Mua sắm hàng tồn kho

Một phần của tài liệu tc663 (Trang 58 - 62)

IV. Giải pháp phát triển ngành công nghiệp xi măng

1.2.2. Mua sắm hàng tồn kho

Để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, có rất nhiều các loại nguyên vật liệu được mua về, với số lượng lớn, theo đó chi phí cho kho bãi, bảo quản là rất lớn. Khắc phục tình trạng trên các doanh nghiệp khi xây dựng nhu cầu sản xuất trong năm cần chú ý hơn đến khâu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, tính toán một cách chuẩn xác nhất để không rơi vào tình trạng nhu cầu nguyên vật liệu vượt quá cả nhu cầu sản xuất. Đồng thời khi ký kết các hợp đồng mua sắm nguyên vật liệu với nhà cung cấp thoả thuận với họ cung cấp kịp thời với nhu cầu sản xuất. Những biện pháp đó sẽ giúp giảm chi phí kho bãi, bảo quản, từ đó cũng giảm được đáng kể lượng vốn lưu động phải chi của doanh nghiệp.

1.2.Đầu tư tài sản hữu hình

1.2.1.Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Để phát triển ngành công nghiệp xi măng phát triển ổn định, bền vững, với trình độ công nghệ tiên tiến mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ nước ngoài, có đủ khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài trong tiến trình hội nhập kinh tế

quốc tế, thì vấn đề đặt ra là chúng ta cần có một đội ngũ cán bộ tư vấn thiết kế có có năng lực và giàu kinh nghiệm, đội ngũ kỹ sư, cán bộ quản lý cùng đội ngũ công nhân kỹ thuật tham gia lao động trực tiếp tại các phân xưởng có khả năng hơn nữa trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình.

Muốn vậy ngành xi măng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo đội ngũ kỹ sư, cán bộ quản lý, tư vấn thiết kế, công nhân kỹ thuật và cán bộ trên đại học cho ngành xi măng. Tăng cường năng lực đào tạo cho các trường công nhân kỹ thuật xi măng và trung tâm đào tạo hiện có của ngành để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng và số lượng của các học viên được đào tạo tại trường. Bên cạnh việc đào tạo mới phải hết sức quan tâm đến việc đào tạo lại, cập nhất kiến thức mới phù hợp với tình hình phát triển của công nghệ sản xuất xi măng và khoa học quản lý. Cùng với việc đào tạo trong nước, ngành xi măng phải đẩy mạnh đào tạo ở nước ngoài, cả về kỹ thuật công nghệ và quản lý, điều hành dự án, tư vấn thiết kế và quản lý sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Nhưng để có nguồn vốn thực hiện các công tác đào tạo đã đề xướng ở trên thì vấn đề đặt ra là nguồn vốn cho công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực còn ít. Lượng vốn dành cho đào tạo cán bộ tại nước ngoài thì càng không có, lượng vốn dùng cho đào tạo trong nước thì manh mún, không theo một nguồn vốn cụ thể nào cả, khi có thì chi cho đào tạo còn khi thiếu vốn thì chương trình đào tạo bị dừng lại, hoặc kinh phí bị giảm xuống làm cho chất lượng đào tạo không cao. Khắc phục tình trạng trên ngành công nghiệp xi măng cần lập một quỹ đào tạo, quỹ này có thể trích từ quỹ phát triển để sản xuất, quỹ này sẽ để chi dùng cho công tác đào tạo của ngành như: mua sắm thiết bị, dụng cụ học tập, phương tiện và tài liệu giảng dạy, tiền lương cho các thầy và hỗ trợ học bổng cho trò, ngoài ra có thể thực hiện xây dựng thêm trường lớp cho ngành.

