Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở tỉnh Bình Thuận.

Một phần của tài liệu 426 Giải pháp tài chính để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 34 - 37)

T ổng chi ổng chi ỷ lệ chi ỷ lệ chi Năm GDP NSNN cho Ytế/ổng chi Y tế /GDP

2.2Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở tỉnh Bình Thuận.

2.2.1 Đặc điểm tự nhiên ảnh hưởng đến đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận.

Tỉnh Bình Thuận là tỉnh cực nam trung bộ có vị trí địa lý thuận lợi, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây và Tây nam giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận.

Về thổ nhưỡng Bình Thuận có đồng bằng phù xa ít, chủ yếu đất pha cát và các đồi cát ven biển. Bình Thuận có cả ba vùng là vùng núi, trung du, đồng bằng ven biển, chủ yếu là vùng gò đồi và núi thấp. Bình Thuận là một tỉnh cực Nam trung bộ nên khí hậu là vùng khí hậu pha trộn đó là nóng nắng khô hạn của miền Trung; hai mùa dõ rệt là mùa mưa và mùa khô của miền Nam, do đó thuận lợi cho phát triển nuôi, trồng nhiều loại cây con khác nhau đảm bảo điều kiện cho phát triển một nền nông nghiệp toàn diện.

Về tài nguyên khoáng sản có trữ lượng khá lớn như nước khoáng, sa khoáng, cát thủy tinh, nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng. Tài nguyên nước khá lớn có khả năng tích trữ cao tạo điều kiện chủ động tưới tiêu phát triển nông nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thủy điện.

Bình Thuận có bờ biển dài 192 km, nhiều nơi cảnh quan đẹp, gió nhiều và độ bốc hơi cao; vùng lãnh hải rộng với nhiều đặc hải sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao để Bình Thuận có khả năng phát triển mạnh ngành kinh tế Du lịch - dịch vụ, làm muối, khai thác đánh bắt, nuôi trồng, và chế biến thủy sản.

Về vị trí địa lý nằm kề với trung tâm Kinh tế - Văn hóa – Xã hội khu vực phía Nam đặc biệt gần những trung tâm giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng, Nha Trang, nên

35

phần lớn số lao động được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật tại Khu vực này bị thu hút vào các Khu công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai, do đó tác động rất lớn đến quá trình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận.

Bình Thuận nằm trong khu kinh tế Đông Nam bộ, khu kinh tế trọng điểm phía Nam. Bình Thuận cách thành phố Hồ Chí Minh (trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội phía Nam) 200 km, cạnh tỉnh Đồng Nai một khu công nghiệp phát triển nhất trong cả nước, cách thành phố Nha Trang 250 km. Với ví trí như trên tỉnh Bình Thuận có điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với các tỉnh trong vùng và các tỉnh Tây nguyên, đặc biệt gần những trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp và khu chế xuất lớn nhất trong cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Nha Trang, đây vừa là thuận lợi lại vừa là một thách thức lớn trong việc cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao với các tỉnh lân cận có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội tốt, có tốc độ phát triển kinh tế cao, thu nhập và mức sống của người lao động cao, khu vực thu hút nhiều lao động nhất trong cả nước.

2.2.2 Đặc điểm Kinh tế - Xã hội ảnh hưởng đến đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận.

Về kinh tế : Bình Thuận là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế chậm hơn so với các tỉnh thành phố trong khu vực miền đông nam bộ, cụ thể chỉ nhìn vào chỉ tiêu đầu tư nước ngoài trực tiếp của tỉnh thì ta thấy những năm qua tổng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư đạt được là : 52.291.000 USD, nhưng tập trung chủ yếu là các ngành nghề Dịch vụ - Du lịch có tổng vốn đầu tư là : 35.317.000 USD, Ngành công nghiệp – Xây dựng là : 10.574.000 USD, Các ngành nuôi trồng thủy sản và trồng trọt có vốn đầu tư khá khiêm tốn là : 6.400.000 USD,. Từ số liệu trên cho thấy đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bình Thuận ít, chủ yếu tập trung vào các ngành nghề có sức hút lao động thấp, dẫn đến nhu cầu về nguồn nhân lực thấp thể hiện ở Phụ lục 1.

Từ việc phân bố đầu tư phát triển các ngành kinh tế (phụ lục 1) cũng tác động cản trở việc phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho khu vực kinh tế này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tác động ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh.

Ngoài các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Bình Thuận còn có các doanh nghiệp trong nước hoạt động. Tổng số các doanh nghiệp trung ương và địa phương hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo báo cáo thống kê của cục thống kê Bình Thuận số doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh có đến ngày 31/12/2005 với số liệu cụ thể như sau :

Tổng số các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên địa bàn tỉnh là : 48 đơn vị, trong đó các doanh nghiệp do trung ương quản lý là 16 đơn vị, các doanh nghiệp do địa phương quản lý là 32 đơn vị. Với số lượng các doanh nghiệp nhà nước như trên đã tạo nên nhu cầu về nguồn nhân lực rất lớn đối với ngành giáo

36

dục đào tạo, nhưng chất lượng nguồn nhân lực không đòi hỏi quá cao, từ nguyên nhân trên mà việc đầu tư cho giáo dục đào tạo của Bình Thuận cũng chưa được quan tâm đúng mức.

