Biện pháp báo cáo giao dịch vượt ngưỡng giá trị quy định

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG: THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN (Trang 32 - 35)

2. Quy định về các biện pháp phòng chống rửa tiền

2.3.Biện pháp báo cáo giao dịch vượt ngưỡng giá trị quy định

Tại điều 9 Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền quy định “Mức giá trị giao dịch phải báo cáo theo quy định

1. Một hoặc nhiều giao dịch trong một ngày do cá nhân hay tổ chức thực hiện bằng tiền mặt có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Đối với giao dịch tiền gửi tiết kiệm thì mức tổng giá trị của một hay nhiều giao dịch bằng tiền mặt trong một ngày do cá nhân, tổ chức thực hiện là 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương”.

Bên cạnh đó, theo điểm b, khoản 1 điều 8 Nghị định 74/2005/NĐ-CP thì trường hợp khách hàng giao dịch với một số tiền lớn như vậy trong ngày thì sẽ thuộc trường hợp phải nhận biết khách hàng.

Với các quy định như trên thì nhìn chung pháp luật Việt Nam đã có một cái nhìn tương đối nghiêm khắc và cảnh giác với các giao dịch lớn bằng tiền mặt,

đây cũng là một hướng đi đúng đắn cho pháp luật phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam hiện nay, bởi vì Việt Nam được xem là một nền kinh tế tiền mặt, hàng năm số lượng giao dịch bằng tiền mặt có thể lên tới 6 triệu giao dịch17 thì quy định các tổ chức tín dụng phải cảnh giác với những giao dịch có giá trị lớn bằng tiền mặt là hoàn toàn đúng đắn. Trên thế giới, Mỹ cũng đã quy định tổ chức tài chính phải lưu trữ và báo cáo cho các cơ quan được chỉ định về mọi giao dịch liên quan đến tiền mặt hoặc các công cụ chứng khoán vô danh có giá trị trên 10.000USD18. Tại Nhật Bản, các ngân hàng phải báo cáo các giao dịch trong nước vượt quá 30 triệu Yên và các giao dịch quốc tế vượt quá 5 triệu Yên19. Mặt khác, FATF cũng khuyến nghị tại khuyến nghị 19: “các ngân hàng, chế định và

trung gian tài chính khác sẽ báo cáo tất cả các giao dịch tiền tệ quốc tế và trong nước vượt quá một khoản tiền cố định nào đó cho một cơ quan Trung Ương quốc gia với cơ sở dữ liệu được máy tính hoá…”20

Như vậy quy định của Việt Nam về báo cáo giao dịch vượt ngưỡng giá trị báo cáo là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm quy định về “mức giá trị phải báo cáo theo quy định” theo pháp luật Việt Nam hiện nay trên thực tế đang xảy ra những bất cập sau đây khi thực hiện:

- Việt Nam vẫn là một nước có nền kinh tế tiền mặt, do đó việc giao dịch bằng tiền mặt với số lượng lớn hoặc giao dịch tiền gửi tiết kiệm của một số cá nhân, tổ chức có thể vượt ngưỡng giá trị phải báo cáo mà không có mục đích rửa tiền là vẫn tồn tại. Trong số đó, tồn tại một số tổ chức thường xuyên tiến hành những giao dịch lớn hơn 200 triệu đồng mỗi ngày do bản chất hoạt động kinh doanh của họ là tương đối nhiều. Vì vậy, đối với một số trường hợp, việc quy định báo cáo giao dịch vượt mức phải báo cáo theo quy định có thể gây những

17 Theo VOV news,Việt Nam dễ trở thành điểm đến của tội phạm rửa tiền, Báo điện tử Văn hóa doanh nhân ngày 12/01/2009

18 Đạo luật bí mật ngân hàng 1970 của Mỹ

19 ThS Nguyễn Hải Bình, Phòng, chống rửa tiền trên thế giới và một số lưu ý khi áp dụng tại Việt Nam, tạp chí Ngân hàng số 11/2005, trang 33

phiền hà cho hệ thống thanh toán và không mang lại lợi ích cho mục đích thi hành pháp luật phòng, chống rửa tiền.

- Mức quy định giá trị giao dịch phải báo cáo là 200 triệu đồng đối với giao dịch thường và 500 triệu đồng với giao dịch tiền gửi của cá nhân, tổ chức. Việc quy định cứng một mức giá trị giao dịch cũng có nhiều ưu điểm nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế khi thực hiện trên thực tế. Ưu điểm thể hiện ở chỗ, tổ chức tín dụng có thể dễ dàng so sánh đối chiếu các giao dịch mà khách hàng thực hiện với mốc quy định đồng thời có thể cài đặt các chương trình phần mềm quản lý các giao dịch một cách tự động… song hạn chế của việc quy định cứng nằm ở chỗ, những kẻ rửa tiền dùng các thủ đoạn ngày càng tinh vi để đối phó với pháp luật mà điển hình là chúng thực hiện nhiều giao dịch riêng lẻ có liên quan tới nhiều tài khoản tại một tổ chức tín dụng với giá trị chỉ vừa thấp hơn mức quy định phải làm báo cáo. Ví dụ, một khoản tiền duy nhất được gửi vào tài khoản tại một tổ chức tín dụng Việt Nam có giá trị 199 triệu đồng có thể cũng là một hành vi rửa tiền trong hoạt động ngân hàng và ngưỡng giá trị giao dịch phải báo cáo tại Việt Nam là 200 triệu đồng, giao dịch nói trên có thể được thực hiện nằm tránh yêu cầu báo cáo.

Vì vậy, chúng tôi kiến nghị:

- Nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các tổ chức tín dụng và khách hàng của họ nên nghiên cứu và quy định một số trường hợp ngoại lệ, không phải làm báo cáo các giao dịch vượt mức giá trị giao dịch phải báo cáo. Tuy nhiên, đi kèm với ưu tiên này thì cũng phải quy định những trường hợp ngoại lệ phải được định kỳ xem xét lại, kết hợp với việc thường xuyên cập nhật thông tin khách hàng để tổ chức tín dụng đánh giá và quyết định xem ngoại lệ đó còn phù hợp với khách hàng hay không và đưa ra những quyết định hợp lý.

- Cần phải quy định linh hoạt hơn để đảm bảo tổ chức tín dụng kiểm tra và báo cáo những giao dịch gần đạt tới ngưỡng giá trị cần phải báo cáo. Thiết

nghĩ, ngoài việc quy định trách nhiệm báo cáo của tổ chức tín dụng với những giao dịch vượt mức giá trị quy định phải báo cáo cũng nên quy định thêm, khi tổ chức tín dụng phát hiện có hoặc thường xuyên có những giao dịch xấp xỉ mức phải báo cáo thì phải nhanh chóng rà soát lại các thông tin nhận biết khách hàng đã có và áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng để thu thập thêm thông tin có liên quan tới khách hàng, từ đó ra quyết định có báo cáo giao dịch hay không.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG: THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN (Trang 32 - 35)