B. NỘI DUNG
2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN PHẢI GIẢI QUYẾT VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA
Trong khi thực hiện đô thị hoá chúng ta đã thực hiện thu hồi đất của các hộ nông dân, khi đó vấn đề của chúng ta là phải giải quyết như thế nào đối với thu nhập của các hộ nông dân và những ngành có liên quan tới nông nghiệp. Trong quá trình thực hiện đó cũng đã nảy sinh những mối quan hệ giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế như thế nào. Ngành nào là ngành chính của nền kinh tế, nguồn vốn ở đâu để đầu tư phát triển hạ tầng đô thị… việc phát triển kinh tế đã nảy sinh ra nhiều vấn đề xã hội và môi trường khó giải quyết. Và những vấn đề đó đã được xác định trong Đại hội Đảng lần II, cụ thể những vấn đề đặt ra cần giải quyết đó là:
Thứ nhất, phát triển kinh tế đã làm tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư với nhau. Các hộ gia đình ở mặt đường đặc biệt là những hộ gia đình ở mặt đường chính đã có điều kiện phát triển kinh tế nhanh chóng. Và những hộ đó về kinh tế đã phát triển rất nhanh chỉ trong một vài năm, điều đó là một điểm khác biệt đối với những hộ gia đình nằm trong các hẻm và ngõ chỉ cách mặt đường khoảng vài trăm mét nhưng điều kiện kinh tế thì khác biệt hẳn. Bên cạnh đó là những hộ bị thu hồi đất nông nghiệp đã được đền bù với lượng lớn đã có điều kiện để đầu tư tìm kiếm việc làm và phát triển kinh tế nên kinh tế đã phát triển nhanh chóng nhờ đó đời sống vật chất đã ngày một nâng cao.
Thứ hai, nạn gian lận thương mại và làm hàng nhái, hàng giả trên địa bàn có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây. Các mặt hàng chủ yếu bị làm giả là những mặt hàng có uy thương hiệu và uy tín nhiều năm nay, vấn đề này cần phải giải quyết để làm sách môi trường kinh doanh trên địa bàn. Vấn đề gian lận thương mại và trốn thuế cũng là vấn đề nảy sinh nhiều do cơ chế thông thoáng trong việc cấp phép thành lập các công ty và cơ sở sản xuất – kinh doanh. Thủ
đoạn của chúng là lập nên những công ty ma để từ đó xin cấp mã số thuế và hoá đơn đỏ từ đó rút ruột nhà nước thông qua chính sách hoàn thuế VAT.
Thứ ba, hệ thống khách sạn, nhà hàng mọc lên như nấm sau mưa đã và đang là vấn đề cần kiểm tra giám sát thường xuyên để tránh gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn quận. Đồng thời để ngăn chặn việc làm ăn phi pháp tại đây.
Thứ tư, chuyển dần các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hàng công nghiệp và tiêu dùng ra khỏi địa bàn quận tránh tình trạng ô nhiễm môi trường sống của con người. Bên canh đó chú trọng tới phát triển công nghiệp may mặc và hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn.
Thứ năm, tệ nạn xã hội phát triển nhanh đặc biệt là những tệ nạn ma tuý, mại dâm, cờ bạc…. thứ tệ nạn này bắt nguồn từ việc chúng ta có chính sách bồi thường thu hồi đất chưa hợp lý, chính sách của chúng ta là khi thu hồi đất thì chủ sử dụng đất được bồi thường một số tiền tương đối lớn, người nông dân đã trở thành tỷ phú trời cho nên đã sử dụng và tiêu dùng không hợp lý và đặc biệt là có một số cá nhân ở các gia đình đó đã dùng tiền đó để cờ bạc, ma tuý, mại dâm… nên tình hình trật tự, an ninh xã hội ngay một phức tạp. Phải chăng trong chính sách đền bù việc thu hồi đất chúng ta nên làm công tác hướng nghiệp và hỗ trợ trong hoạch định phương hướng và kế hoạch làm kinh tế cho những hộ dân đặc biệt là những hộ có trình độ thấp. Những tệ nạn này không chỉ có ở một lứa tuổi nào mà nó còn có ở mọi lứa tuổi từ già tới trẻ, đặc biệt ngày nay nó đã lan vào các nhà trường ở các cấp, gây ra sự suy thoái trong cuộc sống người dân.
Thứ sáu, quá trình đô thị hoá đã gây ra rất nhiều vấn đề về môi trường vì hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường chưa đảm bảo trong khi lượng nước và rác thải của sản xuất và sinh hoạt rất lớn nên không kịp thời giải quyết các vấn đề đó. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở đây không chỉ là ô nhiễm môi
trường nước mà còn ô nhiễm môi trường đất và không khí. Cùng với ô nhiễm môi trường sinh thái thì môi trường văn hoá cũng bị ô nhiễm rất nhiều. Hệ quả của việc ô nhiễm môi trường là rất lớn và khó có thể khắc phục được trong thời gian ngắn nên chính chúng ta những chủ nhân của cuộc sống của bản thân mình phải hành động ngay từ bây giờ để có thể giảm suy thoái môi trường sống và cải thiện môi trường sống cho thế hệ con em chúng ta sau này
Thứ bảy, lao động thiếu việc làm còn nhiều: lao động thiếu việc làm ở đây gồm cả những lao động của quận cũng như lao động ở nơi khác tới đâ tìm việc làm. Đa số lao động nông nghiệp trên địa bàn chưa qua đào tạo trong khi tình hình thu hồi đất diễn ra phức tạp và nhanh chóng đã khiến cho lao động nông nghiệp gặp nhiều kho khăn để ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi đất…hàng năm mới chỉ giải quyết được hơn 3000 lao động, số việc làm này chủ yếu là do các hộ kinh tế tư nhân tạo ra chứ chính quyền chưa có biện pháp nào đáng kể để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tích cực tham gia công tác tạo việc làm mới để thu hút người lao động.
Thứ tám, vấn đề an ninh quốc phòng trên địa bàn quận khá phức tạp và thường xuyên xảy ra những vấn đề tranh chấp kinh tế. Bên cạnh đó, quận là quận nội thành có đời sống kinh tế khá tốt và tập trung nhiều thanh niên ăn chơi, đua đòi… những đối tượng này thường gây mất ổn định trên địa bàn quận, chúng thường tổ chức trộm cắp tài sản của nhân dân và gây rối mất trật tự an ninh xã hội. Do đó, công tác an ninh quốc phòng phải thường xuyên chăm lo để tránh xảy ra những vụ việc lớn.
Thứ chín, công tác quy hoạch còn nhiều bất cập đã và đang được rà soát và tiến hành điều chỉnh quy hoạch trên toàn địa bàn quận nhằm đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới.
Bên cạnh đó có rất nhiều vấn đề liên quan nữa song do điều kiện và tính chất của các vấn đề đó nên không thể đưa hết vào chuyên đề này được.
2.3.2. Nguyên nhân của những vấn đề trên
2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan
Một là, điểm xuất phát đi lên của quận thấp; từ xã, thị trấn lên phường nên có nhiều bất cập cả về cơ sở hạ tầng, điều kiện thực hiện, trình độ dân trí, khi đi vào hoạt động càng bộc lộ mâu thuẫn với yêu cầu ngày cao của quá trình đô thị hoá. Các hộ nông nghiệp bị mật đất nên đã bị lúng túng trong công tác tìm kiếm ngành nghề làm ăn mới cũng như điều kiện khác để có thể tạo việc làm cho bản thân và gia đình. Những lao động nông nghiệp này buộc phải chuyển sang hoạt động ở những ngành nghề khác nên đã gặp nhiều khó khăn và lúng túng.
Hai là, tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng và tốc độ tăng dân số cơ học trên địa bàn quận tăng nhanh. Trong khi đó việc xây dựng và quản lý hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị của quận tại nhiều nơi còn chưa theo kịp và còn nhiều bất cập.
Ba là, hệ thống chính sách trước đây về thu hồi đất và bồi thường thu hồi đất cũng như giải phóng mặt bằng có nhiều chỗ chưa hoàn chỉnh và còn nhiều bất cập nên ảnh hưởng tới tư tưởng của cán bộ và nhân dân toàn quận.
Một là, chưa tận dụng và khai thác thế mạnh, đặc biệt là về khoa học kỹ thuật sẵn có trên địa bàn để tạo nhiều khu công nghiệp, thu hút việc làm với lao động nông nghiệp có đất bị thu hồi,
Hai là, công tác chuẩn bị điều kiện vật chất và con người cho hệ thống bộ máy hành chính mới chưa phù hợp và bỡ ngỡ nên không tránh khỏi những khó khăn ban đầu.
Ba là, đội ngũ lãnh đạo trên địa bàn quận mới chuyển sang làm ở đây nên chưa hiểu hết những vấn đề cơ bản cũng như chi tiết ở đâ nên gặp nhiều khó khăn trong công tác chỉ đao thực hiện những chủ trương chính sách của quận. Có những văn bản chính sách do không hiểu rõ địa bàn cũng như điều kiện kinh tế - xã hội nên có đôi chỗ chưa hợp lí. Song tới nay những vấn đề này đã được khắc phục và đã dần phát huy vai trò lãnh đạo của mình.
Bốn là, công tác đào tạo nghề cho những hộ bị thu hồi đất chưa thoả đáng nên gây ra nhiều khó khăn cho giải quyết việc làm.
Năm là, công tác quản lý, hướng dẫn người dân trong việc sử dụng hợp lý và hiệu quả số tiến được bồi thường do bị mất đất. Do đó người lao động đã gặp khó khăn trong việc sử dụng đồng tiền này như thế nào cho hợp lý.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ
3.1. ĐỊNH HƯỚNG
Phương hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế trong quá trình đô thị hoá đã được Đảng thể hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2006 – 2010. Định hướng này phải phù hợp với định hướng chiến lược và quy hoạch tổng thể của Thành phố, cụ thể là:
Trong giai đoạn 2006 -2010, Thủ đô Hà Nội cùng với cả nước đã và đang chuẩn bị cho công tác tổ chức trọng thể cho lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội do đó kế hoạch 5 năm tới có vai trò đặc biệt quan trọng, đây cũng là giai đoạn Hà Nội cùng cả nước thực hiện đổi mới toàn diện trên các mặt hoạt động kinh tế - xã hội gắn liền với hội nhập. Vì vậy kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 của quận Cầu Giấy phải phù hợp với định hướng chiến lược và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội. Cụ thể là:
− Phát triển toàn diện, bền vững.
− Kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm qua.
− Phát huy sức mạnh tổng hợp để khai thác mọi nguồn lực cho quá trình phát triển.
− Tiếp tục đổi mới, đặc biệt là đổi mới tổ chức, phương thức điều hành của bộ máy chính quyền nhằm nâng cao năng lực, trách nhiệm, hiệu lực và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã để ra.
− Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đô thị hoá mà cụ thể là công nghiệp hoá và hiện đại hoá các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh trên địa bàn quận. Và chúng ta lấy dịch vụ là ngành nòng cốt.
3.2. MỤC TIÊU
3.2.1. Mục tiêu tổng quát
Theo kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2006 – 2010 thì chúng ta có những mục tiêu lớn sau.
− Điều chỉnh quy hoạch kinh tế - xã hội quận Cầu Giấy giai đoạn 2005 – 2010, tập trung nghiên cứu đông thời phối hợp với các địa phương trên địa bàn quận để tiến hành quy hoạch chi tiết cho các phường phù hợp với quy hoạch chung của quận và tổng thể của Thành phố.
− Phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội toàn diện, phát huy mọi nguồn lực và lợi thế của địa phương, lấy phát triển giáo dục – đào tạo, ứng dụng khoa học – công nghệ, phát triển nguồn nhân lực làm động cơ chủ yếu tạo đà trước kinh tế với tốc độ ổn định, đảm bảo tính hiệu quả và bền vững.
− Không ngừng nâng cao đời sống vật chất – văn hoá, tình thần ủa nhân dân, giải quyết cơ bản những vấn đề xã hội bức xúc. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cấp chính quyền, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn trong mọi tình huống. Thực hiện các chương trình hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
− Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luất và chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước. Cải tiến và nâng cao năng lực quản lý hành chính, kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ trên địa bàn quận. Cải
cách thủ tục hành chính giúp các doanh nghiệp và người dân thuận tiện trong công tác phát triển kinh tế.
3.2.2. Nhiệm vụ trọng tâm
− Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, phát huy tính năng động của kinh tế thị trường, tạo chuyển biến về chất lượng và hiệu quả, đảm bảo cơ cấu kinh tế đến năm 2010 là “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp”.
− Tăng cường đầu tư phát triển trên các lĩnh vực, hoàn thiện cơ bản về hạ tầng kỹ thuật, giải quyết các vấn đề bức xúc về đô thị, nâng cao chất lượng đô thị và quản lý đô thị, tạo môi trường hấp dẫn để kêu gọi vốn đầu tư. Tăng cường quản lý đất đai, trật tự xây dựng, chú trọng xây dựng nếp sống văn minh đô thị gắn với văn minh thương mại.
− Giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc về xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo thêm nhiều việc làm, đẩy mạnh xóa nghèo, giảm rõ rệt các tệ nạn xã hội. Tăng cường các dịch vụ xã hội cho người nghèo, kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội.
− Bảo vệ và cải thiện môi trường xã hội tạo điều kiện phát triển Kinh tế - Xã hội bền vững và có hiệu quả. Thực hiện xây dựng các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng long Hà nội và tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập quận theo lộ trình đã xác định.
3.2.3. Các chỉ tiêu chủ yếu
The đúng định hướng phát triển kinh tế quận Cầu Giấy giai đoạn 2006 – 2010 ta có một số chỉ tiêu quan trọng sau:
− Tốc độ tăng giá trị tăng thêm bình quân hàng năm của các ngành kinh tế theo Quận quản lý : 12 - 14%.
− Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp bình quân hàng năm: 12 - 14%.
− Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành dịch vụ thương mại hàng năm: 14 - 15%. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá trên địa bàn tăng bình quân 22 – 24%/năm.
− Giải quyết việc làm cho 4.000 - 4.500 người/năm. Trong đó 55- 65% lao động qua đào tạo.
Song theo như nhận định của bản thân thì những chỉ tiêu này đề ra là thấp hơn nhiều so với khả năng có thể đạt được trong thời gian tới. Với điều kiện của địa bàn thì tốc độ tăng giá trị của ngành dịch vụ hàng năm phải đạt trên 30%. Với chỉ tiêu đề ra như thế này thì hoàn toần quận Cầu Giấy có thể hoàn thành vượt mức chỉ tiêu hàng năm đề ra.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUẬN CẦU GIẤY TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ QUẬN CẦU GIẤY TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển kinh tế của Quận thời gian qua chúng ta có thể xây dựng một số biện pháp chủ yếu để đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế trong quá trình đô thị hoá tại quận Cầu Giấy như sau:
3.3.1. Tiến hành thực hiện rà soát và điều chỉnh lại quy hoạch
Trước tiên để phát triển kinh tế chúng ta cần có quy hoạch tổng thể để tạo