0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Giai đoạn tuyên bố phá sản

Một phần của tài liệu 247411 (Trang 44 -61 )

Về nguyên tắc, quyết đinh tuyên bố phá sản doanh nghiệp sẽ giải phóng trách nhiệm tài sản của con nợ, bất kể giá trị tài sản còn lại của con nợ có đủ thanh toán cho các chủ nợ hay không. Tuy nhiên, phù hợp với chế độ trách nhiệm vô hạn của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, Điều 90 Luật phá sản (2004) đã quy định “Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản . . . không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác". Điều đó có nghĩa là, trong trường hợp tài sản còn lại của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh không đủ để thanh toán cho các chủ nợ thì chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ tiếp tục thanh toán phần nợ chưa được thanh toán bằng tài sản có được trong tương lai; nghĩa vụ này không bị giới hạn về thời gian 16.

Để bảo đảm lợi ích hợp pháp của chủ nợ cũng như con nợ, Luật phá sản đã cho phép chủ nợ và con nợ được quyền khiếu nại quyết định của Tòa án

15 Theo PGS-TS. Dương Đăng Huệ, tạp chí TAND, đặc san chuyên đề về Luật phá sản tháng 8- 2004, tr119.

16 Theo PGS-TS. Dương Đăng Huệ, tạp chí TAND, đặc san chuyên đề về Luật phá sản tháng 8- 2004, tr112.

tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo quyết định tuyên bố phá sản (Điều 91).

CHƯƠNG III

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ THỰC THI

CÓ HIỆU QUẢ LUẬT PHÁ SẢN NĂM 2004

3.1. Thực trạng giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.

Luật phá sản Việt Nam ra đời đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung về hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng. Luật phá sản (2004) thực sự đóng vai trò là một công cụ pháp lý của Nhà nước trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp Việt Nam đã góp phần tạo lập một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Việc phổ biến học tập và nghiên cứu Luật phá sản cũng được quan tâm hưởng ứng của mọi ngành và các tầng lớp nhân dân, các nhà kinh doanh. Tuy vậy, việc đưa Luật phá sản Việt Nam vào thực tiễn cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn.

Theo thống kê, qua hơn 10 năm thực hiện Luật PSDN (năm 1993), ngành tòa án cả nước chỉ thụ lý 151 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, trong đó hoàn thành thủ tục tuyên bố phá sản là 46 doanh nghiệp (Thành phố Hồ Chí Minh 23 hồ sơ, ra quyết định tuyên bố phá sản 17; Hà Nội: 3 hồ sơ, Đà Nẵng 4 hồ sơ). Như thế có nghĩa là trong 10 năm, trung bình một tỉnh thành chỉ xét xử có một vụ phá sản doanh nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh có số lượng doanh nghiệp rất lớn, nhưng chỉ có 5 doanh nghiệp được tòa tuyên bố phá sản. Hầu hết các doanh nghiệp xin phá sản đều nợ ngân hàng như Công ty Tamexco nợ trên 450 tỷ đồng (không tài sản thế chấp), Công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Thảo nợ trên 245 tỷ đồng, Công ty Thương mại Bình Tây nợ trên 2 triệu USD... Sự việc này là vô lý và không bình thường trong một nền kinh tế thị trường với hàng vạn doanh nghiệp đang hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực, và thực tế lượng doanh nghiệp cần phá sản lớn hơn nhiều so với con số nêu trên.

Theo tiến sĩ Đương Đăng Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật kinh tế Bộ Tư pháp, tình trạng trên là do các điều kiện quy định được xem là phá sản theo luật phá sản cũ vô cùng phức tạp, nên không ít doanh nghiệp lẽ ra đã được xử lý phá sản nhưng vẫn tiếp tục tồn tại.

Luật phá sản (2004) ra đời, được giới doanh nhân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước lẫn các cơ quan có thẩm quyền như toà án, các trung tâm trọng tài thương mại kỳ vọng rất nhiều nhưng tình hình thực thi cũng không cải thiện bao nhiêu so với Luật PSDN (1993).

