Hoàn thiện về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Tiện Nhất (Trang 65 - 69)

- Kết chuyển CPNCTT Cho mặt hàng “Viền xéo “:

4.2.2Hoàn thiện về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm

627 Nẹp lưngquần tây

4.2.2Hoàn thiện về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm

 Đối với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là từng lệnh sản xuất của các đơn đặt hàng riêng biệt. Theo đó, chi phí sản xuất phát sinh bất kể ở đâu đều được tập hợp cho các đơn đặt hàng. Những chi phí sản xuất phát sinh chung thì cuối tháng sẽ tiến hành phân bổ. Tuy nhiên, khi thực hiện như vậy khó có thể theo dõi chi phí phát sinh ở từng phân xưởng là bao nhiêu.

 Đối với đối tượng chi phí nguyên vật liệu

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một phần lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy việc tổ chức theo dỏi, ghi chép, phân bổ hợp lý chi phí đảm bảo cho giá thành được tính chính xác. Mặt khác công tác kiểm soát chi phí nguyên vật liệu cũng cần phải được chú trọng và đảm bảo thực hiện đúng quy định.

•Công ty cần phải tổ chức phân công, phân nhiệm tách biệt các bộ phận thủ kho, người mua hàng, người nhận hàng. Đồng thời cần phải có sự luân chuyển trong bộ phận mua hàng để tránh trường hợp những người mua hàng quen thân với nhà cung cấp và dẫn đến thông đồng trong việc chiếm dụng những khoản chiết khấu mua hàng.

•Hiện nay, Công ty đang sử dụng phương pháp tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân cuối tháng gây ra một số một số bất cập trong công tác cung cấp thông tin cho quản trị. Vì vậy, Công ty cần phải thay đổi phương pháp tính giá khác như phương pháp bình quân thời điểm. Theo phương pháp này thì đơn giá hàng tồn kho sẽ được tính ngay sau mỗi lần nhập kho nguyên vật liệu.

•Trong khâu định khoản vào máy tính trên các phiếu xuất kho, nhập kho của kế toán vật tư cần phải có sự kiểm tra thông qua việc đánh dấu ký hiệu trên những phiếu đã kiểm tra. Cuối tháng, có sự trao đổi kiểm tra giữa kế toán giá thành và kế toán vật tư. Các phiếu xuất kho, nhập kho khi in ra phải có định khoản.

•Công ty nên có quy định và giám sát chặt chẽ việc sử dụng vật liệu trong quá trình sản xuất. Các vật liệu sau khi xuất kho thì phải giao trách nhiệm cho tổ truởng tổ sản xuất nhận vật liệu đó, người này phải có trách nhiệm trong việc theo dỏi và báo cáo lại số vật liệu đã sử dụng và còn dư thừa sau khi sản xuất một đơn đặt hàng.

 Đối với chi phí nhân công trực tiếp

•Bảng chấm công là căn cứ quan trọng để tính lương thời gian, tiền ăn ca cho công nhân. Vì vậy, Công ty cần phải có những quy định, kiểm soát tốt việc chấm công trên bảng này ở các phân xưởng và phòng ban.

•Đối với việc nhập số liệu, tính lương là rất quan trọng và cần sự chính xác cao. Vì vậy, phòng tổ chức-hành chính cần phải cử ra một người độc lập kiểm tra lại việc nhập liệu, tính lương của nhân viên nhập liệu xem đã chính xác chưa.

•Trường hợp công nhân nghỉ phép vẫn được tính lương và khoản lương này sẽ được tính vào giá thành của sản phẩm. Vì vậy, công ty cần có kế hoạch trích trước chi phí công nhân nghỉ phép.

* Phương pháp hạch toán:

Hằng tháng căn cứ vào kế hoạch trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất kế toán ghi:

Trang 67

Mức trích trước tiền lương phép kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất

=

Tiền lương chính thức hiện phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng

x

Tỷ lệ trích trước Tiền lương chính kế hoạch năm

của công nhân trực tiếp sản xuất Tỷ lệ trích trước (%) =

Tổng tiền lương nghỉ phép kếhoạch năm của công nhân trực tiếp sản xuất

Nợ TK 622: “chi phí nhân công trực tiếp” Có TK 335 : “chi phí phải trả”

Khi tổ chức cho công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép kế toán ghi: Nợ TK 335 : “chi phí phải trả”

Có TK 334: “phải trả công nhân viên”  Đối với chi phí sản xuất chung

•Công ty cần xem xét lại tiêu thức phân bổ đối với những vật liệu xuất dùng cho phân xưởng. Ở mỗi phân xưởng cần cử ra một người kiểm tra và bảo quản những vật liệu, công cụ dụng cụ. Cuối tháng, người này phải có trách nhiệm báo cáo lại số vật liệu còn dư thừa, tình trạng của các công cụ dụng cụ.

•Đối với khoản chi phí điện, nước, điện thoại ở các phân xưởng Công ty nên lập định mức cho những khoản chi phí này. Đồng thời Công ty cũng nên thực hiện việc khoán những khoản chi phí cho các phân xưởng. Ví dụ đối với chi phí điện sẽ phụ thuộc vào sản lượng sản xuất thực tế, do đó chi phí điện sẽ được khoán dựa vào sản lượng sản xuất. Nếu phân xưởng trong tháng sử dụng ít hơn so với chi phí đã khoán thì khoản chênh lệch này phân xưởng đó sẽ được hưởng. Trường hợp ngược lại, phân xưởng sử dụng quá mức khoán thì khoản chênh lệch này nhân viên phân xưởng đó phải chịu bồi thường cho doanh nghiệp.

 Đối với thiệt hại về sản phẩm hỏng

Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn về chất lượng, đặc điểm kĩ thuật sản xuất (màu sắc, kích cỡ…). Sản phẩm có thể sửa chữa được hoặc không sửa chữa được và đều gây ra một khoản thiệt hại là làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, Công ty không thực hiện hạch toán khoản thiệt hại này là do sản phẩm hỏng của Công ty chiếm tỷ lệ không lớn nên thiệt hại về sản phẩm hỏng do thành phẩm gánh chịu. Tuy nhiên, nếu thành phẩm gánh

chịu chi phí thiệt hại do sản phẩm hỏng thì sẽ làm tăng giá thành một cách giả tạo, hơn nữa sẽ làm cho sản phẩm của Công ty khó cạnh tranh với các đơn vị trong cùng ngành. Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được thì chi phí chi ra cho sản phẩm loại này cần loại ra để đảm bảo tính đúng, đủ chi phí cho các chính phẩm. Theo em, Công ty nên hạch toán khoản thiệt hại này bằng việc tìm đúng nguyên nhân sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý đúng đắn. Nếu hỏng do lỗi của người lao động thì yêu cầu bồi thường để nâng cao ý thức trách nhiệm trong quá trình sản xuất. Nếu hỏng do lỗi kĩ thuật thì cần có biện pháp xử lý để hạn chế thấp nhất thiệt hại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

     

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Tiện Nhất (Trang 65 - 69)