Những vấn đề còn tồn tạ

Một phần của tài liệu tc663 (Trang 43 - 46)

III. Đánh giá những kết quả hoạt động đầu tư phát triển của ngành công nghiệp sản xuất xi măng.

2.1.Những vấn đề còn tồn tạ

Thứ nhất: về huy động và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển.

Đầu tư xi măng hiện đang tập trung chính vào các doanh nghiệp Nhà nước, lượng vốn chủ sở hữu trong các doanh nghiệp Nhà nước này không lớn và thực tế đã dùng vào đầu tư nhiều dự án khác, do vậy đa số không có vốn để đầu tư xi măng. Muốn đầu tư xi măng, doanh nghiệp phải dùng vốn vay là chính (trừ các dự án thuộc Tổng công ty có một phần nguồn vốn do Tổng công ty do tổng công ty tập trung từ các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty).

Với các Công ty cổ phần xi măng mà Doanh nghiệp nhà nước chiếm cổ phần chi phối thì đa số vốn góp vào Công ty cổ phần cũng từ nguồn vay ngân hàng của donh nghiệp. Đây là việc các doanh nghiệp phải tính toán kỹ đến khả năng hoàn vốn và lãi vay.

Cơ chế chính sách. Chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi luôn có sự thay đổi và thiếu hướng dẫn mang tính kế thừa của các chính sách trước, do vậy các chủ đầu tư không kịp đáp ứng những thủ tục, yêu cầu của các cơ quan cấp tín dụng, dẫn đến thời gian làm thủ tục vay vốn bị kéo dài. Chính sách vây vốn tín dụng thương mại như đã nói, theo luật của các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại Việt Nam thường không đủ điều kiện để cho một chủ đầu tư vay toàn bộ vốn đầu tư một dự án xi măng mà phải hợp vốn từ nhiều ngân hàng. Việc phải thống nhất giữa các ngân hàng cũng mất khá nhiều thời gian, làm chậm tiến độ của dự án. Chính sách bảo lãnh vay vốn nước ngoài, theo quy định bảo lãnh khoản vay của các daonh nghiệp do các ngân hàng thương mại thực hiện, vì vậy khi phải bảo lãnh Chính phủ, phải làm thủ tục xi phép Chính phủ cho từng dự án và phải giải trình lại với Bộ tài chính về tính khả thi của dự án, khả năng hoàn trả nợ và lãi vay của dự án - những việc này cũng rất mất thời gian.

Bản thân các chủ đầu tư cũng có hạn chế, chưa am hiểu hết các quy định và thủ tục vay vốn cũng như thủ tục bảo lãnh. Lập xong dự án mới tìm nguồn vốn, chưa đủ độ tin cậy với các ngân hàng khi xi vay một khoản vốn lớn.

Lượng vốn trong các ngân hàng Việt Nam hiện cũng không đủ để đáp ứng cho hàng loạt dự án lớn có kế hoạch xây dựng trong cùng một thời gian. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại còn có ý chờ đợi vào khả năng cho vay của Quỹ hỗ trợ phát triển với từng dự án cụ thể, sau đó mới quyết định lượng tiền cho vay cần được đề cập.

Hình thức huy động vốn cổ phần để đầu tư dự án sản xuất xi măng là ưu việt vì tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong mọi thành phần kinh tế để đầu tư và có chủ sở hữu đích thực, có trách nhiệm với vốn của mình bỏ ra đầu tư. tuy nhiên thời gian qua việc thực hiện đầu tư bằng hình thức góp vốn cổ phần của các dự án xi măng gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp Nhà nước không có đủ chủ sở hữu để góp cổ phần mà đa số đi vay dẫn đến tính khả thi không cao.

Trong khi lượng vốn có thể huy động trong thời gian cho các dự án xây dựng các nhà máy sản xuất xi măng đang trong tình trạng bế tắc, thì quá trình sử dụng vốn vẫn có những vấn đề không hợp lý, đặc biệt là trong công tác xây dựng cơ bản, có sự thất thoát vốn trong khâu này mà chưa có sự tháo gỡ thích đáng.

Thứ hai: Về vấn đề đầu tư cho xây dựng cơ bản.

Việc khảo sát các nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất. Số liệu khảo sát của một vài dự án khi thực hiện khảo sát và so với thực tế sản xuất khác xa nhau đã làm cho việc lựa chọn phương án thiết bị khai thác, gia công nguyên liệu không phù hợp với thực tế sản xuất. Có mỏ đát sét không thể khai thác theo những thiết kế ban đầu đã phải bỏ những thiết kế đó đi để thuê tư vấn thiết kế lại, điều đó đã dẫn đến tình trạng lãng phí vốn trong khi nguồn vốn cho đầu tư thì đang thiếu. Chất lượng các mẫu công nghệ để cung cấp cho nhà thầu cung cấp thiết bị không đạt tiêu chuẩn, dẫn đến các kết luận sai trong quá trình thực hiện sản xuất.

Khảo sát địa chất: Khi khảo sát để chọn mặt bằng không cẩn trọng, có xu hướng tiết kiệm chi phí thực hiện làm cho kết quả thu được không chính xác. Khi tiến hành thi công, xây dựng mới phát hiện ra nên phải hoãn lại để có thời gian khắc phục, điều đó làm chậm tiến độ của toàn bộ dự án gây thiệt hại không nhỏ về chi phí thời gian, đó là chưa kể đến lượng chi phí dành cho thực hiện khảo sát lại.

Lựa chọn giải pháp công nghệ: Việc lựa chọn giải pháp công nghệ không đúng cụ thể như lượng phụ gia dùng cho sản xuất không phù hợp với yêu cầu thực tế, điều đó không những không làm chất lượng xi măng tốt lên mà còn giảm chất lượng xi măng.

