Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tác động của các giá trị đạo đức truyền thống tới việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng lối Sống mới cho sinh viên Việt nam hiện nay ppt (Trang 70 - 92)

giá trị đạo đức truyền thống tới việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

* Xây dựng môi trường kinh tế xã hội, môi trường văn hoá lành mạnh tạo điều kiện phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình xây dựng lối sống mới cho sinh viên.

Thực tiễn cho thấy, để phát huy các giá trị đạo đức truyền thống vào quá trình xây dựng lối sống mới cho sinh viên chúng ta cần xây dựng một môi trường kinh tế- xã hội trong sạch, lành mạnh, tạo điều kiện cho việc hình thành các giá trị mới trong lối sống của sinh viên. Môi trường sống, điều kiện kinh tế – xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức, tình cảm, thái độ sống, sự hình thành nhân cách, lối sống của con người. C.Mác và Ph.Ăngghen từng khẳng định: “Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy” (Hệ tư tưởng Đức).

Bàn về môi trường kinh tế- xã hội là chúng ta nói tới các yếu tố kinh tế và yếu tố xã hội có quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự tồn tại và phát triển của con người.

Môi trường kinh tế- xã hội được coi là trong sạch, lành mạnh khi ở đó, sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội và ngược lại, chính sự phát triển các mặt đời sống xã hội sẽ tạo động lực và định hướng cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế.

Sự phát triển của lịch sử xã hội đã chứng tỏ rằng, khi chúng ta tạo dựng được một môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu phát huy các giá trị đạo đức truyền thống vào xây dựng lối sống cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Đây chính là chất xúc tác giúp sinh viên vươn lên làm chủ bản thân, khẳng định năng lực, nhân cách sau khi ra trường. Cùng với môi trường kinh tế – xã hội, cần phải tạo dựng một môi trường văn hoá trong các trường cao đẳng, đại học trong sáng, phát triển mạnh mẽ các phong trào thanh niên, sinh viên thi đua học tập, nghiên

cứu khoa học, phát triển tài năng....Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa, lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, bản lĩnh chính trị, nếp sống văn hoá, nhân văn, nhân ái....tạo môi trường thuận lợi để cá nhân phát triển nhân cách, hình thành lối sống mới.

Từ những phân tích trên đây, chúng ta thấy đội ngũ thầy cô giáo ở các trường cao đẳng, đại học không chỉ là người góp phần làm giàu vốn tri thức, hiểu biết cho các thế hệ sinh viên bằng hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học, mà điều quan trọng trọng hơn là thông qua các bài giảng của mình giáo viên đã hình thành ở sinh viên những hoài bão, ước mơ, lý tưởng, tình cảm đạo đức, hun đúc trong họ lòng tự hào dân tộc, bản sắc văn hoá dân tộc, ý chí vươn lên trong học tập và cuộc sống.

Chúng ta có thể thấy rõ rằng, việc tạo môi trường kinh tế- xã hội lành mạnh, trong sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Ngược lại, nếu môi trường ấy không tốt sẽ gây cản trở, thậm chí còn gây ra sự lệch chuẩn đạo đức, làm lu mờ các giá trị đạo đức của dân tộc, xa rời lối sống nhân văn, nhân ái giữa con người với con người.

Muốn có môi trường kinh tế – xã hội lành mạnh, trong sáng trong nhà trường, thiết nghĩ, trước hết chúng ta phải ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực trong giáo dục như gian lận trong thi cử, mua bán bằng cấp, chạy điểm...Đây là những yếu tố tác động trực tiếp tới tinh thần phấn đấu, niềm tin trong sinh viên, vào sự công bằng, bình đẳng trong học đường.

