Thực trạng sử dụng nguồn nhân lự cở tỉnh Bình Thuận.

Một phần của tài liệu 426 Giải pháp tài chính để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 45 - 47)

T ổng chi ổng chi ỷ lệ chi ỷ lệ chi Năm GDP NSNN cho Ytế/ổng chi Y tế /GDP

2.4 Thực trạng sử dụng nguồn nhân lự cở tỉnh Bình Thuận.

2.4.1 Cung cầu nguồn nhân lực qua đào tạo.

Từ khi nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường thì thị trường lao động cũng hình thành. Thị trường lao động trong toàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1996-2002 luôn luôn tồn tại xu hướng cung lao động cao hơn cầu lao động. Do cung lao động vượt cầu lao động dẫn đến giá cả sức lao động trong tỉnh thường thấp và thấp hơn nhiều so với các tỉnh trong vùng kinh tế Miền Đông Nam Bộ. Mặt khác giá cả của lao động còn bị tác động bởi mức sống của khu vực, trong đó mức sống của tỉnh Bình Thuận thấp hơn so với các địa phương lân cận nên cũng làm giá cả lao động tại tỉnh giảm.

Cung lao động vượt cầu lao động ngoài các tác nhân trên thúc đẩy quan hệ cung cầu ngày càng cách xa nhau còn có tác nhân khác là giáo dục đào tạo. Đối với lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học và Trung học chuyên nghiệp, trong những năm qua tỉnh tập trung đầu tư đào tạo các bậc học này nên số lượng học viên tốt nghiệp tham gia vào thị trường lao động ngày càng đông, do vậy số học viên tốt nghiệp không kiếm được việc làm tăng, làm tăng tỷ lệ người lao động

46

không có việc làm. Tỷ lệ lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học, và Trung học chuyên nghiệp không có việc làm tăng cao, một trong những nguyên nhân làm tăng cao tỷ lệ này là chất lượng của học viên không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Mặt khác nền kinh tế của tỉnh chưa phát triển, ngành nghề không đa dạng, các cơ sở sản xuất kinh doanh trình độ kỹ thuật công nghệ cao còn quá ít, quy mô của các cơ sở này không đủ lớn để thu hút hết số lao động đã qua đào tạo. Từ thực tế trên cho thấy việc đầu tư giáo dục đào tạo những năm qua của tỉnh Bình Thuận chưa mang lại hiệu quả cao.

Hậu quả của việc đầu tư đào tạo mất cân đối trên là nền kinh tế của tỉnh không thu hút hết nguồn nhân lực do các trường, các trung tâm đào tạo cung cấp, gây lãng phí lớn trong đào tạo.

Việc đầu tư đào tạo nguồn nhân lực như nêu ở trên và các tác nhân tác động đến nguồn nhân lực, làm cho tỉnh không chủ động được nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nền kinh tế mà còn lệ thuộc nhiều vào các trung tâm đào tạo của các tỉnh thành phố khác trong cả nước. Việc không thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế của tỉnh.

2.4.2 Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực của nền kinh tế.

Theo số liệu thống kê năm 2005 của tỉnh Bình Thuận cân đối lao động xã hội tính đến ngày 1/7/2005 thể hiện ở bảng II.10.

Bảng II.10 : CÂN ĐỐI LAO ĐỘNG XÃ HỘI CÓ ĐẾN 1/7 NĂM 2005

Đơn vị tính : Người

Tổng số

A. Nguồn lao động 651.927

1. Số người trong tuổi lao động 620.684

2. Số người ngoài độ tuổi thực tế có tham gia lao động 31.243

B. Phân phối nguồn lao động 634.155

1. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 538.524

2. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động đang đi học 42.020

3. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động làm nội trợ 25.832

4. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không làm việc 4.583

5. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không có việc làm 23.196

47

Tỷ lệ sử dụng lao động là (538.524/651.927) x 100 = 82,60%. Qua tỷ lệ này ta thấy các ngành kinh tế sử dụng không hết số lao động hiện có của xã hội chứng tỏ trong xã hội vẫn còn một lượng lao động thường trực sẵng sàng khi cầu xuất hiện. Nếu tính số người trong độ tuổi không làm việc (trừ những người đang đi học) thì tỷ lệ chưa có việc làm là 9,95%, đây là một tỷ lệ cao cần phải hạ thấp hơn nữa để nâng cao mức sống của toàn xã hội.

Nếu xét sử dụng lao động phân theo các ngành kinh tế trên bảng II.11 thì ngành nông nghiệp lao động chiếm tỷ lệ cao nhất 51,44%, tiếp đến là ngành Thủy sản 10,07% còn thấp nhất là hoạt động khoa học và công nghệ chỉ chiếm 0,01%. Với số liệu trên cho chúng ta thấy việc sử dụng lao động của tỉnh phần lớn vẫn là nông nghiệp điều đó chứng tỏ nền kinh tế của tỉnh chưa phát triển.

Bảng II.11 : LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO CÁC NGÀNH KINH TẾ

(có đến 31/12/2005 )

Đơn vị tính : Người

Một phần của tài liệu 426 Giải pháp tài chính để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)