Là giai đoạn thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam dần đi vào ổn định sau cơn bão phát triển bảo hiểm nhân thọ ở giai đoạn trên. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy số hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khai thác mới giảm từ 1.024.802 năm 2003 hợp đồng xuống còn 808.514 hợp đồng năm 2004 và tỉ trọng hợp đồng mới trong tổng hợp đồng giảm từ 60,63% năm 2001 xuống còn 44,85% năm 2004. Tốc độ tăng trưởng của thị trường Việt Nam xuống mức tương đương với tốc độ phát triển của khu vực (16% của Việt Nam so với 9% của khu vực Nam và Đông á trong khoảng thời gian 2003 - 2004) [22].
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đã có thêm 03 công ty kinh doanh bảo hiểm nhân thọ 100% vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép là: Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm Prevoir (có nguồn gốc từ Pháp); và 02 Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm là ACE Life và New York Life International (có nguồn gốc từ Hoa Kỳ). Mặc dù vậy, năm 2005 vừa qua là năm tăng trưởng chậm và khó khăn nhất của thị trường bảo hiểm nhân thọ, số lượng hợp đồng khai thác mới năm 2005 chỉ đạt 1.198.000 hợp đồng giảm 33,6% so với năm 2004 (Bản tin Hiệp hội, số 4/2005) do một số yếu tố tác động như giá vàng tăng mạnh, lãi suất ngân hàng cao, số lượng hợp đồng đáo hạn ngày càng lớn... nhưng hy vọng rằng với sự góp mặt của những tên tuổi mới trên, thị trường bảo hiểm nhân thọ sẽ tạo ra một làn sóng phát triển mới cho bảo hiểm nhân thọ trong một vài năm tới.
Mặc dù có dấu hiệu chững lại của thị trường nhưng so với các nước trong khu vực và trên thế giới, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển. Một mặt, nhận thức của người tiêu dùng về tầm quan trọng của bảo hiểm nhân thọ
ngày càng tăng, tiềm năng khai thác vẫn còn rất lớn với 80 triệu dân và hơn 100 ngàn doanh nghiệp [22].
Số liệu thống kê cho thấy, hiện tại tỷ trọng người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ còn rất thấp (7%), phí bảo hiểm nhân thọ mới chỉ chiếm 1,25% GDP thấp xa so với các nước trong khu vực (2,5% - 7%) (Bản tin Hiệp hội, số 3/2005). Tỉ lệ tiết kiệm trên GDP của Việt Nam năm 2002 là 22,5%. Tỉ lệ này là tương đối thấp so với các nước khác trong khu vực như Trung Quốc (40,1%), Hàn Quốc (33,6%), Singapore (51,7%), Malaysia (47,3%), nhưng lại tương đối so với các nước có thị trường phát triển như Anh, Bỉ, Canada…[22].
Khả năng khai thác bảo hiểm nhân thọ đến năm 2010 theo Chiến lược phát triển bảo hiểm nhân thọ Việt Nam được mô tả ở bảng dưới đây:
Chỉ tiêu đánh giá 2006 2007 2008 2009 2010
Tỷ lệ tiết kiệm trên GDP (%) 27% 28% 28% 29% 30% Thị trường tiềm năng % của tiết kiệm 11,50% 13% 13,50% 14% 15% Phí bảo hiểm tiềm năng (tỉ đồng) 22.560 28.009 31.791 36.478 43.250 Tỷ lệ phí có thể khai thác (% của phí tiềm
năng)
69% 68% 72% 73% 71%
Phí bảo hiểm nhân thọ trên đầu người (US$)
10,85 13,16 15,60 18,05 20,65
Phí bảo hiểm nhân thọ/người (nghìn đồng)
184,41 223,69 265,24 306,93 351,00
Tỷ lệ phí khai thác tổng tiết kiệm (%) 7,89% 8,82% 9,68% 10,25% 10,72%
Nguồn: Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam 2003-2010.
Nói tóm lại, trải qua 10 năm hoạt động, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam qua các giai đoạn phát triển đã đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối mạnh mẽ. Có thể
nhân, tổ chức và toàn nền kinh tế, vừa tăng cường huy động tiết kiệm cho đầu tư, vừa tăng cường hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Tại thời điểm hiện nay, qua các giai đoạn phát triển và bình ổn, thị trường bảo hiểm nhân thọ vẫn đang hứa hẹn nhiều tiềm năng to lớn đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tham gia thị trường.
1.3. Vai trò của bảo hiểm nhân thọ trong nền kinh tế quốc dân
Bảo hiểm nhân thọ ra đời đã có những đóng góp quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có thể thấy rõ một số vai trò quan trọng của bảo hiểm nhân thọ dưới đây: