Thực trạng phát triển kinh tế chung của quận Cầu Giấy

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển kinh tế quận Cầu Giấy từ các xã - thị trấn trong quá trình đô thị hoá (Trang 36 - 39)

B. NỘI DUNG

2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế chung của quận Cầu Giấy

Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của quận Cầu Giấy đã phát triển và chuyển dịch theo đúng định hướng mà các cấp, ngành đề ra và nó đã phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Trong đó, tính về nững bộ phận do quận quản lý thì dịch vụ chiếm 83,33%; công nghiệp chiếm 16,4%; nông nghiệp chiếm 0,27%. Như vậy nền kinh tế của quận Cầu Giấy đã chuyển dịch sang dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Hiện tại nông nghiệp của quận chỉ còn lại rất ít và có

thể mất hoàn toàn trong tương lai vì tất cả những diện tích của nông nghiệp đã chuyển sang hoạt động của các ngành khác. Đây là hướng chuyển dich hợp lý và hoàn thiện trong tương lai

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và mạng lưới chợ được quan tâm phát triển, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút nhiều loại hình doanh nghiệp nên tốc độ gia tăng giá trị sản xuất ngành dịch vụ bình quân là 33,%/năm. Từ khi thành lập quận Cầu Giấy tới nay đã có rất nhiều dự án thi công xây dựng hạ tầng được triển khai và các dự án này mang tính quy hoạch nên nó có tính đồng bộ cao, là tiền đề cho phát triển kinh tế theo hướng hiện đại. Hệ thống hạ tầng của quận được quan tâm đầu tư từ hệ thống giao thông đô thị, hệ thống điện nước, giáo dục – đào tạo, các cơ sở y tế…

Cùng chuyển mình với đất nước, cùng thực hiện đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các ngành sản xuất ngoài quốc doanh đã phát triển mạnh mẽ. Do đó, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng bình quân 19%/năm. Đây là tốc độ tăng manh, là tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nâng cao thu nhập của người lao động và xã hội.

Bảng 2: Giá trị sản xuất các ngành trên địa bàn quận Cầu Giấy

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Tổng GTSX Công nghiệp Dịch vụ Nông nghiệp

2000 1.062.523 755.268 293.029 14.226 2001 1.651.289 1.262.313 379.874 9.102 2002 2.136.795 1.563.455 564.807 8.533 2003 2.752.877 1.900.961 845.058 6.858 2004 3.212.224 2.165.296 1.041.797 5.131 2005 3.864.363 2.619.948 1.242.457 1.958 2006 4.745.299 3.086.299 1.658.680 320

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch

Qua bảng số liệu về tổng giá trị sản xuất trên địa bàn quận ta thấy rằng công nghiệp vẫn là ngành chiếm ưu thế song đây là toàn bộ giá trị sản xuất của các cấp, ngành quản lý chúng ta có thể thấy rằng dịch vụ và công nghiệp luôn là ngành dẫn đầu trong đóng góp và phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân và những người thuốc vùng lân cận có mối quan hệ kinh tế với quận Cầu Giấy. Sau 7 năm từ 2000 đến 2006, giá trị sản xuất đã tăng 1.062.523 triệu đồng lên 4.745.299triệu đồng như vậy tốc độ tăng bình quân hàng năm là 30%. Trong đó, công nghiệp, xây dựng tăng 755.268 triệu đồng (năm 2000) lên 3.086.299triệu đồng với tốc độ tăng bình quân là 28,14%. Ngành dịch vụ tăng 293.029 triệu đồng lên 1.658.680triệu đồng với tốc độ tăng bình quân là 33,5%. Ngành nông nghiệp giảm 14.479 triệu đồng đã giảm xuống chỉ còn 320 triệu đồng trong năm 2006. Những kết quả trên cho ta thấy kết quả sản xuất toàn quận ngày một gia tăng theo chiều hướng tốt, phù hợp với quá trình đô thị hoá. Cơ cầu kinh tế chuyển biến theo hướng ngày càng hoàn thiện và hiện đại. Cơ cấu kinh tế mới lấy dịch vụ làm trọng tâm và là ngành chủ đạo còn công nghiệp là ngành quan trọng song dần có thể giảm tỷ trọng của ngành công nghiệp và trong thời

gian tới tiếp tục cơ cấu và điều chỉnh tại các nhà máy. Các nhà máy phải cải tạo hệ thống vệ sinh môi trường của mình và tiến tới là di chuyển những nhà máy không đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như những nhà mày ở những nơi đông dân cư vào các khu công nghiệp tập trung đã được thành phố phê duyệt.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển kinh tế quận Cầu Giấy từ các xã - thị trấn trong quá trình đô thị hoá (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w