Khống chế bệnh do TSWV

Một phần của tài liệu Tình trạng nhiễm Virut trên cà chua ở tỉnh Lâm Đồng (Trang 26 - 29)

Hai phƣơng pháp chung đƣợc sử dụng là sử dụng cây kháng TSWV và chiến lƣợc quản lý nhằm giảm tác hại của virus.

Cây kháng

Sử dụng kỹ thuật DNA tái tổ hợp cho phép thúc đẩy quá trình nhận dạng, chọn lọc và lai tạo cây mới. Những marker phân tử liên kết với tính kháng TSWV đã đƣợc tìm thấy

trong những dòng cà chua phát triển từ những dòng lai giữa SW 307 (Brommonschenkel, Tanksley và Cho, chƣa xuất bản) và cây kháng TSWV với những khoảng cách liên kết nhỏ nhất đƣợc chọn lọc. Trong tƣơng lai, sử dụng những cây này cùng với những marker liên kết sẽ thúc đẩy sự phát triển tính kháng cho những cây cà chua thƣơng mại khác với khoảng cách liên kết nhỏ nhất (10).

Một số giống cà chua lai kháng TSWV sẵn có trong thƣơng mại:

- Giống Amelia (HMX - 0800) do công ty Harris Moran Seed cung cấp. Đặc tính

của giống này là trái chín khá sớm, trái to, kháng TSWV, tuyến trùng, và 3 nòi nấm fusarium gây héo. Amelia đƣợc thử nghiệm ở Mountain Horticultural Crops Research Station ở Fletcher trên 3 năm gần đây và cho kết quả tốt.

- Giống EX 1405037 do công ty Seminis Seeds cung cấp. Đặc tính của giống này là trái cà chua to, chín hơi trễ. EX 1405037 không cho kết quả tốt nhƣ Amelia ở Mountain Horticultural Crops Research Station ở Fletcher vào năm 2002 vì thời gian chín lâu hơn.

- Giống BHN 444 và BNN 640 do Seigers và công ty hạt Seedway cung cấp. Đặc tính của giống BHN 444 là cho trái lớn nhƣng hình dạng trái hơi thô, giống BHN 640 có tính kháng với ba nòi nấm fusarium gây héo và kháng TSWV và trái của nó nhỏ hơn nhƣng bóng hơn BHN 444.

Quản lý TSWV

Hiểu biết rõ về mối quan hệ giữa kí chủ - ký sinh - vectơ sẽ giúp ta phát triển những biện pháp canh tác mà làm cho tổn thất do TSWV gây ra với những cây trồng nhạy cảm là nhỏ nhất. Không có biện pháp nào có hiệu quả đáng kể nếu sử dụng riêng rẽ. Ngƣời ta thƣờng kết hợp những biện pháp với nhau để giảm mức độ thiệt hại một cách đáng kể. Chiến lƣợc quản lý hiệu quả nhất là phòng ngừa, gồm những kỹ thuật sau:

1. Bảo vệ cây con: Cây con dễ bị nhiễm TSWV khi không đƣợc bảo vệ. Bọ trĩ sẽ tấn công vào những lá có màu xanh nhạt của cây non. Vì thế cây con cần đƣợc trồng ở những nơi có cây trồng nhạy cảm với TSWV nếu không thì nên trồng cây con trong nhà kính hoặc sử dụng màng che cẩn thận. Phun thuốc diệt côn trùng đều đặn có thể làm giảm khả năng sống của bọ trĩ trong vƣờn ƣơm.

2. Tránh trồng độc canh: Nên hạn chế việc trồng liên tục cùng một loại cây trồng trên cùng một vùng đất.

3. Luân canh: Tránh trồng những cây nhạy cảm với TSWV trong những vùng đang bị tác động mạnh của TSWV. Trồng những cây không nhạy cảm với TSWV vào vùng này trong khoảng 3 tuần để cho bọ trĩ đi ra khỏi vùng đó sẽ làm giảm tác hại của TSWV và cho phép trồng những cây nhạy cảm với TSWV hiệu quả hơn.

4. Loại bỏ những nguồn chứa TSWV: Cày lại đất ở nơi đã thu hoạch hay nơi đã từng bị bỏ hoang để loại bỏ nguồn chứa virus và nguồn thức ăn của bọ trĩ.

5. Quản lý cỏ: Có nhiều loại cỏ là kí chủ của TSWV, chúng đóng vai trò là nguồn chứa virus. Quan trọng là loại bỏ cỏ ngay thời điểm quần thể bọ trĩ thấp để giảm tối thiểu việc bọ trĩ tích lũy và di chuyển vào đồng ruộng.

6. Trồng cỏ trên đồng ruộng sẽ kích thích bọ trĩ trƣởng thành di chuyển đến. Vì thế, cần hạn chế điều này.

7. Trồng xen cây nhạy cảm với cây không nhạy cảm. Có rất nhiều cây không nhạy cảm với TSWV nhƣ: cây bông cải xanh, cải bắp, bí, dƣa chuột, hành, cà rốt, khoai lang.

8. Loại bỏ những cây có triệu chứng bệnh ngay lập tức.

9. Khống chế bọ trĩ bằng phƣơng pháp sinh học là hiệu quả nhất và có lợi cho môi trƣờng nhất. Bốn tác nhân sinh học đã đƣợc sử dụng.

(Nguồn:http//:www.substratus.com/sw8529.asp.tomato spotted wilt virus fact sheet.html). 1. Amblyserus cucumeris: Ăn chủ yếu ở giai đoạn ấu trùng của bọ trĩ (Hình 2.2).

2. Amblyseius degenerans: Tƣơng tự nhƣ Amblyserus cucumeris nhƣng di chuyển nhanh

hơn và có thể sống đƣợc trong điều kiện độ ẩm thấp (Hình 2.3).

3. Hypoaspisspp: Là rệp cây ăn thịt, sống trong đất, ăn nhộng của bọ trĩ (Hình 2.4).

4. Orius insidiosus: Ăn tất cả các giai đoạn mà bọ trĩ có thể di động, nhạy cảm với ngày dài và phát triển ít nhất 13 giờ chiếu sáng/ngày (Hình 2.5).

Một phần của tài liệu Tình trạng nhiễm Virut trên cà chua ở tỉnh Lâm Đồng (Trang 26 - 29)