Môi trường học tập, sinh hoạt của sinh viên càng lành mạnh bao nhiêu thì môi trường nhăn văn của nhà trường càng được thể hiện rõ bấy nhiêu. Hiện nay, có rất nhiều tệ nạn xã hội đang xâm nhập học đường như cờ bạc, trộm cắp, ma tuý, mại dâm. Điều này đặt ra nhu cầu phải dành nhiều sự quan tâm hơn cho môi trường giáo dục đại học cao đẳng, đại học nói riêng và giáo dục quốc dân nói chung. Đây là nhiệm vụ hết sức phức tạp, khó khăn, đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều tổ chức như gia đình, nhà trường, khu dân cư mà sinh viên tạm trú, cả tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên nhà trường....Có như vậy mới tạo sức mạnh tổng thể của toàn xã hội, tác động tích cực tới quá trình hình thành lối sống mới cho sinh viên.

Như vậy, vấn đề xây dựng lối sống mới cho sinh viên chỉ có thể đạt kết quả khi chúng ta quán triệt quan điểm đồng bộ trong quá trình tạo ra môi trường kinh tế- xã hội, môi trường văn hoá lành mạnh- làm được điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn tới mục tiêu hình thành lối sống mới trong sinh viên. Tuy nhiên, để có một lối sống trong sáng, nhân ái, mẫu mực, đòi hỏi mỗi sinh viên phải cố gắng tự phấn đấu, tự rèn luyện để đáp ứng được yêu cầu của nền giáo dục hiện đại cũng như nhu cầu nguồn nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

* Đổi mới nội dung và hình thức giáo dục giá trị đạo đức truyền thống góp phần xây dựng lối sống mới cho sinh viên.

Trong bối cảnh hiện nay, để đạt được mục tiêu mà giáo dục đạo đức đề ra cũng như phát huy được các giá trị đạo đức truyền thống vào quá trình xây dựng lối sống cho sinh viên thì một trong những giải pháp mang tính chiến lược là tiến hành đổi mới nội dung và hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học. Chúng ta có thể xem hình thức và nội dung giáo dục là những yếu tố có ý nghĩa quyết định hiệu quả và chất lượng của quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Về nội dung, đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, thực hiện chức năng phản ánh tồn tại xã hội về lĩnh vực đạo đức. Bản chất của đạo đức là phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người về lợi ích trên bình diện thiện - ác để nhận xét và điều chỉnh hành vi của con người cho phù hợp với tiến bộ của lịch sử. Do vậy, việc đổi mới nội dung giáo dục đạo đức là một tất yếu khách quan, cần thiết và mang tính chiến lược.

Sinh viên các trường cao đẳng, đại học được lĩnh hội các giá trị đạo đức truyền thống qua nhiều kênh khác nhau, trong đó, cơ bản là qua các bài giảng về đạo đức học, các bài giảng của các môn khoa học xã hội và nhân văn, các môn khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Cùng với các buổi lên lớp, thì các hoạt động đoàn và hội sinh viên cũng là điều kiện để sinh viên có thể gợi nhớ và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống làm hành trang trong cuộc sống của mình. Do vậy, các bài giảng có nội dung liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đạo đức và định hướng các giá trị đạo đức cho sinh viên cần phải được bổ sung, đổi mới không ngừng. Cùng với đó, tổ chức Đoàn và Hội

cũng phải đổi mới không ngừng nội dung giáo dục của mình, cần phải tập trung vào những vấn đề như giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống, truyền thống, pháp luật. Trong đó, tổ chức Đoàn ở các trường học cũng cần chú trọng việc giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương đường lối của Đảng...Từ đó, xác định cụ thể những đức tính, những phẩm chất cần thiết của sinh viên trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Về phương pháp, hình thức : đạo đức có nội dung khác với các khoa học khác ở chỗ nó là các chuẩn mực giá trị, là cái được các chủ thể lựa chọn, đánh giá như là việc làm có ý nghĩa tích cực, được lương tâm đồng tình và dư luận biểu dương.

