Xây dựng thương hiệu gạo

Một phần của tài liệu tc313 (Trang 58 - 62)

1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

2.2. Xây dựng thương hiệu gạo

2.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Từ lâu người ta đã biết đến Thái Bình là quê lúa, quê hương của chị hai năm tấn, nhưng nói đến Thái Bình thì chỉ nói đến gạo năng suất còn chất lượng gạo ngon thì nghĩ ngay đến tám Nam Định, tám Điện Biên. Thái Bình vẫn chưa xây dựng được một thương hiệu với đặc trưng của mình. Chính vì thế mà gạo chất lượng của Thái Bình, của Công ty tiêu thụ rất ít và chưa có tiếng tăm trên thị trường.

Thương hiệu là khái niệm mang tính bản chất thể hiện đặc tính cốt lõi của sản phẩm. Nó là một tài sản vô hình có chức năng tăng thêm hiệu quả kinh

doanh khuyếch đại hiệu quả lợi ích. Trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế hội nhập khu vực và thế giới thì thương hiệu càng cần thiết, có ý nghĩa quan trọng vì cùng một loại sản phẩm khách hàng bao giờ cũng muốn và có xu hướng mua sản phẩm có thương hiệu mặc dù giá cao hơn nhưng chất lượng được đảm bảo. Mà xu hướng chung trên thị trường thế giới cũng như trong nước đang chuyển dần sang sử dụng gạo chất lượng cao. Do đó nếu Công ty không xây dựng thương hiệu gạo mà vẫn tiếp tục chỉ bán những gạo phẩm cấp thấp đồng nghĩa với việc Công ty bị thu hẹp thị trường giảm hiệu quả kinh tế.

Mặt khác, khi nước ta gia nhập WTO gạo từ nơi khác sẽ tràn vào nước ta với giá rẻ mà lại có thương hiệu thì gạo trong nước sẽ khó mà cạnh tranh được vì vậy việc xây dựng thương hiệu còn góp phần bảo vệ hàng hoá trong nước.

Hơn nữa muốn xây dựng thương hiệu thì phải tạo ra gạo có chất lượng riêng đặc trưng. Mà theo như nghiên cứu những giống lúa chất lượng như BT7, các giống có hương thơm khác khi được gieo trồng ở các vùng ven biển và liền kề của Thái Bình thì có tính chất hơn hẳn so với cũng giống trên nhưng cấy ở những vùng sâu trong nội địa. Đây chính là một thế mạnh để Thái Bình có thể xây dựng một thương hiệu gạo.

2.2.2. Nội dung của giải pháp

Thứ nhất, Công ty cần nâng cao chất lượng gạo vì hầu hết tất cả thương hiệu đều lấy chất lượng làm cơ sở hậu thuận vững chắc. Thương hiệu lớn mạnh hay suy thoái trên thị trường cũng vì vấn đề chất lượng. Công ty cần tăng cường các biện pháp để nâng cao chất lượng gạo như thay đổi máy móc công nghệ, thực hiện tốt công tác thu mua nguyên liệu đầu vào đồng thời phải có sự phối hợp với người nông dân chọn ra giống lúa tốt gieo trồng để xây dựng vùng nguyên liệu tập trung. Những vùng này sẽ có sự hợp tác và liên kết giữa khuyến nông với Công ty ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo.

Thứ hai, Công ty cần phải thiết kế bao bì mẫu mã phù hợp, hấp dẫn tạo sự thu hút với khách hàng. Bao bì dùng để phân biệt gạo của Công ty với gạo

của nơi khác nên màu sắc, kiểu dáng bao bì phải tạo ra được dấu ấn riêng. Kích cỡ bao bì phải đa dạng tuỳ mục đích sử dụng như nếu gạo dùng để nấu rượu thì để trọng lượng 50 hay 60 kg, nhưng nếu gạo đặc sản dùng để ăn thì chỉ nên đóng trọng lượng nhỏ để tiện dùng. Trên bao bì phải có các thông tin cần thiết về sản phẩm, đồng thời Công ty phải thiết kế logo riêng của mình và in trên bao bì sản phẩm.

Thứ ba, Công ty cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ của tỉnh đăng ký nhãn hiệu hàng hoá lúa gạo xuất xứ Thái Bình.

