- Tập trung nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế:
3.2. Hướng hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
nhân thọ
Từ những vấn đề vướng mắc nêu trên, trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ hiện hành và quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ của các nước có dịch vụ này đã phát triển, người viết xin được kiến nghị một số giải pháp khắc phục những vướng mắc nói trên.
Những điểm cần sửa đổi, bổ sung của pháp luật:
* Việc ban hành các văn bản pháp lýý, tạo dựng môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp là hết sức cần thiết nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và trong bối cảnh cần xây dựng một thị trường bảo hiểm lành mạnh trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, Nhà nước cần đặt các doanh nghiệp trong một sân chơi chung, các quy định pháp luật cần được ban hành theo hướng nhất thể hóa, nghĩa là không có sự ưu ái kể cả vấn đề tổ chức thành lập và hoạt động. Như đã trình bày ở trên thì Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật thống nhất điều chỉnh các hoạt động của chi nhánh các doanh nghiệp bảo hiểm mà không có sự phân biệt đó là chi nhánh của công ty nhà nước hay cổ phần hay 100% vốn nước ngoài.
Thực tế các đơn vị trực thuộc của các doanh nghiệp bảo hiểm dù tổ chức dưới hình thức gì hay chăng nữa cũng đều hạch toán phụ thuộc, chỉ là khâu phân phối sản phẩm (bán bảo hiểm) và giải quyết bồi thường trong phạm vi nhất định nào đó (tùy theo phân cấp của doanh nghiệp bảo hiểm đó), cho dù gọi là công ty hay chi nhánh thì bản chất nó chỉ là một chi nhánh vì vậy không thể được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật khác nhau hay có sự ưu ái cho doanh nghiệp này hay doanh nghiệp kia.
Vì vậy, tác giả xin kiến nghị sửa đổi Điều 11 Nghị định 42/CP ngày 01/8/2001 hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật kinh doanh bảo hiểm như sau:
Điều 11: Đơn vị thành viên, Chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm.
1- Đơn vị thành viên hay chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo quy định của Nghị định này và được
quy định trong điều lệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động của đơn vị thành viên và chi nhánh.
Đồng thời, cũng sửa đổi khoản 2 và khoản 3 của điều này quy định về việc Hồ sơ xin thành lập Đơn vị thành viên hay Chi nhánh. Không thể có ngoại lệ là các đơn vị thành viên của các Tổng Công ty thì không phải lập hồ sơ còn các doanh nghiệp cổ phần hay có vốn nước ngoài lại phải trình hồ sơ như quy định hiện hành trong khi về hình thức thì đơn vị thành viên của các Tổng Công ty lại lớn hơn cấp Chi nhánh.
Nhà nước cũng cần sớm có quy định việc cho phép các công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài được phép hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Hiện nay theo Luật kinh doanh bảo hiểm thì các công ty trách nhiệm hữu hạn không được kinh doanh bảo hiểm (Điều 59), nhưng trước đây Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lại cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn tại Việt Nam. Điều này dẫn tới việc đã có 6 công ty bảo hiểm nhân thọ 100% vốn nước ngoài dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn đang hoạt động tại Việt Nam. Hiện nay, khi Luật đầu tư nước ngoài được thay thế bằng Luật Đầu tư 2005 thì có sự vênh nhau giữa các quy định pháp luật. Vì vậy, Nhà nước cần sớm có quy định về vấn đề này.
Tương tự như vậy, trước đây theo Luật đầu tư nước ngoài thì liên doanh là một loại hình doanh nghiệp giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài (hoặc các bên nước ngoài). Vì vậy trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ cũng có một công ty bảo hiểm liên doanh. Hiện nay, theo Luật đầu tư 2005 thì liên doanh là hình thức đầu tư chứ không còn là loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp thì việc tổ chức lại các công ty này như thế nào, khả năng duy nhất là theo hình thức cổ phần, nhưng phải có hướng dẫn của Nhà nước.
* Như đã nêu ở trên, trong thực tế áp dụng, còn tồn tại một số quy định pháp luật chưa thật phù hợp với các nguyên tắc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, gây ra khá nhiều khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong việc áp dụng trên thực tế và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích người tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Việc chỉnh sửa lại những quy định này là một yêu cầu tất yếu và cần được thực hiện một cách
nhanh chóng, tăng cường tính hợp lý và hiệu quả của các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này.
- Xin được quay trở lại ví dụ về một quy định bất hợp lý có liên quan đến việc giải quyết trường hợp kê khai nhầm tuổi của người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vừa được trình bày tại mục 3.1 của chương 3. Quy định này được xây dựng rõ ràng là thiếu sự tham khảo cần thiết về đặc trưng của các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Người phải chịu thiệt thòi trước nhất khi áp dụng quy định này chính là khách hàng mua bảo hiểm (bên mua bảo hiểm). Vì vậy, việc sửa đổi quy định pháp luật này là rất cần thiết, góp phần thể hiện rõ tinh thần của pháp luật là trước hết và trên hết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
- Bên cạnh đó, những quy định pháp luật còn chưa thống nhất trong Luật kinh doanh bảo hiểm và phù hợp với Luật gốc (Bộ luật dân sự) như quy định về việc "bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm" (khoản 2 Điều 34), hành vi "cố ý cung cấp thông tin sai nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm" (điểm a khoản 2 Điều 19) và việc "bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm" (điểm d khoản 1 Điều 22) sẽ khiến cho các doanh nghiệp và cơ quan tố tụng lúng túng trong cách giải quyết, vì xét về bản chất thì việc cố ý cung cấp thông tin sai sự thật của người mua bảo hiểm nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thực chất cũng là một hành vi lừa dối, trong trường hợp bên mua bảo hiểm "cố tình" thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm nhằm giao kết hợp đồng cũng là một hành vi lừa dối.
