Tài chính doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam potx (Trang 42 - 47)

- Tập trung nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế:

2.3. Tài chính doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Do tính đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là doanh nghiệp thu phí bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm với cam kết trả tiền cho người được bảo hiểm khi đến kỳ đáo hạn của hợp đồng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra những sự kiện thuộc trách nhiệm bảo hiểm mà những trách nhiệm này có thể phát sinh ngay sau khi doanh nghiệp mới thành lập và đi vào hoạt động. Do vậy, để đảm bảo hoạt động lành mạnh của các doanh nghiệp trên thị trường, cần có các quy định cụ thể về vốn, dự phòng nghiệp vụ, khả năng thanh toán, hoạt động đầu tư đối với doanh nghiệp bảo hiểm, nhằm đảm bảo doanh nghiệp tồn tại và phát triển đồng thời bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm.

Yêu cầu về mặt tài chính của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của doanh nghiệp nói riêng và thị trường bảo hiểm nói chung.

Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm là số tiền dự phòng của doanh nghiệp bảo hiểm liên quan đến từng nghiệp vụ bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm được trích lập vào cuối năm tài chính nhằm mục đích thanh toán các trách nhiệm đã được thỏa thuận trước và phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phải được trích lập đủ và đúng theo từng loại nghiệp vụ bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc phần trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm giữ lại sau khi tái bảo hiểm.

Theo quy định tại Điều 96 Luật kinh doanh bảo hiểm thì dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết. Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và phải tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.

Nghị định 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 cũng đã quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải trích lập các loại dự phòng:

- Dự phòng toán học là khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại của số tiền bảo hiểm và giá trị hiện tại của phí bảo hiểm sẽ thu được trong tương lai, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

- Dự phòng phí chưa được hưởng áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn dưới một năm, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;

- Dự phòng bồi thường, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;

- Dự phòng chia lãi, được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm;

- Dự phòng bảo hiểm cân đối, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ tử vong, lãi suất kỹ thuật.

Mỗi loại dự phòng nghiệp vụ trên có nhiều phương pháp trích lập khác nhau, tùy thuộc vào đặc tính của loại nghiệp vụ, điều kiện mọi mặt về trình độ công nghệ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ lựa chọn phương pháp thích hợp. Tất nhiên là với vai trò quản lý, Nhà nước sẽ phải giám sát việc doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng, thay đổi phương pháp trích lập mà doanh nghiệp đã đăng ký. Điều này đã được quy định trong Thông tư 99/2004/TT-BTC:

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không được phép thay đổi phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trong năm tài chính. Trong trường hợp thay đổi phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cho năm tài chính kế tiếp, doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải đề nghị và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi áp dụng [5].

Trên thế giới, pháp luật các nước đều quy định vấn đề này. Luật bảo hiểm Trung Quốc (Điều 93) quy định: "Công ty bảo hiểm nhân thọ phải trích lập một khoản dự phòng cho các khiếu nại với số phí tính trên cơ sở tổng số hợp đồng có hiệu lực".

Điều 65 Luật bảo hiểm Cộng hòa Liên bang Đức quy định: "Các dự phòng toán học và quỹ đầu tư theo tỷ lệ lãi suất kỹ thuật tối đa của các hợp đồng bảo hiểm".

Pháp luật cũng quy định về khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Ngoài việc quy định về các dự phòng nghiệp vụ được trích lập trực tiếp từ các khoản phí thu trước nhằm bảo đảm việc thanh toán các trách nhiệm đã được xác định trước và phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ vẫn có những quy định ngăn ngừa những sai lệch dự phòng nghiệp vụ làm doanh nghiệp mất khả năng thanh toán khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm lớn. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được xem như nguồn tài chính quan trọng bên cạnh và bổ sung cho dự phòng nghiệp vụ nhằm tăng thêm mức độ bảo vệ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm.

Khả năng thanh toán là chỉ số mà cơ quan quản lý nhà nước dùng để đánh giá độ vững vàng về tài chính của một doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải duy trì khả năng thanh toán phù hợp với quy mô hoạt động kinh doanh của mình để thực

cầu đối với doanh nghiệp bảo hiểm là khả năng thanh toán tại một thời điểm nào đó luôn luôn lớn hơn (tối thiểu là bằng) các cam kết còn hiệu lực đối với người được bảo hiểm. Thông thường khả năng thanh toán được hình thành từ các yếu tố như vốn chủ sở hữu, lợi nhuận thu được từ đầu tư... Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm khi thành lập phải có một số vốn tối thiểu khá lớn tương ứng với quy mô hoạt động của mình và để bổ sung cho các khoản thiếu hụt của dự phòng nghiệp vụ đã được ước tính.

Như vậy, yêu cầu đối với khả năng thanh toán trong bảo hiểm nhân thọ là rất quan trọng, hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm được ban hành kèm theo Quyết định số 153/2003/QĐ-BTC ngày 2/9/2003 chính là công cụ hỗ trợ rất đắc lực cho cơ quan quản lý bảo hiểm trong việc theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, việc chấp hành các chính sách, pháp luật Nhà nước của doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó các chỉ tiêu giám sát khả năng thanh toán có các loại: chỉ tiêu khả năng thanh toán; chỉ tiêu nguồn vốn, quỹ điều chỉnh trên tổng công nợ; chỉ tiêu thanh khoản…

Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ theo quy định và có biên khả năng thanh toán.