Thứ tư, tổ chức hoạt động chào bán giới thiệu sản phẩm ở các siêu thị, các khu dân cư, tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm và lập trang Web riêng giới thiệu sản phẩm trên mạng.

Thứ năm, thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng vì cùng là gạo ngon chất lượng nhưng mỗi người lại có khẩu vị và sở thích riêng. Do đó Công ty cần nghiên cứu nhu cầu khách hàng để chế biến loại gạo phù hợp cho các đối tượng khách hàng như gạo mềm, xốp, dẻo, gạo dùng để nấu cơm, nấu cháo, chiên…

Và cuối cùng để đảm bảo cho công tác thu mua được tốt thì Công ty tiến hành ký hợp đồng khép kín từ giống đến vật tư phân bón gắn với việc nghiên cứu và hoạch định một quy trình canh tác hợp lý, có cán bộ kỹ thuật chỉ đạo trực tiếp từ gieo cấy đến chăm sóc, thu hoạch và thu mua sản phẩm với giá hợp lý đảm bảo người nông dân có lãi cao hơn lúa thường.

Dưới đây là các hoạt động cần làm để xây dựng thương hiệu gạo Thái Bình:

- Hoạt động 1: Tiến hành khảo nghiệm và đánh giá. Công ty cùng với trung tâm khuyến nông tỉnh sưu tầm và chọn các giống lúa chất lượng phù hợp từng vùng đất Thái Bình, xây dựng một quy trình canh tác hợp lý gồm kỹ thuật sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, cách thu hoạch, bảo quản.

- Hoạt động 2: Tổ chức sản xuất theo vùng. Sau khi đã lựa chọn được giống lúa Công ty sẽ hỗ trợ, giúp đỡ người nông dân tiến hành trồng thử nghiệm tại một số vùng rồi sau đó đánh giá chất lượng và mở rộng diện tích hình thành những vùng nguyên liệu tập trung. Mỗi vùng tuỳ điều kiện mà trồng giống nhất định để tạo sự đồng nhất tránh hiện tượng pha tạp nhiều loại thóc.

- Hoạt động 3: Công ty ký hợp đồng khép kín từ giống - phân bón - kỹ thuật - mua sản phẩm.

- Hoạt động 4: Thiết kế logo, nhãn hiệu hàng hoá, tiến hành xúc tién thương mại quảng bá sản phẩm. Thảo luận với các nhà khoa học về quyền bảo hộ, đăng kí nhãn mác. Đồng thời thực hiện các thao tác phân tích chất lượng sản phẩm gạo.

- Hoạt động 5: Để thực hiện tốt hợp đồng bao tiêu sản phẩm Công ty phải có cán bộ thường xuyên xuống các vùng nguyên liệu đế kiểm tra đánh giá về chất lượng.

2.2.3. Điều kiện áp dụng

Công ty muốn xây dựng thương hiệu lúa gạo Thái Bình thì cần phải:

- Có sự hỗ trợ của tỉnh và Nhà nước về vốn, công nghệ, giống, quảng bá sản phẩm.

- Xây dựng được mối quan hệ bền chặt với người nông dân trong việc lựa chọn giống lúa để gieo trồng, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, bảo quản để tạo ra giống lúa chất lượng đồng nhất lẫn ít tạp chất.

- Thay đổi nhận thức của cán bộ công nhân viên toàn Công ty về thương hiệu và phải xác định xây dựng thương hiệu cần nhiều thời gian và vốn có thể thời gian đầu phải chấp nhận chịu lỗ để thương hiệu làm quen với thị trường.

- Dành một khoản kinh phí để thiết kế nhãn hiệu, logo, bao bì kiểu dáng riêng.

- Có được thương hiệu gạo đặc trưng riêng của Thái Bình thì gạo của Công ty sẽ tiêu thụ được nhiều hơn, đồng thời giá bán gạo cũng sẽ tăng dẫn đến doanh thu và lợi nhuận đều tăng theo.

- Có thương hiệu nên dễ phân biệt và nhận biết hàng hoá của Công ty với hàng hoá của đối thủ cạnh tranh

- Công ty sẽ dễ dàng mở rộng thị trường hơn đặc biệt là vào thị trường gạo cao cấp.

- Thương hiệu là một tài sản vô hình của Công ty, sẽ giúp Công ty duy trì và thu hút thêm khách hàng.

Một phần của tài liệu tc313 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w