Đánh giá về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm gạo của

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác tiêu thụ gạo tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Lam Sơn – Thái Bình (Trang 25 - 30)

1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GẠO

1.1.Đánh giá về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm gạo của

1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GẠO

1.1. Đánh giá về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm gạo của Công ty gạo của Công ty

Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động quan trọng, nó vừa là hoạt động đầu tiên cũng vừa là hoạt động cuối cùng của quá trình sản xuất, là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp bởi vì một doanh nghiệp nếu chỉ sản xuất ra sản phẩm mà không tiêu thụ được thì doanh nghiệp đó sớm muộn gì cũng sẽ lụi tàn dẫn đến phá sản.

Công ty Lam Sơn cũng như các doanh nghiệp khác khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều luôn đề ra kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ và tổ chức thực hiện kế hoạch đó nhằm giúp cho hoạt động tiêu thụ đạt kết quả tốt nhất. Hiệu quả của công tác tiêu thụ sẽ phản ánh tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 6: Tỷ lệ thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm gạo của Công ty giai đoạn 2003-2006

(Đơn vị: 1000 đồng)

Năm Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ thực

hiện kế Số lượng ( Tấn ) Doanh thu (Triệu đồng) Số lượng ( Tấn ) Doanh thu (Triệu đồng) 2003 4784 15.127,3 4693 14.839,9 98,1 2004 5482 18.391,9 5405 18.134,4 98,6 2005 4997 18.101,6 4268 15.458,8 85,4 2006 6912 25.748,6 7133 26.572,6 103,2

(Nguồn: Phòng Kế hoạch điều vận)

Từ bảng trên ta thấy năm 2003, 2004, 2005 công ty đã không hoàn thành kế hoạch đề ra. Năm 2006 Công ty không những đạt mà còn vượt kế hoạch. Nhưng nhìn chung qua các năm công ty cũng đã gần đạt được kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

+ Năm 2003 Công ty đạt được 98,1% so với kế hoạch là do công ty vừa mới chuyển địa điểm sang cụm CN Đông La - Đông Hưng - Thái Bình (năm 2002) Công ty vẫn đang hoàn tất các cơ sở vật chất nên hoạt động sản xuất chưa ổn định.

+ Năm 2004 do thời tiết không thuận lợi, trận mưa lụt cuối tháng 7 gây ngập úng làm thiệt hại mùa màng năng suất lúa giảm. Điều này gây khó khăn cho công tác thu mua thóc của Công ty nên ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ, do vậy mà năm 2004 Công ty chỉ đạt 98,6% so với kế hoạch.

+ Năm 2005 mặc dù thời tiết khá thuận lợi, hơn nữa lúc này cơ sở vật chất của Công ty đã ổn định nhưng năm 2005 là năm thực hiện kế hoạch thấp nhất chỉ đạt 85,4 %. Sở dĩ như vậy là do năm 2005 Công ty phải mất ba tháng ngừng hoạt động để lắp ráp máy móc thiết bị mới (dàn máy xay xát liên hoàn Bùi Văn Ngọ).

+ Năm 2006 Công ty không chỉ hoàn thành kế hoạch đề ra mà còn vượt 3,2% so với kế hoạch. Đó là một sự nỗ lực rất lớn. Có được điều đó thứ nhất là do Công ty mới được lắp đặt máy móc hiện đại hơn trước (công suất đạt 4

tấn/ giờ, gấp hai lần công suất trước), thứ hai là Công ty đã thu mua loại thóc mới, chất lượng về chế biến (Hương Cốm).

Mặc dù còn có nhiều khó khăn nhưng Công ty đã luôn cố gắng và nỗ lực phấn đấu để hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đặt ra.

Gạo là sản phẩm thiết yếu và quan trọng trong cuộc sống con người. Nó không chỉ dùng làm lương thực đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người mà còn dùng nhiều cho ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến (gạo được sử dụng để chế biến các loại rượu, cồn hay gạo còn dùng làm bún, bánh phở, bánh đa…). Ngoài ra gạo chất lượng kém còn được tận dụng để làm thức ăn chăn nuôi. Với mỗi loại gạo có mục đích sử dụng khác nhau.

Để đáp ứng nhu cầu rộng rãi của khách hàng trong Công ty có nhiều loại gạo khác nhau phù hợp với mục đích sử dụng và thói quen của từng vùng khác nhau.

Ví dụ như gạo kho thường dùng để nấu rượu, làm thức ăn chăn nuôi rất được ưa chuộng ờ vùng Bắc Giang, gạo Q cũng dùng để nấu rượu nhưng lại được tiêu thụ nhiều ở Vĩnh Phúc. Gạo V do có nhiều bột nên được dùng chủ yếu để làm bún bánh, phở. Xi, Tạp Giao, Khang Dân là gạo ăn thông thường, còn Bắc Thơm, Tám Thơm, Hương Cốm là gạo chất lượng thường dành cho những người có thu nhập cao hoặc trong những ngày lễ tết. Trong xu hướng hiện nay khi mà đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu các loại gạo thayđổi.

