Nội dung giải pháp

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác tiêu thụ gạo tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Lam Sơn – Thái Bình (Trang 67)

1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

2.5.2.Nội dung giải pháp

Thứ nhất, Công ty cần tăng cường hoạt động quảng cáo vì quảng cáo là phương tiện hữu hiệu nhất trong các công cụ xúc tiến hỗn hợp.

- Quảng cáo trên pano, áp phích ngay tại Công ty, tại cửa hàng.

- Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt nhân dịp thành lập Công ty, trong dịp lễ tết vì trong dịp này nhu cầu về gạo là tăng. Đây là thời điểm tiêu thụ gạo ngon nhiều nhất nên trong dịp này hoạt động quảng cáo cần được tăng cường nhiều nhất, còn ở các thời điểm khác trong năm Công ty chỉ cần tiến hành quảng cáo để nhắc nhở khách hàng.

- Cùng với sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin, Công ty cần lập trang Web riêng giới thiệu đầy đủ chi tiết về Công ty, về các mặt hàng, giá cả, nguồn gốc các loại gạo và phương thức đặt hàng trên mạng, các hình thức khuyến mại, giảm giá đang áp dụng.

- Tham gia hội chợ triển lãm không chỉ ở trong tỉnh mà còn ở các tỉnh khác.

Thứ hai, Công ty cần đẩy mạnh hoạt động khuyến mại, tiếp thị chào hàng. Vào dịp thành lập Công ty, lễ tết Công ty có thể giảm giá bán hay tổ chức

chương trình “ Khách hàng may mắn” khách hàng mua sản phẩm của Công ty có thể tặng kèm quà là áo, mũ, lốc lịch năm mới. Mặt khác để tiếp thị chào hàng Công ty cần tuyển chọn, huấn luyện đội ngũ tiếp thị. Đó là những người khéo léo, am hiểu về thị trường, có khả năng truyền đạt thông tin.

Thứ ba, Công ty cần có chính sách phục vụ khách hàng tốt. Đối với những lái xe, bốc vác đi giao hàng thì cần nhanh chóng bốc xếp hàng hoá, chở hàng đến nơi khách hàng cần. Khi khách hàng có thắc mắc, than phiền gì thì lập tức giải quyết, lắng nghe ý kiến của khách hàng. Thường xuyên chủ động liên lạc với khách hàng để biết thông tin của khách hàng.

Thứ tư, chính sách thanh toán phải sử dụng linh hoạt. Khi khách hàng gặp khó khăn chưa có tiền thanh toán ngay thì có thể tạo điều kiện giúp đỡ cho khách hàng được chậm trả, tạm ứng một phần nhằm thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài.

2.5.3. Điều kiện áp dụng

- Ban lãnh đạo cũng như toàn Công ty phải có nhận thức đúng đắn và thấy được sự cần thiết của hoạt động xúc tiến hỗn hợp.

- Xây dựng ngân quỹ cho hoạt động này vì để tiến hành các hoạt động đó cần nhiều chi phí.

2.5.4. Hiệu quả đạt được

Nếu thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến hỗn hợp thì lượng hàng hoá tiêu thụ sẽ tăng, khách hàng sẽ biết, hiểu hơn về Công ty cũng như các mặt hàng gạo của Công ty. Do đó sẽ góp phần làm tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty.

3.KIẾN NGHỊ VỚI TỈNH VÀ NHÀ NƯỚC 3.1. Về chính sách thuế giá trị gia tăng

Quy định bãi bỏ khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ tính trên giá hàng hoá, dịch vụ mua vào không có hoá đơn GTGT đối với hàng hoá là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến tuy phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng lại dẫn đến khó khăn cho hoạt động của một số đơn vị kinh doanh nông sản như các

HTX nông nghiệp, các doanh nghiệp thu mua, chế biến nông sản, và cũng ảnh hưởng không ít đến người sản xuất.

Nguyên nhân là các đơn vị này buộc phải tuân thủ theo chế độ kế toán tài chính hiện hành và phải sử dụng hoá đơn GTGT khi bán sản phẩm, nhưng lại mua hàng là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của các hộ nông dân, những người không chịu thuế GTGT ở khâu sản xuất. Các doanh nghiệp chế biến nông sản nói chung và Công ty nói riêng do không được khấu trừ thuế đầu vào nên khó lòng cạnh tranh được với các cơ sở tư nhân nhỏ lẻ được áp dụng thuế khoán.