Lựa chọn thiết bị: Do khuynh hướng cải tạo công nghệ của toàn ngành, lựa chọn những công nghệ tiên tiến của thế giới để tránh tình trạng công nghệ lạc hậu so với công nghệ thế giới mà không tính đến khả năng đáp ứng của các ngành khác như ngành cơ khí, và hậu quả là chúng ta bị động trong việc chế tạo các phụ tùng thay thế, lúng túng trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng.

Thứ ba: Về đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

Mặc dù đã có sự đầu tư rất nhiều cho phát triển nguồn nhân lực, nhưng trên thực tế nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong thời gian tới vẫn còn thiếu. Để bổ sung cho lượng thiếu đó mới chỉ có hai địa chỉ đào tạo chuyên ngành xi măng, nên khi cần đến lượng công nhân kỹ thuật tay nghề cao thì không đủ để đáp ứng nhu cầu. Đặc biệt các nhà máy trong các tỉnh miền Trung và miền Nam, ở hai vùng đó hầu như không có một địa chỉ đào tạo nào chuyên sâu dành cho ngành xi măng, chỉ có một số trường đại học, cao đẳng các địa chỉ đó chỉ có thể cung cấp những cán bộ quản lý, vì vậy lượng công nhân tay nghề cao đang thiếu nghiêm trọng.

Biên chế lao động còn dôi dư nhiều so với trình độ công nghệ, thiết bị tiên tiến dẫn đến chi phí sản xuất tăng. Trong một nhà máy xi măng có trình độ công nghệ trung bình chỉ cần khoảng 250 – 300 người làm việc, còn ở những nhà máy hiện đại chỉ cần khoảng 100 người. Trong đó vận hành toàn bộ dây chuyền sản xuất là khoảng từ 150 – 200 người (trong số này khoảng 1/2 có trình độ đại học). Trên thực tế, tại các nhà máy xi măng tại Việt Nam hiện nay số lao động trong các nhà máy bình quân đều lớn hơn 1000 người/ một nhà máy, có nghĩa là chi phí lương cho những lao động dôi dư này là rất lớn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động của ngành xi măng Việt Nam hiện nay còn thấp hơn nhiều so với một số nước tiên tiến trên thế giới.

Thứ tư: Về vấn đề công nghệ.

Trong công nghệ sản xuất xi măng của Việt Nam hiện nay, hầu hết các nhà máy xi măng được xây dựng trong vòng 10 năm trở lại đây đều đã dần dần áp dụng những công nghệ tiên tiến của thế giới từ công đoạn nghiền gia công cho đến xuất xi măng. Nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại một lượng rất nhiều các nhà máy xi măng lò đứng với công nghệ của Trung Quốc được xây dựng từ khá lâu, và đến thời gian này nó băt đầu thể hiện những yếu điểm của nó, đó là: Gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân quanh vùng, không chỉ vậy mà với công nghệ sản xuất này còn gây nên rất nhiều tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra cho người lao động nguyên nhân không phải là do người lao động không chấp hành những quy trình công nghệ bị mà do sự xuống cấp của công nghệ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc này.

Ngoài ra trong quá trình đầu tư để phát triển công nghệ, ngành đã tạo nên rất nhiều phong trào nghiên cứu để ứng dụng, từ những công trình nghiên cứu có ứng dụng thì vẫn tồn tại những cá nhân chỉ chạy theo thành tích, những công trình nghiên cứu của họ không được thực hiện nghiêm túc mà đi cóp nhặt từ những công trình nghiên cứu khác, làm mất chi phí và giảm tinh thần thi đua trong lao động của người công nhân. Cùng với đó là tình trạng ỷ lại của đội ngũ thiết kế dây chuyền công nghệ trong nước, đến nay mặc dù chúng ta đã nhập công nghệ lò đứng của Trung Quốc từ rất lâu nhưng chúng ta vẫn chưa có biện pháp tìm hiểu dây chuyền công nghệ để tạo ra các phụ tùng thay thế, hoặc có thể tự chuyển giao những công nghệ này, nhưng cho đến nay khi thực hiện sửa chữa, lắp đặt chúng ta vẫn phải thuê chuyên gia đi kèm.

Thứ năm: Vấn đề cạnh tranh

Cạnh tranh trên thị trường nội địa vẫn còn tình trạng cạnh tranh trong nội bộ ngành. Còn đánh giá khả năng cạnh tranh quốc tế của nghành công nghiệp xi măng Việt Nam chỉ được đánh giá là cạnh tranh có điều kiện, mức độ bảo hộ còn cao kéo dài trong nhiều năm (đến nay mức độ bảo hộ đối với các sản phẩm xi măng được đánh giá vào khoảng 109%, trong khi các nước khác chỉ khoảng trên 30 %) đã hạn chế sức sáng tạo của các doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường thế giới, chính vì vậy khi xoá bỏ lệnh cấm nhập khẩu thì yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bộc lộ rõ.

Đồng thời chất lượng sản phẩm của xi măng Việt Nam theo đánh giá chung là thấp hơn so với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực. Các doanh nghiệp xi măng ở Việt Nam chưa sản xuất được các loại xi măng mác cao như P800; P1000 do đó chưa bao phủ hết đoạn thị trường, có nghĩa là các sản phẩm chất lượng cao vẫn chưa có để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Trong khi đó đối với các sản phẩm đang có của ngành thì giá thành lại cao hơn so với giá của các sản phẩm cạnh tranh, mặc dù có lợi thế về giá nhân công.

Một phần của tài liệu tc663 (Trang 43 - 46)