II. Công tác lập kế hoạch của Công ty Cổ phần Sông Đà
2. Phương pháp lập kế hoạch
a) Căn cứ lập kế hoạch của công ty:
Năng lực và mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty, khi lập kế hoạch thì trước hết phải nắm được năng lực thực tế của công ty để lập kế hoạch chính xác phù hợp với công ty, không thể đề ra kế hoạch quá cao khi mà tình hình công ty không cho phép thực hiện được. Như không lập kế hoạch thực hiện cho các dự án mà công ty không có đủ tiềm lực tài chính để đầu tư.
Địa bàn hoạt động của công ty, do công ty chỉ hoạt động tại một số địa bàn nhất định do đó quá trình lập kế hoạch căn cứ vào nơi sẽ thực hiện dự án. Mỗi địa điểm sẽ có những thuận lợi và cũng có những khó khăn riêng do đó cần phải lượng tính những thuận lợi, khó khăn để đưa ra kế hoạch phù hợp.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2006 – 2010) và định hướng đến năm 2020 của Tổng Công ty. Kế hoạch phải phù hợp các kế
hoạch dài han và các chiến lược mà Tổng Công ty đã đề ra (Công ty Cổ phần Sông Đà 11 là một thành viên của Tổng Công ty Sông Đà) có như vậy thì kế hoạch của công ty mới đúng hướng tránh hoạt động một cách tự phát không theo một mục tiêu nào cả.
Kế hoạch được xây dựng còn dựa vào nhiệm vụ, tiến độ các dự án, công trình Tổng Công ty giao cho. Xem dự án hoạt động có đúng tiến độ các công trình có thể hoàn thành đúng kế hoạch hay chậm kế hoach đề ra để có biện pháp điều chỉnh về tiến độ thi công về nguồn lực. Có nắm bắt được các dự án của Tổng Công ty mà công ty mới có thể lập cho mình những kế hoach giúp cho công ty tránh được sự chồng chéo, lập được các kế hoạch phù hợp với khả năng của mình.
Định hướng thị trường và ngành nghề của công ty. Công ty Cổ phần Sông Đà 11 là công ty chuyên hoạt dộng về các lĩnh vực xây lắp điện nước ngoài ra công ty còn một số các ngành nghề khác nữa là kinh doanh, xây dựng và quản lý các khu đô thi, nhà cao tầng và khu công nghiệp, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và kinh doanh thực phẩm, vận tải và dịch vụ du lịch, công ty dựa vào đặc điểm của từng loại hình sản xuất kinh doanh mà đưa ra các kế hoạch phù hợp cho mình.
Truyền thống kinh nghiệm về ngành nghề sản xuất kinh doanh cũng là một căn cứ để Công ty lập kế hoạch. Ơ đây thì công ty có thể tận dụng các kinh nghiệm của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh để có thể đưa ra các kế hoạch tốt nhất có các phương án tối ưu hợp lý rút ngắn được quá trình thực hiện dự án.
Khả năng tìm kiếm công việc và khả năng mở rộng địa bàn, công ty có thể tuỳ theo tình hình các công việc mà đưa ra các kế hoạch phù hợp cho mình.
Cắn cứ cuối cùng cho việc lập kế hoạch là khả năng tiềm lực kinh tế và năng lực tổ chức, chỉ đạo, điều hành và quản lý SXKD, nguồn nhân lực sẵn có và trình độ tay nghề lao động của công ty. Đây là căn cứ quan trọng để biết được dự án đó là các dự án khả thi hay không khả thi.
Tóm lại để lập được một kế hoạch tốt thì Công ty phải căn cứ vào rất nhiều các yếu tố khác nhau. Các kế hoạch được chọn phải là các kế hoạch đáp ứng các căn cứ, yêu cầu đã đặt ra.
b) Quy trình lập kế hoạch SXKD của Công ty.
Quy trình lập kế hoạch của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 trải qua một số bước cơ bản sau:
Bước 1: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch.