Bên cạnh đó, chính sách thuế chưa đảm bảo tính công bằng giữa các đối tượng kinh doanh và gây bất lợi cho người nông dân. Trong khi hàng nông sản xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% thì nông sản tiêu thụ nội địa vẫn chịu thuế suất 5%. Đây là điều thiếu công bằng giữa người kinh doanh nông sản xuất khẩu và người kinh doanh nội địa. Mặt khác, trên lý thuyết thuế GTGT là một loại thuế gián thu, tức thuế đánh vào người tiêu dùng nhưng thực tế để tăng khả năng cạnh tranh về giá, các doanh nghiệp thu mua nông sản có thể tìm cách chuyển dịch thuế về phía sau, nghĩa là đẩy gánh nặng thuế về phía người nông dân. Trong khi giá nguyên liệu đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu tăng lên thì giá nông sản khó theo kịp. Do vậy người nông dân gặp phải nhiều khó khăn trong việc trồng lúa.

Trên đây là một số vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách nên quan tâm để có những biện pháp thích hợp nhằm khắc phục được những khó khăn gây bất lợi cho sự phát triển ngành nông nghiệp đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế khi hàng nông sản Việt Nam đang có sức ép cạnh tranh về giá và sản xuất của người nông dân cần được hỗ trợ bằng những chính sách bảo hộ hợp lý.

3.2. Nhà nước và Tỉnh cần hoàn thiện công tác phân vùng quy hoạch xây dựng vùng lúa phẩm chất cao dựng vùng lúa phẩm chất cao

- Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đất nào cây ấy, lấy giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích là mục tiêu. Quy hoạch sử dụng đất gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của từng xã huyện. Trên cơ sở đó điều chỉnh quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất lúa phù hợp với phương châm ổn định, lâu dài và hiệu quả cao, khắc phục tình trạng tự phát, manh mún, tự cung tự cấp. Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lúa trên phạm vi toàn tỉnh theo hướng tập trung đầu tư các vùng trọng điểm có thế mạnh về sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao như huyện Đông Hưng, Tiền Hải, Thái Thụy, Hưng Hà, Quỳnh Phụ…

- Phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững. Nhà nước hỗ trợ kinh phí ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất lúa, trong đó trọng tâm là công nghệ sinh học, kỹ thuật tưới tiêu theo nhu cầu sinh trưởng cây lúa, cơ giới hoá làm đất, gieo mạ, chăm sóc, bảo quản sau thu hoạch để giảm bớt tổn thất sau thu hoạch đồng thời làm tăng chất lượng gạo giảm bớt tạp chất.

- Xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất, tỉnh và Nhà nước có sự hỗ trợ về giống, phân bón hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nông dân.

- Xây dựng mô hình liên kết “4 nhà” trong sản xuất nông nghiệp. Nhà khoa học (các kỹ sư nông nghiệp) sưu tầm, khảo nghiệm các giống lúa chất lượng, kỹ thuật canh tác phù hợp với từng vùng sinh thái gồm vùng đất thâm canh, đất có yếu tố hạn chế, các vùng đệm ven biển để đánh giá sự khác biệt hay mức độ duy trì hương thơm, độ mềm dẻo. Nhà nông với sự hỗ trợ, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật sẽ tiến hành gieo trồng, chăm sóc, bảo quản đúng quy cách để tạo ra giống lúa chất lượng. Nhà doanh nghiệp hỗ trợ về vốn, thu mua sản phẩm của nhà nông chế biến ra các loại gạo. Và muốn cho các hoạt động trên tiến hành tốt thì cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước về kỹ thuật, tài chính, khuyến nông, đồng thời phải có chính sách khuyến khích các đối tượng tham gia vào hệ thống sản xuất nhưng cần phải phân công rõ ràng, rành mạch vai trò nhiệm vụ của các đối tượng để thực hiện tốt hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

3.3.Các chính sách hỗ trợ Công ty

Để giúp hoạt động tiêu thụ sản phẩm được tốt bên cạnh sự cố gắng của Công ty cần phải có sự hỗ trợ giúp đỡ của tỉnh và Nhà nước đặc biệt là các chính sách ưu đãi, bảo hộ của Nhà nước với doanh nghiệp.