Do đó, kết luận đúng đắn của các bản án phụ thuộc phần lớn vào "sự linh động" và "công tâm" của các nhà "cầm cân nảy mực"chứ không phải là đảm bảo nguyên tắc tố tụng "xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật". Do đó, các hậu quả pháp lý của các hành vi trên dẫn đến việc đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và hợp đồng vô hiệu trong Luật kinh doanh bảo hiểm cần được rà soát lại nhằm đảm bảo việc áp dụng các quy định được rõ ràng và chính xác.
* Về nghĩa vụ cung cấp thông tin và giải thích hợp đồng bảo hiểm
hợp đồng bảo hiểm và hậu quả pháp lý trong trường hợp các bên không thực hiện các nghĩa vụ này. Tuy nhiên, khi áp dụng các qui định này trong thực tiễn thì đòi hỏi phải có hướng dẫn giải thích rõ hơn về:
+ Các trường hợp nào thì coi là doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp sai thông tin nhằm giao kết hợp đồng?
+ Các thông tin này là những thông tin gì?
Thực tế, Luật kinh doanh bảo hiểm qui định trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm các điều kiện, điều khoản bảo hiểm... nói chung là các nội dung của hợp đồng bảo hiểm. Theo qui định của luật, nghĩa vụ giải thích của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng với quyền yêu cầu giải thích của bên mua bảo hiểm (được qui định tại khoản 1(a) Điều 18 Luật kinh doanh bảo hiểm. Trường hợp bên mua bảo hiểm không yêu cầu thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải giải thích hay không? Thực tế các nội dung của hợp đồng bảo hiểm là các nội dung có sẵn, công khai, và doanh nghiệp bảo hiểm không thể giấu giếm nội dung (các điều khoản bảo hiểm này chịu sự quản lý chặt chẽ về nghiệp vụ của Bộ Tài chính thông qua việc các doanh nghiệp bảo hiểm phải báo cáo, đăng ký các điều khoản bảo hiểm đang áp dụng). Như vậy, bên mua bảo hiểm hoàn toàn có thể tham khảo toàn bộ nội dung hợp đồng trước khi giao kết, trong trường hợp không hiểu cần giải thích thì ngay tại thời điểm đó phải yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích, nếu không có yêu cầu giải thích thì coi như bên mua bảo hiểm đã hiểu và chấp nhận toàn bộ nội dung của hợp đồng bảo hiểm.
Như vậy, vấn đề này cần có hướng dẫn và qui định cụ thể (hoặc cho phép các bên tự thỏa thuận) về thời điểm hoặc khoảng thời gian cụ thể để các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ này; nếu quá thời điểm đó mà các bên không thực hiện thì coi như mặc nhiên không có tranh chấp về vấn đề này. Quy định này là rất cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm, tránh trường hợp bên mua bảo hiểm lợi dụng quy định này để lẩn tránh nghĩa vụ mà doanh nghiệp bảo hiểm không thể chứng minh ngược lại được.
* Để hướng tới một thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển bền vững và tăng trưởng trong tương lai, có những quy định mang tính nghiệp vụ cao đã được pháp luật tất cả các nước khác ghi nhận nhưng lại chưa có trong văn bản pháp luật nước ta cần được
quan tâm xem xét với mức ưu tiên cao. Đa phần những quy định như vậy là kết quả đúc rút từ những bài học thu được trong thực tiễn kinh doanh và đều hướng tới mục đích tốt đẹp thức đẩy sự phát triển của ngành kinh doanh đầy tính nhân văn này. Quy định sau đây nên được quan tâm, bổ sung ngay, đó là:
- Quy định về thời gian tự do xem xét. Đạo lý của quy định này, như đã trình bày ở trên, chính là việc tạo điều kiện cho người mua bảo hiểm có thể xem xét lại hợp đồng bảo hiểm mà mình đã lựa chọn. Điều khoản và các phụ lục ghi nhận các điều kiện cụ thể của hợp đồng (như số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, người thụ hưởng…) chỉ đến tay bên mua bảo hiểm sau khi họ đã nộp phí bảo hiểm đầu tiên và hợp đồng bảo hiểm đã phát sinh hiệu lực. Nhưng cũng phải đến lúc này, họ mới được tạo điều kiện để nghiên cứu một cách thật kỹ lưỡng sản phẩm mình đã chọn qua các tài liệu hợp đồng (trước đó, họ chỉ biết về sản phẩm qua lời giới thiệu của đại lý khai thác).