Bảng 7: Cơ cấu tiêu thụ các loại gạo của Công ty

(Đơn vị: 1000 đồng)

Loại

gạo DT Năm 2003CP LN %LN DT Năm 2004CP LN %LN

Kho 3696562 3671475 25087 24,15 4062344 4034036 28308 22,30 Q 4446741 4417437 29304 28,21 5250550 5215616 34934 27,52 V 2475257 2457930 17327 16,68 2754098 2734663 19435 15,31 Tạp giao 1709530 1697564 11966 11,52 2423584 2407526 16058 12,65 Khang dân 1535906 1525154 10752 10,35 2191570 2177645 13925 10,97 Xi 488225 483935 4290 4,13 900936 894157 6779 5,34 Bắc thơm 319053 315781 3272 3,15 530146 525462 4684 3,69 Tám thơm 53423 52052 1371 1,32 47595 45589 2006 1,58 Nếp 94981 94472 509 0,49 126597 125785 812 0,64 Hương cốm Tổng 14839971 14736091 103880 100 18134420 18007479 126941 100 Loại gạo Năm 2005 Năm 2006 DT CP LN %LN DT CP LN %LN Kho 2571843 2554811 17032 15,74 3637430 3612581 24849 13,25 Q 4197586 4169073 28513 26,35 5760789 5719286 41503 22,13 V 1706831 1693770 13061 12,07 2867216 2846662 20554 10,96 Tạp giao 2667638 2649578 18060 16,69 5413944 5376380 37564 20,03 Khang dân 2350023 2334246 15777 14,58 4404612 4375825 28787 15,35 Xi 959273 952001 7272 6,72 2404905 2387989 16916 9,02 Bắc thơm 640631 635210 5421 5,01 1606083 1595037 11046 5,89 Tám thơm 72593 70375 2218 2,05 153273 149203 4070 2,17 Nếp 112350 111495 855 0,79 210899 209417 1482 0,79 Hương cốm 113403 112634 769 0,41 Tổng 15458768 15350557 108211 100 26572554 26385011 187543 100

Dựa vào bảng trên ta thấy:

* Doanh thu tiêu thụ gạo qua các năm đều tăng, cùng với tăng doanh thu lợi nhuận thu được cũng tăng theo (riêng năm 2005 do lắp ráp máy móc thiết bị sản xuất không đủ hàng nên doanh thu thấp). Năm 2004 so với năm 2003 lợi nhuận tăng 23.061 nghìn đồng tương ứng tăng 22,19%; năm 2005 so với năm 2004 lợi nhuận giảm 18.730 nghìn đồng tương ứng giảm 14,75%; năm 2006 so với năm 2005 lợi nhuận tăng 79.332 nghìn đồng tương ứng tăng 73.3%. Có được điều đó là do lúc này Công ty lắp ráp máy móc công suất lớn gấp 2 lần trước nên tạo ra nhiều sản phẩm hơn.

* Cơ cấu các loại gạo có sự thay đổi qua các năm. Gạo kho, Q, V giảm dần còn gạo chất lượng như bắc thơm, tám thơm tăng dần. Điều đó là rất hợp lý vì đời sống con người ngày càng được nâng cao nhu cầu của con người không còn là ăn no, mặc ấm nữa mà cao hơn là ăn ngon, mặc đẹp. Chính vì thế mà những gạo có chất lượng ăn ngon, thơm dẻo đang ngày càng được ưa chuộng.

+ Thái Bình là vùng trồng rất nhiều gạo Q vì thế mà trong cơ cấu về các loại gạo của Công ty thì gạo Q vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất mặc dù đang có xu hướng giảm. Gạo Q cứng, nở ăn không ngon; thường được dùng để nấu rượu, làm hàng và một số nơi như miền núi trung du, những người có thu nhập thấp còn dùng để ăn. Nhưng nhu cầu về gạo Q để ăn ngày càng giảm vì đời sống con người đang ngày càng được nâng cao. Năm 2004 gạo Q chiếm 27,52 % giảm 0,69 % so với năm 2003, năm 2005 giảm 1,17% so với năm 2004 và năm 2006 giảm 4,22 % so với năm 2005.

+ Mặc dù nhu cầu làm bún, bánh phở tăng nhưng gạo V lại có xu hướng giảm là do giống lúa V chỉ cấy được một vụ tháng 5 mà năng suất lại thấp nên người nông dân ngày càng ít cấy giống lúa. Gạo V năm 2004 so với năm 2003 giảm 1,37 %, năm 2005 so với năm 2004 giảm 3,24 %, năm 2006 so với năm 2005 giảm 1,11 %.

+ Gạo ngon chất lượng (Tám Thơm, Bắc Thơm, Hương Cốm) mặc dù còn chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng dần. Gạo Bắc Thơm năm 2003 chiếm 3,15 %, năm 2004 chiếm 3,69 % tương ứng tăng lên 0,54 %, năm 2005 so với năm 2004 tăng 1,32 % và năm 2006 so với năm 2005 tăng 0,88 %. Như vậy cùng với sự phát triển của đời sống, xã hội thì nhu cầu về gạo chất lượng ngày càng tăng, đặc biệt là trong các dịp lễ tết thì những gạo có chất lượng được tiêu thụ rất mạnh.

Tóm lại để đẩy mạnh tiêu thụ Công ty cần phải nắm rõ cơ cấu tiêu thụ các loại gạo để biết được xu hướng biến đổi của từng loại. Từ đó đưa ra chính sách tiêu thụ hợp lý phù hợp với nhu cầu thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác tiêu thụ gạo tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Lam Sơn – Thái Bình (Trang 25 - 30)