Về biên khả năng thanh toán, Điều 16 Nghị định 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định:

1- Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được tính trên cơ sở nguồn vốn để xác định biên khả năng thanh toán chia cho tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và số tiền bảo hiểm chịu rủi ro tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán.

2- Nguồn vốn để xác định biên khả năng thanh toán là nguồn vốn chủ sở hữu sau khi trừ các khoản vốn góp để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm khác và các khoản nợ không có khả năng thu hồi [9].

Pháp luật của hầu khắp các nước đều quy định vấn đề này nhưng cách xác định biên khả năng thanh toán có khác nhau. Điều 97 Luật bảo hiểm Trung Quốc quy định: "Công ty phải duy trì biên khả năng thanh toán tối thiểu và phù hợp với quy mô kinh

doanh của công ty. Số dư tài sản của công ty sau khi trừ đi các trách nhiệm thực không được thấp hơn biên khả năng thanh toán theo quy định". Luật bảo hiểm Pháp quy định: "Các công ty bảo hiểm phải duy trì nguồn tài sản khác tương ứng với mức độ và quy mô hoạt động kinh doanh bằng 4% mức doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ". Luật bảo hiểm Cộng hòa Liên bang Đức quy định biên khả năng thanh toán dựa trên toàn bộ khối lượng kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm.

Như vậy, sự khác biệt lớn nhất giữa nước ta và Trung Quốc, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức về biên khả năng thanh toán là cơ sở tính toán và xác định nguồn. Pháp luật nước ta quy định nguồn chủ yếu là vốn chủ sở hữu trong khi pháp luật Cộng hòa Pháp và Cộng hòa Liên bang Đức dựa trên toàn bộ quy mô hoạt động và khối lượng kinh doanh; các nước coi trọng vấn đề này.

Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư vốn là hoạt động tài chính không thể thiếu được trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, hiệu quả đầu tư quyết định sự sống còn của doanh nghiệp bảo hiểm. Bảo hiểm nhân thọ vừa mang tính chất tiết kiệm vừa mang tính chất phòng ngừa rủi ro, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ngoài việc trả tiền khi người được bảo hiểm gặp rủi ro trong thời hạn của hợp đồng còn phải trả số tiền bảo hiểm (tiền gốc) và bảo tức cho người được bảo hiểm khi hết hạn hợp đồng, bảo tức càng cao thì thu hút người tham gia bảo hiểm càng nhiều. Chính vì điều đó nên cần phải có sự quản lý của Nhà nước về đầu tư của doanh nghiệp như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Việc doanh nghiệp bảo hiểm được phép đầu tư vào những lĩnh vực nào, giá trị đầu tư là bao nhiêu thông thường đều bị pháp luật các nước khống chế. Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm của các nước rất coi trọng việc điều chỉnh nội dung đầu tư, cơ cấu các khoản mục đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là đầu tư nguồn vốn từ dự phòng nghiệp vụ.

Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm có thể lấy từ vốn điều lệ, quỹ dự trữ bắt buộc, quỹ dự trữ tự nguyện, các khoản lãi từ năm trước chưa sử dụng và các quỹ được sử dụng để đầu tư hình thành từ lợi tức để lại doanh nghiệp, đặc biệt là các nguồn vốn nhàn rỗi từ các dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm chính

lý. Chính vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm, quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các quốc gia rất coi trọng việc kiểm tra hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn này.

ở Việt Nam, quản lý nhà nước về đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được quy định tại Điều 13 của Nghị định 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 đã nêu rõ: Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chỉ được đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau: mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế; mua cổ phiếu trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp bảo hiểm khác tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm; kinh doanh bất động sản, cho vay, ủy thác cho vay qua các tổ chức tín dụng tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

Ngoài ra, để giám sát các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả việc đầu tư, Bộ Tài chính đã ban hành hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm trong đó có các chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư như: chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đầu tư tài sản, chỉ tiêu thay đổi cơ cấu tài sản, chỉ tiêu tỷ lệ đầu tư vào các công ty liên kết. Các chỉ tiêu giám sát và các quy định về đầu tư vốn nói trên nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, vì nếu không có những quy định và chỉ tiêu giám sát trên, sẽ rất nguy hiểm nếu doanh nghiệp bảo hiểm tập trung quá nhiều lượng vốn đầu tư vào một nơi, một điểm, một khoản mục đầu tư, chẳng hạn đầu tư vào cổ phiếu do một công ty phát hành.

Do vậy, sự giám sát toàn diện, thường xuyên sẽ giúp Nhà nước quản lý được hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm, đảm bảo các doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu đầu tư hiệu quả nhưng phải an toàn để bảo vệ lợi ích của người tham gia bảo hiểm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam potx (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)