Do vậy, thật hợp lý khi cho rằng bên mua bảo hiểm cần có một khoảng thời gian nhất định sau khi hợp đồng đã phát sinh hiệu lực và đã đến tay họ để xem xét lại xem hợp đồng đã được phát hành có đúng với khả năng tài chính, mong muốn và dự kiến của mình hay không. Nếu câu trả lời là không, khách hàng được quyền từ chối tham gia bảo hiểm và nhận lại phần phí mình đã đóng, đương nhiên là sau khi đã trừ đi các chi phí mà doanh nghiệp bảo hiểm phải bỏ ra để khai thác hợp đồng.
Điều này cũng nhằm đảm bảo nguyên tắc tự nguyện và tự do ý chí - một nguyên tắc cơ bản của việc giao kết và thực hiện mọi hợp đồng dân sự nói chung. Tuy nhiên, thời hạn này cũng phải đảm bảo không quá dài để có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp bảo hiểm, không đưa doanh nghiệp vào tình thế bất lợi vì bị khách hàng lợi dụng. Trên cơ sở cân nhắc tất cả các yếu tố này, các doanh nghiệp bảo hiểm trên khắp thế giới đã cùng nhau lựa chọn và hầu hết đều chọn khoảng thời gian 14 ngày kể từ ngày hợp đồng phát sinh hiệu lực. Các nhà lập pháp ở các quốc gia cũng nhận thấy tính hợp lý của thời hạn này, do vậy, pháp luật các nước đều ghi nhận nội dung tương tự. Ví dụ như Luật bảo hiểm của Singapore, chương 142, phụ lục D6, phần VII quy định rõ: các công ty bảo hiểm phải dành 14 ngày "tự do xem xét" cho người sở hữu đơn bảo hiểm kể từ khi nhận
Đối với điều kiện thị trường nước ta, một quy định như vậy lại càng là vô cùng cần thiết vì nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ còn quá mới mẻ và trình độ hiểu biết của người dân nói chung về bảo hiểm nhân thọ còn thấp. Điều khoản này sẽ phát huy vai trò tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm. Bên cạnh đó, với thực tế quy trình kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, có thể nói thời hạn 14 ngày và tính từ thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực là khoảng thời gian phù hợp nhất cho bên mua bảo hiểm thực hiện quyền tự do xem xét lại hợp đồng của mình. Khoảng thời gian này là vừa đủ cho việc hợp đồng được phát hành và chuyển tới tay cho khách hàng nghiên cứu, lại cũng không quá dài để có thể gây biến động thường xuyên, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Việc quy định vấn đề này bằng một quy phạm pháp luật còn giải quyết được vấn đề bức xúc hiện nay là tình trạng thiếu thống nhất khi xây dựng và vận dụng quy định này giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường nước ta. Sự chủ động, linh hoạt là quyền riêng có trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên nếu không được định hướng thì sự linh hoạt quá đà có thể gây rối loạn trên thị trường và có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm.
* Do người tiêu dùng cá nhân còn rất thiếu kinh nghiệm sử dụng bảo hiểm, khi nghiên cứu các điều khoản của bảo hiểm thì cũng không nghiên cứu được sâu do có quá nhiều thuật ngữ chuyên môn khó hiểu. Vì vậy, quy định pháp luật về chuẩn hóa các thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng bảo hiểm và các tài liệu đi kèm là hết sức quan trọng. Thực tế kinh doanh cho thấy, khách hàng thường không có kinh nghiệm nhiều về bảo hiểm nên trong quá trình ký kết hợp đồng, nhiều khi tin tưởng tuyệt đối vào đại lý và cũng không nghiên cứu kỹ điều khoản hợp đồng bảo hiểm hoặc nếu có nghiên cứu thì cũng không hiểu rõ hết do có quá nhiều thuật ngữ chuyên môn khó hiểu.
Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm cần ban hành quy định chuẩn hóa các thuật ngữ phù hợp với quy định của luật để các công ty bảo hiểm cùng sử dụng thống nhất nhằm tạo điều kiện cho người mua bảo hiểm đọc, hiểu và so sánh được các hợp đồng bảo hiểm của các công ty bảo hiểm khác nhau, giúp khách hàng có thể hiểu rõ ràng ý nghĩa của các điều khoản và điều kiện bảo hiểm, tránh việc hiểu sai, hiểu lầm trong tương lai.
* Vấn đề một công ty bảo hiểm rút lui khỏi thị trường hoặc trở nên mất khả năng thanh toán cần được pháp luật quy định chi tiết và cụ thể hơn. Vì hiện nay, các quy định hiện hành có đề cập tới việc chuyển giao các hợp đồng bảo hiểm nhưng không đề cập cụ thể tới trường hợp một công ty bảo hiểm chủ động chấm dứt hoạt động trên thị trường. Quy định pháp luật cũng đã liệt kê những biện pháp nhằm phục hồi khả năng thanh toán của một công ty bảo hiểm, việc thành lập ban giám sát nhằm kiểm soát các công ty mất khả năng thanh toán, nhưng chưa quy định cụ thể các biện pháp này cần được thực hiện