Báo cáo Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX có nhận định: Cụ thể hoá các chuẩn mực đạo đức, lối sống cho từng đối tượng cụ thể...Việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức, lối sống cụ thể cho các đối tượng là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ mới, bởi vì, các giai cấp, tầng lớp, giới và nhóm xã hội có vị trí xã hội khác nhau, các chuẩn mực và thang bậc giá trị có sự thể hiện khác nhau.

Sinh viên là đối tượng đặc biệt, với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và tính chất môi trường sinh hoạt, học tập cho nên việc đa dạng hoá các hình thức giáo dục cho phù hợp là điều cần thiết, tránh tình trạng giáo dục tuyên truyền một chiều theo kiểu lý luận suông, nội dung sáo rỗng, xa rời thực tế. Cần gắn nội dung các giá trị đạo đức vào các phong trào, các hoạt động cụ thể của sinh viên, như: phong trào tình nguyện, phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào lá lành đùm lá rách, phong trào hiến máu nhân đạo,....Cùng với các phong trào, có thể đan xen các hình thức tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi về nguồn...Với những hình thức phong phú như vậy, tin rằng sẽ lôi cuốn được sinh viên tham gia một cách tích cực, chủ động góp phần phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành lối sống mới cho sinh viên.

Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều song cần chú ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, đưa môn đạo đức học thành môn học bắt buộc và cơ bản trong tất cả các trường cao đẳng, đại học. Thực tế hiện nay cho thấy, môn Đạo đức học chỉ được

giảng dạy ở một số ít trường, chủ yếu là các trường sư phạm hoặc các trường thuộc khối xã hội mà không đưa vào các trường thuộc khối kinh tế, kỹ thuật. Dẫn tới sinh viên ở các trường này cho rằng chỉ cần trang bị kiến thức chuyên môn là đủ, hoặc khi giảng dạy môn đạo đức ở các trường này chỉ cho đó là môn phụ, mà không nhìn thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Do đó, thiết nghĩ vấn đề đặt ra hiện nay là phải đưa môn Đạo đức học vào chương trình học bắt buộc của sinh viên, để “Đạo đức học phải là một ngành khoa học xã hội và những người có trách nhiệm phải đi sâu nghiên cứu chuyên cần hơn nữa, phải trở thành một môn khoa học không thể thiếu được trong các trường đại học và phổ thông” [26, tr.27].

Cần khẳng định rằng, tri thức đạo đức là một trong những thành tố quan trọng nhất của ý thức đạo đức và nó được hình thành, phát triển trong quá trình hoạt động của con người, nó được thiết lập trực tiếp và cụ thể nhất qua con đường truyền đạt, giảng dạy. Tri thức đạo đức còn là cơ sở tình cảm, niềm tin, thái độ sống của mỗi cá nhân- từ đó hình thành nhân cách, lối sống của mỗi người.

Để đạt được chất lượng tốt trong việc truyền thụ tri thức đạo đức, không những chỉ đưa môn đạo đức học vào giảng dạy trong các trường cao đẳng, đại học mà còn đổi mới cả nội dung và chương trình của môn học này cho phù hợp với thực tiễn biến động hiện nay của đất nước. Tài liệu giảng dạy môn Đạo đức học trong các trường hiện nay được các nhà khoa học biên soạn nhiều và có ý nghĩa thiết thực đối với việc giáo dục, bồi dưỡng kiến thức lý luận về đạo đức song vẫn còn những bất cập. Đó là, lượng thông tin chưa nhiều, chưa bổ sung kịp thời với những biến động của cuộc sống, nhiều khái niệm vẫn chưa rõ ràng, tính hiện đại chưa cao...Bên cạnh đó, phương pháp giáo dục môn Đạo đức còn nặng về thuyết trình, chưa có sự kết hợp với các phương pháp mang tính hiện đại. Bởi vậy, trong giảng dạy đạo đức cần loại bỏ dần những hình thức tuyên truyền một chiều, nội dung chung chung, trừu tượng, cần phải có sự linh hoạt, mềm dẻo, tránh giáo điều. Cần chú ý kết hợp phương pháp giáo dục truyền thống như: nêu gương người tốt, việc tốt, thiết lập các thói quen ứng xử... Với các phương pháp giáo dục hiện đại, như: tổ chức các hoạt động xã hội, tích luỹ kinh nghiệm ứng xử qua việc tạo ra các tình huống đạo đức để rèn luyện kỹ năng nhận thức và thực hành đạo đức, hình thành ý