- Hỗ trợ Công ty trong việc vay vốn với lãi suất ưu đãi.

- Đề nghị UBND tỉnh, sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tạo điều kiện cho Công ty được sử dụng thiết bị chế biến lúa gạo sau thu hoạch do Đan Mạch tài trợ để nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Dành một phần kinh phí thoả đáng để phối hợp hoạt động giữa các đơn vị quản lý nhà nước cấp Tỉnh, Huyện, Xã với Công ty để đảm bảo thực hiện nghiêm túc các hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm đã được ký kết

- Giúp Công ty đăng kí nhãn mác thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và tạo dựng thương hiệu gạo chất lượng Thái Bình trên thị trường nội địa và xuất khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

LỜI KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, sự thay đổi về tình hình kinh tế xã hội cũng như sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã làm cho môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Và hơn nữa đặc biệt là trong xu thế hôị nhập kinh tế quốc tế, khi nước ta đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO thì các doanh nghiệp trong nước đứng trước không chỉ cơ hội mà còn khó khăn thử thách lớn. Chính điều đó buộc các doanh nghiệp phải năng động, mềm dẻo trong việc điều chỉnh phương hướng kinh doanh, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có để giành được ưu thế trên thương trường, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hoá.

Trong thời gian thực tập thông qua những nghiên cứu và tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, cùng với những kiến thức đã học em đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác tiêu thụ gạo của Công ty và đề xuất một số giải pháp để tăng cường hoạt động tiêu thụ gạo của Công ty.

Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và trình độ em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý Công ty, các thầy cô giáo để chuyên đề của em hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, cô giáo Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.

Hà nội, tháng 4 năm 2007

Sinh viên

Nguyễn Thị Hương

MỤC LỤC

Lời mở đầu...

..1

CHƯƠNG 1...2

TỔNG QUAN VỀ CTCP SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU LAM SƠN –THÁI BÌNH...2

1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY...2

2.CƠ CẤU SẢN XUẤT, TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY...4

2.1 Cơ cấu sản xuất của công ty...4

2.2. Tổ chức bộ máy quản trị của công ty...5

2.2.1.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc...6

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phó giám đốc...6

2.2.3.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban...7

2.2.3.1.Phòng Tổ chức hành chính...7

2.2.3.2.Phòng Kế hoạch điều vận...8

2.2.3.3.Phòng Tài chính kế toán...8

2.2.3.4.Phòng Kinh doanh vận tải...9

2.2.3.5. Phòng Thương mại...10

2.2.3.6 Phòng Giao nhận...10

2.2.4 Phân xưởng chế biến...11

3.NHỮNG THÀNH TỰU MÀ CÔNG TY ĐẠT ĐƯỢC...11

3.1. Thành tựu hoạt động sản xuất kinh doanh...11

3.2.Thành tựu khác...14

4. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIÊU THỤ GẠO CỦA CÔNG TY...15 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.Điều kiện tự nhiên...16

4.2. Chính sách thuế của Nhà nước...18

4.3. Môi trường cạnh tranh...19

4.4.Đặc điểm quy trình công nghệ...20

4.5. Khả năng tài chính của công ty ...23

CHƯƠNG 2...25

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ GẠO CỦA CÔNG TY...25

1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GẠO...25

1.1. Đánh giá về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm gạo của Công ty...25

1.2. Đánh giá việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ gạo của Công ty...30

2. ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP CÔNG TY ÁP DỤNG...32

2.1. Các giải pháp liên quan đến công tác nghiên cứu thị trường...32

2.2. X ây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối...38

2.3. Xây dựng các chính sách tiêu thụ...40

2.3.1. Chính sách sản phẩm...40

2.3.2. Chính sách Marketing...41

2.5. Các giải pháp về giá...47

3.NHẬN XÉT...49

3.1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân...49

3.2. Những hạn chế và nguyên nhân...50

CHƯƠNG 3...52

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ...52

1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY...52

1.1.Phương hướng, nhiệm vụ sản xuất của Công ty năm 2007 và những năm tiếp theo...52

1.2.Phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty giai đoạn 2007 – 2010...53

2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ...55

2.1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường...56

2.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp...56

2.1.2. Nội dung của giải pháp...56

2.1.3. Điều kiện áp dụng...57 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.4. Hiệu quả đạt được...58