Công ty Cổ phần Sông Đà 11 là công ty trực thuộc Tổng công ty Sông Đà do đó công ty phải thực hiện các chỉ tiêu mà Tổng công ty giao cho thực hiện. Sau khi Công ty nhận được các chỉ tiêu 10 năm, 5 năm và các kế hoạch hàng năm gửi xuống ở đầy là các mục tiêu 5 năm và định hướng 10 năm của Công ty và các công trình dự án mà Tổng công ty giao cho công ty trong năm tới thì Hội Đồng Quản trị cùng với Tổng giám đốc, ban giám đốc xem xét và hướng dẫn cho bộ phân chuyên lập kế hoạch căn cư vào đó đưa ra các kế hoạch của Công ty.
Bước 2: Đưa ra các mục tiêu.
Phòng kinh tế kế hoạch căn cứ vào các chỉ tiêu từ cấp trên thì đưa ra các mục tiêu tương ứng cho từng thời kỳ cụ thể nhất định. Các mục tiêu công ty đưa ra là mục tiêu về thị phần, mục tiêu về tiêu thụ sản phẩm, mục tiêu về doanh thu và đầu tư, tài chính… những mục tiêu này không chung chung mà phải được lượng hoá bằng những con số rõ ràng. Phòng kinh tế - kế hoạch đưa ra thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu, mục tiêu nào cần làm trước mục tiêu nào làm sau, thời gian hoàn thành mục tiêu.
Bước 3: Xây dựng các phương án.
Khi Công ty đã thiết lập được các mục tiêu cho mình thì bước tiếp theo là Công ty xây dựng các phương án thực hiện những mục tiêu đó. Phòng kinh tế - kế hoạch xây dựng các phương án thực hiện, chỉ có các phương án có triển vọng mới được đưa ra để xem xét và phân tích.
Bước 4: Đánh giá các phương án.
Từ các phương án đã được đưa ra thì phòng kinh tế - kế hoạch lại có nhiệm vụ xem xét phân tích tìm ra phương án tốt nhất, phù hợp nhất với mục tiêu và khả năng hiện có của Công ty.
Bước 5: Lựa chọn phương án và ra quyết đinh.
Sau khi đánh giá các phương án thì phòng kinh tế - kế hoạch chọn ra một vài phương án phù hợp nhất và nó sẽ được chuyển lên cho Tổng giám đốc để lựa chọn và ra quyết định để phân bổ con người và các nguồn lực khác để thực hiện kế hoạch. Tiếp theo là các phòng ban chức năng sẽ xây dựng cho minh những kế hoạch phụ trợ và lượng hoá các kế hoach đó, như:
Phòng kinh doanh đảm nhiệm lập: − Kế hoạch tiêu thu sản phẩm − Kế hoạch kinh doanh
Phòng tổ chức hành chính lập: − Kế hoạch nhân sự − Kế hoạch tiền lường… Ta có sơ đồ sau Xây dựng các phương án Lựa chọn các phương án Hướng dẫn xây dựng kế hoạch Thiết lập các mục tiêu Đánh giá các phương án
Hình 9: Quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty
3. Phân tích thực tiễn công tác lập kế hoạch của công ty qua
các năm.
a) Dựa trên mô hình nghiên cứu và dự báo môi truờng ngành. Phân tích dựa trên mô hình điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và đe doạ ( SWOT ).
− Công ty đã áp dụng mô hinh SWOT vào trong quá trình lập kế hoạch của mình. Qua mô hình công ty thấy được các điểm mạnh điểm yếu của mình đây là các yếu tố bên trong công ty, cụ thể như sau:
Nhân sự. Ta có bảng số liệu sau:
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng số CBCNV Người 1.083 1.536 2.222 1.291 1.350 A Cán bộ khoa học KT Người 248 338 466 396 343
1 Trên đại học Người 2 2 2
2 Kỹ sư xây dựng Người 29 32 32 46 50