Phương hướng hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu td290 (Trang 55 - 58)

Công tác hoạch định chiến lựoc kinh doanh ở công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động phải được hoàn thiện dựa trên xu hướng phát triển về nhu cầu của khách hàng, sự phát triển của công nghệ và những phương thức phục vụ khách hàng cũng như những định hướng phát triển thương mại của ngành thương mại, của nhà nước, điều này được thể hiện cụ thể ở những điểm dưới đây:

Về xu hướng phát triển nhu cầu của khách hàng

Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta tăng trưởng mạnh cùng với xu hướng hội nhập khu vực và toàn cầu ngày càng mạnh mẽ, thu nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng kéo theo đó là sự phát triển nhu cầu ngày càng đa dạng theo xu hướng từ nhu cầu cơ bản lên nhu cầu bậc cao.

Những tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, nhãn hiệu thương mại và đặc biệt là cung cách dịch vụ cho khách hàng thuận tiện, nhanh chóng trở nên có ưu thế,nó thay thế cho các tiêu chuẩn ở tầm thấp trước đây như độ bền sản phẩm, giá rẻ…

Ngày nay những người tiêu dùng đã dần tiếp cận trực tiếp với nhà sản xuất, một xu hướng tiêu dùng mới đang hình thành đó là nhu cầu tiêu dùng hiện nay hình thành có chọn lọc, tập trung, người tiêu dùng ngày càng chú ý tới nhãn hiệu hàng hoá, muốn sử dụng những hàng hoá có chất lượng cao nhãn hiệu quốc tế, từ đó đã hình thành nhu cầu ngày càng đa dạng ở mọi khu vực thị trường.

Người tiêu dùng ngày càng trở nên khó tính hơn, và họ cũng có sự cân nhắc đắn đo nhiều hơn khi lựa chọn những sản phẩm để đảm bảo về mặt nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Vì vậy việc tăng cường công tác quản lý chất lượng tổng thể của sản phẩm theo các tiêu chuẩn ISO ( chứng nhận về quy trình quản lý chất lượng tổng thể

của sản phẩm của doanh nghiệp), đây sẽ là bằng chứng để người tiêu dung tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin và internet đã hình thành một phương thức mua bán, phục vụ mới mà ở đó khách hàng trực tiếp thu được những thông tin kỹ lưỡng về sản phẩm dịch vụ mà họ quan tâm.

Là một doanh nghiệp thương mại thì yếu tố dịch chuyển nhu cầu tiêu dùng, hình thành nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng mới luôn tiềm ẩn những tác động tới việc hoạch định chiến lược kinh doanh. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có một quá trình nghiên cứu, nắm bắt và thay đổi phương thức phục vụ cũng như hoạch định chiến lược của mình cho phù hợp, đáp ứng tốt nhất yêu cầu mới. Đây là một trong những yếu tố đánh giá mức độ thích ứng và sự linh hoạt trong công tác hoạch định chiến lược của doanh nghiệp, để có những vị thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh.

Theo những nghiên cứu mới nhất hiện nay về xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam cũng cho thấy, người tiêu dùng ngày càng chú ý tới nhãn hiệu hàng hoá nhưng lại ít chung thuỷ với một nhãn hiệu nào đó. Và khi các nước có khủng hoảng kinh tế, thì người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang tiêu dùng những mặt hàng giá rẻ hơn trong cùng chủng loại hàng hóa. Do đó sẽ là khôn ngoan nếu doanh nghiệp tạo ra nhiều nhãn hiệu hàng hoá để thu hút nhiều người mua, cần phải có một chiến lược quảng cáo và phân phối sản phẩm mang tính đồng bộ cao. Sau thời kỳ quảng cáo và khuyến mại thì uy tín của doanh nghiệp phải được khẳng điịnh đồng thời tạo lập được kênh phân phối sản phẩm, khi mà người tiêu dùng đã được dùng thử sản phẩm thì chiến lược thu hút người mua bằng chất lượng sản phẩm cần được tăng cường.

Về sự phát triển của khoa học công nghệ và phương thức phục vụ khách hàng Công nghệ được xem như là thành quả tổng hợp của 4 yếu tố: thiết bị, con người, tổ chức và thông tin. Trong đó, thiết bị là một thành tố cốt lõi và con người là

nhân tố giữ vai trò quyết định, một sự thay đổi về công nghệ tác động đến doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh khác nhau và không tách rời yếu tố con người.

Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng và đổi mới công nghệp. Khả năng duy trì vị thế độc tôn về công nghệ ngày càng trở nên khó khăn nên doanh nghiệp cần phải tìm kiếm thêm các công cụ cạnh tranh khác, đó là phương thức phục vụ khách hàng.

Công tác hoạch định chiến lược của doanh nghiệp chịu tác động của những nhân tố công nghệ và phương thức phục vụ trên hai mặt: Một là nó đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng và hai là nó được sử dụng như một công cụ để vượt qua các đối thủ cạnh tranh.

Các định hướng phát triển thương mại

Trên cơ sở những định hướng tổ chức lưu thông hàng hoá trong thời kỳ 2003- 2005 được bộ thương mại xây dựng trên quan điểm : Phát triển thương nghiệp nhiều thành phần, trong đó thương nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc xuất nhập khẩu và bán buôn những mặt hàng trọng điểm, mở rộng và phát triển thị trường ngoài nước trên cơ sở nhận thức các quy luật khách quan. Mục tiêu chung của định hướng này là tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý và hành lang, chính sách, bộ máy và cơ chế vận hành của hệ thống quản lý thương nghiệp. Tiếp tục xây dựng thị trường thống nhất, đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt cân đối cung cầu hàng hóa. Các nội dung cụ thể như sau:

Mở rộng và củng cố các kênh lưu thông hàng hoá, một mặt củng cố và hoàn thiện các kênh lưu thông hiện có theo hướng ổn định, để hàng hoá vận động trên kênh có hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Mặt khác, hình thành các kênh lưu thông mới, đặc biệt là kênh tiêu thụ sản phẩm tiêu dùng và kênh phân phối vật tư, hàng công nghiệp tiêu dùng. Để ngày càng nhiều kênh phân phối, nối sản xuất với tiêu dùng, thị trương nông thôn với thị trường thành thị, thị trường trong nước với thị trường nước ngoài.

Xây dựng và củng cố mô hình tổ chức lưu thông hàng hoá trên phạm vi cả nước, với mô hình tổ chức chuyên doanh hoạt động tronh lĩnh vực thương mại thuần tuý hoặc vừa sản xuất, vừa lưu thông hàng hoá trên phạm vi cả nước hoặc khu vực, kinh doanh theo mặt hàng, theo nhóm hàng, vừa bán buôn vừa bán lẻ…

Tổ chức các chủ thể kinh doanh thương mại trên phạm vi địa phương, thị trường các đô thị lớn gồm các tổng công ty, công ty thương mại tổng hợp là các doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa có trên 50% sở hữu nhà nước, vừa xuất khẩu vừa kinh doanh nội địa, vừa phục vụ thị trường tại chỗ, vừa thực hiện chức năng trung tâm phát luồng và trung tâm hội tụ về hàng hoá đối với thị trường vùng, miền và cả nước, các công ty chuyên doanh trực thuộc và các tổng công ty trên.

Thị trường thành phố, thị xã thuộc tỉnh gồm các công ty thương mại tổng hợp và công ty nông sản thực phẩm và vật tư nông nghiệp, các đơn vị trực thuộc các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.

Tóm lại để hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp thì việc nắm bắt, dự báo và tìm hiểu những định hướng phát triển của thị trường và các chính sách của nhà nước là khâu không thể thiếu và là khâu vô cùng quan trọng trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh.

Một phần của tài liệu td290 (Trang 55 - 58)