thức đạo đức cá nhân thông qua diễn giảng, đàm thoại tranh luận, kích thích hoạt động và khả năng tự điều chỉnh đạo đức của cá nhân qua các cuộc thi tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của dân tộc... Dù học tập trung ở các thành phố, thị xã, của các tỉnh nhưng hầu hết sinh viên lại đến từ nhiều vùng quê với nhiều phong tục tập quán, truyền thống khác nhau, sinh viên cũng khác nhau về điều kiện kinh tế, văn hoá, giáo dục của gia đình, họ cũng có sự khác nhau bởi đặc trưng của mỗi trường, mỗi ngành học nên cần phải có những nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức khác nhau. Thiết nghĩ, để tạo nên sự hứng thú và lôi cuốn sinh viên tham gia vào các hoạt động giáo dục đạo đức cần phải kết hợp đạo đức với hoạt động thực tiễn, trong giáo dục đạo đức cần gắn lý luận với thực tiễn đạo đức, nội dung phải mang hơi thở của cuộc sống hiện đại. Chỉ có qua thực tiễn đạo đức mới bộc lộ một cách sâu sắc các giá trị đạo đức.

Thứ hai, lồng ghép các nội dung đạo đức trong mọi hoạt động của nhà trường, từ các hoạt động văn hoá, văn nghệ, các hoạt động giải trí đến các cuộc thi, các phong trào hoạt động của sinh viên.

Đặc điểm lớn của sinh viên là lứa tuổi có xu hướng chọn cho mình một mô hình nhân cách, một mẫu người lý tưởng để noi theo. Do vậy, nếu chúng ta giáo dục đạo đức thông qua những tấm gương sáng sẽ để lại những ấn tượng mạnh trong họ, dễ lôi cuốn sinh viên tự rèn luyện theo những hành vi, lối sống có đạo đức từ những tấm gương tốt, hoặc thông qua các phong trào sinh viên tình nguyện, các hoạt động từ thiện để sinh viên hoà mình vào cuộc sống đời thường, chứng kiến và thấu hiểu những mất mát, khó khăn, thiếu thốn, vất vả của những người cần được hỗ trợ về nhiều mặt từ những tấm lòng, sự sẻ chia của cộng đồng xã hội. Tin chắc rằng, bằng những nhận thức, tình cảm và lương tâm, mỗi sinh viên sẽ tự thiết lập những giá trị đạo đức sâu sắc trong họ, góp phần định hình một lối sống đẹp từ những tác động của các giá trị đạo đức ấy.

Tại các trường đại học, cao đẳng sinh viên không chỉ thực hiện đơn thuần các nhiệm vụ học tập, họ còn tham gia các hoạt động tập thể như văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động xã hội, các phong trào giành riêng cho sinh viên. Hầu hết sinh viên các trường đều có nhu cầu tham gia các phong trào này. Do vậy, việc lồng ghép nội dung

đạo đức trong các phong trào bề nổi của sinh viên sẽ không chỉ giúp họ hiểu hơn về truyền thống đạo đức của dân tộc mình mà còn giúp sinh viên phát huy các giá trị đạo đức truyền thống ấy trong quá trình hính thành và phát triển nhân cách, lối sống mới của mình.

Cần chú ý rằng, việc lồng ghép nội dung đạo đức vào các phong trào của sinh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng lối Sống mới cho sinh viên Việt nam hiện nay ppt (Trang 70 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)