1.2.2.Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

Đẩy mạnh các hoạt động khoa học công nghệ và khao học quản lý, tiếp tục đầu tư nghiên cứu để làm chủ công nghệ, phát huy hiệu quả năng lực của thiết bị, nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, trong đó chú trọng việc đa dạng hoá sản phẩm, tăng tỷ lệ clinker chất lượng cao. Nghiên cứu xử lý tốt nguyên liệu đầu vào, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm. Tiếp thu, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của thế giới, nâng cao năng lực và trang thiết bị của các cơ sở nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ; ứng dụng công nghệ tận dụng nhiệt khí thải để sản xuất điện trong các nhà máy xi măng; nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý và sử dùng phế thải làm nguyên, nghiên liệu phụ gia cho xi măng. Nghiên cứu giảm chi phí vật chất, tăng năng suất lao động, kéo dài thời gian hoạt động của trang thiết bị và nghiên cứu các giải

pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh việc đầu tư thiết bị phân tích kiểm nghiệm có độ chính xác cao, thời gian phân tích ngắn. Cùng với việc nghiên cứu khoa học công nghệ tiếp tục nghiên cứu cải tiến phương pháp quản lý điều hành sản xuất và quản lý môi trường.

Muốn có các nghiên cứu ứng dụng trong ngành như vậy, thì ngành công nghiệp xi măng phải tăng cường công tác khuyến khích nghiên cứu khoa học nâng cao hiệu quả sản xuất trong ngành. Khi lập các báo cáo nghiên cứu cần cụ thể hơn nữa các bước thực hiện trong quá trình nghiên cứu, thể hiện được hàm lượng trí tuệ trong các công trình nghiên cứu để tránh tình trạng đi cóp nhặt các kiến thức ở các công trình khác để biến thành của mình. Đồng thời các công trình nghiên cứu cần gắn hơn nữa với thực tiễn đời sống sản xuất không thể chạy theo thành tích. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi giữa các đơn vị trong nghành cũng như hội thảo với các chuyên gia đầu ngành để có thêm kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn.

1.2.3.Đầu tư cho hoạt động Marketing

Nhóm giải pháp về tổ chức, sắp xếp lại sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ năm 1995 trở về trước, xi măng được xếp vào loại sản phẩm độc quyền. Những năm gần đây khi mà xi măng liên doanh, và xi măng địa phương ra đời rất nhiều, cung cầu được cân đối, có những thời điểm cung vượt quá cầu nên tính độc quyền đang được dần xoá bỏ, tuy nhiên sự bảo trợ của Nhà nước vẫn còn khá mạnh. Ngành xi măng cần mạnh dạn và quyết tâm sắp xếp, tổ chức lại hệ thống phân phối lưu thông, loại bỏ các khâu trung gian để giảm chi phí lưu thông đến mức thấp nhất. Cần có biện pháp đổi mới công nghệ, tiếp tục chuyển từ dùng dầu MFO sang dùng than để sản xuất clinker như ở nhà máy xi măng Hà Tiên II và các nhà máy xi măng được xây dựng giai đoạn sau này, đồng thời thực hiện cải tiến pối liệu, nâng cao năng suất thiết bị để nâng sản lượng.

Về thị trường: Cần nghiên cứu khả năng mở rộng thị trường sang các nước láng giềng và các nước trong khu vực, đó là tiền đề để thực hiện xuất khẩu xi măng của Việt Nam, trong đó chú trọng các loại xi măng đặc biệt, đặc chủng có giá trị cao. Song song với việc mở rộng thị trường tiêu thụ, cần có biện pháp hữu hiệu để ngăn cản việc nhập lậu xi măng, trốn thuế và đưa hàng chất lượng thấp vào thị trường Việt Nam.

Về giá cả: Một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc giá đầu vào cao là do độc quyền sản xuất và kinh doanh làm cho giá tăng kéo theo giá của các ngành sản xuất khác cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, trong đó có ngành xi măng. Do đó nhà nước cần kiểm soát việc tình hình giá của các sản phẩm độc quyền, tránh hạch toán chi phí không hợp lý, không sát với thực tế, nhưng vẫn tính vào giá thành. Ngoài ra chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp chiếm từ 55 – 70% giá thành sản xuất xi măng, trong đó trừ một số mặt hàng thuộc sản phẩm độc quyền theo giá quy định của Nhà nước, còn một số mặt hàng khác thì mua theo giá thị trường. Phần mua bán vật tư loại này cũng nẩy sinh khôn ít tiêu cực (gửi giá, khuyến mại, thưởng người mua) nếu kiểm soát chặt chẽ, công khai sẽ góp phần giảm đáng kể giá thành sản xuất.