Ngoài ra những năm gần đây chính sách phát triển kinh tế của tỉnh đã thay đổi nhiều theo định hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng vạch ra, các thành phần kinh tếđược tự do phát triển, do vậy các doanh nghiệp tư nhân, kinh tế trang trại cũng được chú ý phát triển. Đây cũng là nhân tốđẩy mạnh việc giáo dục đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu về lao động cho các thành phần kinh tế này, mặt khác thành phần kinh tế này không đòi hỏi lao động chất lượng cao, nên đó cũng là nhân tố làm cho sự quan tâm đầu tư cho giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh bị hạn chế.

Về dân số : Theo số liệu thống kê năm 2005 dân số và lao động của tỉnh Bình Thuận từ năm 2001 đến năm 2005 cho thấy dân số tăng chậm ( năm 2001 là 1.089.000 người; năm 2002 là 1.106.000 người; năm 2003 là 1.123.000 người; năm 2004 là 1.140.429 người; năm 2005 là 1.157.659 người )

Tỷ lệ tăng dân số của tỉnh Bình Thuận năm 2002 có giảm nhưng giảm nhẹ, từ 1,56 xuống 1,51. Nhưng tỷ lệ lao động lại giảm mạnh, từ 6,08% xuống 3,89%. Từ số liệu trên cho chúng ta thấy nguồn dân số trong độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của Bình Thuận trong những năm qua có xu hướng giảm, nguyên nhân giảm là do tác động của các tỉnh thành phố lân cận cao có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, thu nhập của người lao động tại đây cao, đã thu hút một bộ phận lao động, dẫn đến nguồn nhân lực của tỉnh giảm mạnh trong khi dân số chỉ giảm nhẹ. số liệu thể hiện như sau : Tỷ lệ tăng dân số năm 2002 so với 2001 là : 1,56%. năm 2003 so với 2002 là : 1,53% năm 2004 so với 2003 là : 1,55% năm 2005 so với 2004 là : 1,51% Tỷ lệ lao động năm 2002 so với năm 2001 là : 6,08% năm 2003 so với năm 2002 là : 0,47% năm 2004 so với năm 2003 là : 3,79% năm 2005 so với năm 2004 là : 3,89%

Phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh cũng ảnh hưởng tới sự phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Dân cư phân bố không đồng đều trên địa bàn tỉnh làm cho việc đầu tư cho giáo dục đào tạo nguồn nhân lực không tập trung, dàn trải nhiều nơi nên đầu tư trang thiết bị dạy và học thiếu dẫn đến chất lượng đào tạo không đáp ứng được yêu cầu. Do dàn trải nên số lượng ngành nghề đào tạo không đa dạng làm cho người lao động ít có cơ hội lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng

37

của mình từ đó cũng ảnh hưởng tới nguồn nhân lực dư thừa ở một số lĩnh vực nhưng lại thiếu ở nhiều lĩnh vực khác, việc đầu tư cho giáo dục đào tạo trong những năm qua chưa đạt hiệu quả cao.

Xét trên giác độ dân số phân theo vùng cho chúng ta thấy tỷ lệ dân cư sống ở thành thị cao thì chất lượng nguồn nhân lực cao, kinh tế vùng đó phát triển nhanh hơn và sự phân bốấy cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

Qua biểu báo cáo thống kê năm 2005 thể hiện ở bảng II.5 chúng ta nhận thấy rằng tốc độ phát triển dân sốđô thị ở Phan Thiết cao hơn các huyện thị khác nên trình độ dân trí ở Phan Thiết cũng cao hơn các địa phương khác và thực tế cũng chứng minh rằng Phan Thiết là nơi có trình độ dân trí cao hơn các huyện thị khác trong tỉnh.

Bảng II.5 : DÂN SỐ TRUNG BÌNH NĂM 2005 PHÂN THEO HUYỆN, THÀNH PHỐ

Đơn vị tính :Người Tổng Phân theo giới tính P. theo thành ththôn ị, nông

số Nam Nữ Thành thị Nông thôn

TỔNG SỐ - TOTAL 1.157.659 576.083 581.576 434.955 722.704 TOTAL 1.157.659 576.083 581.576 434.955 722.704 Phan Thiết 208.253 102.036 106.217 184.199 24.054 LaGi 102.273 51.208 51.065 68.757 33.516 Tuy Phong 136.763 67.617 69.146 66.288 70.475 Bắc Bình 120.878 60.294 60.584 13.375 107.503 Hàm Thuận Bắc 160.783 80.015 80.768 28.985 131.798 Hàm Thuận Nam 94.001 46.766 47.235 13.146 80.855 Tánh Linh 102.478 51.554 50.924 16.109 86.369 Hàm Tân 72.364 35.935 36.429 6.299 66.065 Đức Linh 136.386 68.885 67.501 37.797 98.589 Phú Quý 23.48 11.773 11.707 23.48

(Nguồn số liệu thống kê của Cục Thống kê Bình Thuận 3 năm 2006).

Vậy về điều kiện xã hội tốc độ tăng dân số, phân bố dân số và tốc độ phát triển đô thị không chỉ ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của tỉnh, mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, đây vừa là kết quả vừa là tiền đề của quá trình phát triển nguồn nhân lực. Mối quan hệ hữu cơ giữa nguồn nhân lực với tăng trưởng kinh tế tác động qua lại, thúc đẩy nhau phát triển.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 426 Giải pháp tài chính để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 34 - 37)