tính theo đâu người, tình hình kinh doanh ngoại thương, tổ chức bộ máy Nhà nước.

Các thông tin về môi trường cạnh tranh phải thể hiện các đặc điểm của các đối thủ cạnh tranh hiện tại của công ty như có cấu cơ sở vật chất kỹ thuật, thị phần, sự phát triển của các sản phẩm thay thế có thể đe doạ sản phẩm của công ty. Các thông tin khách hàng phải phản ánh đúng cơ cấu kinh doanh, sở thích của từng nhóm khách hàng đối với sản phẩm - dịch vụ, đánh giá của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ hiện tại của công ty.

Một phần của tài liệu td290 (Trang 58 - 61)