Cùng với việc thực hiện các biện pháp giảm giá thành sản xuất, thì ngành xi măng cũng cần xây dựng lộ trình hợp lý về giá bán xi măng để chủ động hội nhập và đảm bảo nguồn trả nợ các khoản vay đầu tư phát triển công nghiệp xi măng. Mặt khác, phải luôn nắm bắt thông tin khu vực, thế giới về lĩnh vực đầu tư sản xuất, thị trường xi măng và các chính sách giá cả để điều chỉnh các kế hoạch chính sách của mình cho phù hợp với tình hình. Tham gia tích cực chủ động cới các hiệp hội xi măng, hiệp hội tư vấn của khu vực và quốc tế để vừa học tập vừa trao đổi kinh nghiệm để cùng đề xuất các cơ chế chính sách, các biện pháp hợp tác, phối hợp thị trường khu vực và các vấn đề liên quan khác.

2. Những giải pháp về phía Nhà nước

Để phát triển hơn nữa ngành xi măng, một trong những ngành mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, hàng năm đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước cũng như tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế thì nhà nước nên có những biện pháp hỗ trợ cho ngành, như:

Chính phủ cần thực hiện xem xét và phê duyệt các quy hoạch điều chỉnh để các dự án xây dựng các nhà máy xi măng có cơ sở để triển khai thực hiện, không bị rơi vào tình trạng lúng túng trong quá trình thực hiện vì lo ngại đi sai với chủ trương, chính sách của Nhà nước. Sau khi các quy hoạch được phê duyệt, việc đầu tư phát triển xi măng phải được thống nhất quản lý theo quy hoạch, để tránh tình trạng quản lý trồng chéo, dẫn đến tệ quan liêu trong hành chính.

Cần có chính sách đặc thù riêng cho đầu tư phát triển ngành công nghiệp xi măng, cho phép các dự án xi măng được chọn và chỉ định các tổ hợp nhà thầu đối với từng dự án cụ thể như đã áp dụng đối với các dự án thuỷ điện.

Về vốn cho các dự án: Cho phép các dự án xi măng bao gồm đầu tư mới, chuyển đổi công nghệ từ lò đứng sang lò quay và trực tiếp sản xuất clinker ở những địa bàn khó khăn như miền núi phía bắc, trung du, tây Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Tây Ninh, Bình Phước… được vay vốn ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển của Nhà nước đến 30% tổng mức đầu tư. Nhà nước hỗ trợ đủ vốn từ ngân sách để xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng bên ngoài nhà máy như tuyến điện cao thế, đường

bộ, đường sắt… Cho phép chủ đầu tư các sự án xây dựng nhà máy sản xuất xi măng được vay vượt 15% vốn tự có của các ngân hàng thương mại. Giao cho bộ tài chính phát hành trái phiếu hoặc bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các dự án đầu tư.

Đồng thời chính phủ cần phải sớm giao cho bộ giao thông vận tải sớm hoàn thiện quy hoạch đầu tư hệ thống giao thông đường sông và đường bộ ở khu vực từ Hà Tây đến bắc Nghệ An va Quảng Bình dọc theo quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh. Giao cho Tổng công ty đường sắt Việt Nam có phương án hợp lý về kế hoạch chạy tàu và giá cước, tính toán lại để tạo điều kiện cho ngành xi măng tổ chức vận chuyển trên tuyến đường sắt Bắc – Nam một phần sản lượng của các nhà máy trong ngành đã và sẽ xây dựng. Giành vị trí để đầu tư xây dựng trạm tiếp nhận trung huyển phân phối xi măng, chinker và vật tư khác phụ vụ công nghiệp sản xuất xi măng.

Thủ tướng chính phủ cần đề nghị bộ Tài nguyên môi trường nghiên cứu rút ngắn các thủ tục về cấp phép thăm dò, khảo sát và cấp phép khai thác khoáng sản. Có kế hoạch bố trí các nhiệm vụ điều tra, đánh giá nguyên liệu xi măng tại các khu vực dự kiến xây dựng các nhà máy xi măng theo quy hoạch.

MỤC LỤC

Trang

Chương I...1 Khái quát v ngành công nghi p s n xu t xi m ngề ă ...1

Một phần của tài liệu tc663 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w