Theo báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao trong những năm 2005, 2006, 2007 cho biết tình hình giải quyết các vụ phá sản của các Tòa án các địa phương như sau:

Theo báo cáo Tổng kết ngành Tòa án năm 2005 (từ ngày 01/10/2004 đến ngày 30/09/2005), thì Tòa kinh tế đã thụ lý 7 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. Trong số các đơn đã thụ lý, Tòa án đã quyết định đình chỉ giải quyết 1 vụ và chỉ tuyên bố phá sản với 1 doanh nghiệp. Tình hình thụ lý và giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản không phản ánh đúng thực tế.

Báo cáo Tổng kết ngành Tòa án năm 2006, có 48 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. Trong đó, tuyên bố phá sản được 11 doanh nghiệp. Nhiều trường hợp xin tuyên bố phá sản doanh nghiệp nhưng Tòa án không thể ra quyết định mở thủ tục phá sản vì không có đủ tài liệu để tiến hành kiểm toán xem có đúng là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hay không?. Do đó việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản còn gặp nhiều khó khăn trở ngại.

Theo báo cáo Tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao năm 2007, thì Tòa án đã thụ lý 175 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. Trong đó, quyết định mở thủ tục phá sản là 164 đơn, quyết định không mở thủ tục phá sản 10 đơn. Trong những trường hợp mở thủ tục phá sản có 28 vụ ra quyết định tuyên bố phá sản trong trường hợp đặc biệt, 4 vụ tiến hành mở thủ tục thanh lý tài sản và 10 vụ đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản. Còn lại 110 vụ đang giải quyết theo trình tự luật định.

Tình hình trên cho ta thấy tuy các vụ phá sản được thụ lý giải quyết ở Tòa án không nhiều nhưng việc áp dụng Luật phá sản tại các tòa án được gải quyết còn nhiều vướng mắc. Có thể kể đến một số vướng mắc cơ bản sau đây trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản:

Về thời điểm Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản. Nếu việc lâm vào tình trạng phá sản là do sự điều chuyển tài sản của cấp trên trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp thì có thuộc trường hợp phá sản không?

So với quy định tại Điều 2 Luật PSDN năm 1993, khái niệm “lâm vào tình trạng phá sản” được quy định tại Điều 3 Luật phá sản năm 2004 đã có sự thay đổi cơ bản. DN, HTX bị coi là “lâm vào tình trạng phá sản” khi và chỉ khi “không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu”. Nguyên nhân vì sao dẫn đến việc không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn không còn là điều kiện để xác định DN, HTX đó có lâm vào tình trạng phá sản hay không nữa. Vì vậy, khi xem xét để ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, Tòa án chỉ cần xem xét DN, HTX đó có thực sự bị mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu hay không. Nguyên nhân dẫn đến việc DN, HTX đó lâm vào tình trạng phá sản là do sự điều chuyển tài sản của cấp trên trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp hợp tác xã hay do một lý do nào khác cũng không có ý nghĩa trong việc xác định tình trạng phá sản của DN, HTX đó, không thể là căn cứ để Tòa án xem xét việc có mở hay không mở thủ tục phá sản đối với DN, HTX này.

Vấn đề doanh nghiệp chủ nợ gửi đơn yêu cầu tuyên bố phá sản khi không xác định được địa chỉ và chủ doanh nghiệp con nợ.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thành lập nhưng hoạt động chẳng được bao lâu thì mất tích, nếu có chủ nợ xin mở thủ tục phá sản doanh nghiệp mà Tòa án không xác định được trụ sở doanh nghiệp vì theo địa chỉ đăng kí thì doanh nghiệp đã chuyển đi không để lại địa chỉ mới, xác minh nơi cư trú hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của các thành viên công ty đều không có. Do đó cần có hướng dẫn cụ thể trong trường hợp này.

Về khoản nợ của người mắc nợ doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.

Nếu khoản nợ của người mắc nợ DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản thuộc loại khó đòi, đòi không được thì phải đòi bao lâu mới được ra quyết

định tuyên bố phá sản. Có nên trao cho Tổ quản lý, thanh lý tài sản quyền chủ động thương lượng với các người mắc nợ DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản, có quyền giảm một phần nợ cho các con nợ đó để có thể thu hồi được phần nợ còn lại không? Do đó, các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét vấn đề này một cách cụ thể để có thể đưa ra một giải pháp phù hợp với thực tế.

Về đất đai mà DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản đang sử dụng.