2.2. Xây dựng thương hiệu gạo...58

2.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp...58

2.2.2. Nội dung của giải pháp...59

2.2.3. Điều kiện áp dụng...61

2.2.4. Hiệu quả đạt được...61

2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm...62

2.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp...62

2.3.2. Nội dung của giải pháp...63

2.3.3. Điều kiện áp dụng...64

2.3.4. Hiệu quả đạt được...65

2.4. Giải pháp về bao gói sản phẩm...65

2.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp...65

2.4.2. Nội dung của giải pháp...66

2.4.3. Điều kiện áp dụng...66

2.4.4.Hiệu quả đạt được...66

2.5.Các giải pháp xúc tiến hỗn hợp...66

2.5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp...66

2.5.2. Nội dung giải pháp...67

2.5.3. Điều kiện áp dụng...68

2.5.4. Hiệu quả đạt được...68

3.KIẾN NGHỊ VỚI TỈNH VÀ NHÀ NƯỚC...68

3.1. Về chính sách thuế giá trị gia tăng...68

3.2. Nhà nước và Tỉnh cần hoàn thiện công tác phân vùng quy hoạch xây dựng vùng lúa phẩm chất cao...69

3.3.Các chính sách hỗ trợ Công ty...71

Mục lục bảng

SƠ ĐỒ 1: BỘ MÁY TỔ CHỨC SẢN XUẤT GẠO...4

SƠ ĐỒ 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ CÔNG TY...5

SƠ ĐỒ 3: SƠ ĐỒ PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN...9

Bảng 1: Tình hình kinh doanh của Công ty năm 2003-2006...12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2003-2006...13

Bảng 3: Thu nhập của người lao động...14

4.1.1.Đất đai...16

4.1.2.Nước tưới tiêu...17

4.1.3 Điều kiện khí hậu thời tiết...18

Bảng 4: Gạo thành phẩm theo TCVN 5644-1992...22

Bảng 5: Tình hình tài chính của Công ty năm 2003-2006...23

Bảng 6: Tỷ lệ thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm gạo của Công ty giai đoạn 2003-2006...25

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch...25

Bảng 7: Cơ cấu tiêu thụ các loại gạo của Công ty...28

Bảng 8: Cơ cấu tiêu thụ gạo trên các thị trường...30

Biểu đồ 2: Cơ cấu tiêu thụ gạo trên các thị trường...30

2.1.1. Công tác nghiên cứu cầu về sản phẩm...32

Bảng 9 : Tình hình dự báo và thực hiện nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại thị trường Bắc Giang...33

Bảng 10: Tình hình dự báo và thực hiện nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại thị trường Hải Phòng...34

2.1.2. Nghiên cứu cung...36

Bảng 11 : Điểm mạnh, yếu của các đối thủ cạnh tranh trong tỉnh...37

SƠ ĐỒ 5 : KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY...39

Bảng 12 : Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của các đại lý...39

Bảng 14: Bảng giảm giá cho khách hàng trong một lần mua hàng...42

Bảng 15: Số tiền giảm giá và doanh thu qua các năm...42

Bảng 16: Chi phí cho từng hình thức quảng cáo qua các năm...44

Bảng 17: Các hình thức thanh toán...45

Bảng 18 : So sánh giá gạo của Công ty với gạo khác tại Bắc Giang...47

Bảng 19 : So sánh giá gạo của Công ty với gạo khác tại Vĩnh Phúc...47

Bảng 20: Giá cước các hình thức vận chuyển năm 2006...49

Mục lục sơ đồ SƠ ĐỒ 1: BỘ MÁY TỔ CHỨC SẢN XUẤT GẠO...4

SƠ ĐỒ 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ CÔNG TY...5

SƠ ĐỒ 3: SƠ ĐỒ PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN...9

Bảng 1: Tình hình kinh doanh của Công ty năm 2003-2006...12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2003-2006...13

Bảng 3: Thu nhập của người lao động...14

4.1.2.Nước tưới tiêu...17

4.1.3 Điều kiện khí hậu thời tiết...18

Bảng 4: Gạo thành phẩm theo TCVN 5644-1992...22

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác tiêu thụ gạo tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Lam Sơn – Thái Bình (Trang 67)