Riêng về đất đai mà DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản đang sử dụng nhưng không phải là tài sản của DN, HTX đó mà trên đất này đang tồn tại bất động sản (nhà cửa, công trình kiến trúc, rừng trồng, cây công nghiệp,...) của DN, HTX, của cán bộ công nhân viên của họ hoặc DN, HTX này đang thế chấp cho Ngân hàng,... hiện nay các Tòa án rất khó xử lý. Do đó, Chính phủ cần có quy định chi tiết và hướng dẫn cách giải quyết.

Về thủ tục thanh lý tài sản.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật phá sản, Tổ quản lý, thanh lý tài sản thi hành nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Trong việc bán đấu giá tài sản của DN, HTX bị phá sản, nếu đã hai lần hạ giá mà không bán được, các chủ nợ cũng không ai nhận tài sản đã giảm giá đó mà lại thực hiện như quy định tại Điều 48 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 (“trả lại tài sản đó cho người phải thi hành án và áp dụng biện pháp cưỡng chế khác”) thì không phù hợp. DN, HTX bị phá sản không còn tài sản nào khác để thanh toán cho các chủ nợ mà lại được nhận lại tài sản không bán đấu giá được? Đã không còn tài sản thì lấy đâu ra biện pháp cưỡng chế nào khác nữa? Do đó, Chính phủ cần sớm ban hành quy định về thủ tục thanh lý tài sản riêng biệt cho phù hợp với đặc điểm của công tác thanh lý tài sản DN, HTX bị phá sản, chứ không sử dụng pháp luật thi hành án dân sự như hiện nay.

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và thực thi có hiệu quả Luật phá sản năm 2004.

Qua tìm hiểu những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật phá sản trong thời gian qua, chúng tôi kiến nghị một số vấn đề cụ thể sau đây để hoàn thiện pháp luật phá sản và thực sự đưa Luật phá sản vào đời sống, tạo điều kiện cho môi trường kinh doanh lành mạnh, ổn định và bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Thứ nhất, cần khắc phục sự mâu thuẫn giữa Luật phá sản và các văn bản pháp luật có liên quan.

Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy một số quy định của Luật phá sản (2004) không phù hợp với các văn bản liên quan. Đây là một hạn chế gây không ít khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Để đảm bảo Luật phá sản (2004) có khả năng thực thi cao trong thực tế thì cần phải khắc phục các mâu thuẫn này. Điều 2 Luật phá sản (2004) quy định “luật này áp dụng đối với doanh nghiệp , hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật”. Như vậy, theo Luật phá sản (2004), không phải mọi chủ thể kinh doanh ở Việt Nam đều có thể bị tuyên bố phá sản mà chỉ có hợp tác xã và những cơ sở sản xuất kinh doanh nào được gọi là doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá sản mới có thể bị tuyên bố phá sản. Đó là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức, công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp tác xã gồm cả liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Quy định này của Luật phá sản là không thống nhất với quy định của Luật thương mại. Khoản 1 Điều 35 của Luật thương mại quy định “thương nhân bị tuyên bố phá sản hoặc giải thể” mà nội hàm của khái niệm thương nhân lại rộng hơn nội hàm của khái niệm doanh nghiệp, thương nhân có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có đăng kí kinh doanh hoạt động thương mại. Như vậy, ngoài doanh nghiệp ra, thương nhân còn bao gồm các thực thể pháp lý khác.

Thứ hai, đó là về thời gian mở thủ tục thụ lý.

Khoản 1 Điều 28 quy định : “Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản”. Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản thì thẩm phán chỉ có 20 ngày để quyết định có mở thủ tục thụ lý phá sản hay không vì hồ sơ phải đi qua các bộ phận thụ lý theo luật định.

Với khoảng thời gian này, theo báo cáo của các Tòa án trong những năm vừa qua cho rằng thời gian đó là quá ít để có thể xem xét bao gồm cả việc triệu tập doanh nghiệp yêu cầu phá sản và những cá nhân và tổ chức người liên quan, nghiên cứu các báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp, những biện pháp khắc phục nhưng không thoát khỏi sự phá sản... Vì vậy, theo chúng tôi, Luật cần quy định kéo dài thêm thời gian mở thủ tục thụ lý để đáp ứng được nhu cầu của thực tế.

Thứ ba, cần quy định tiêu chí xác định những tài sản thiết yếu của con người cho chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh khi doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh bị phá sản.

Một trong những vướng mắc khi doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh phá sản là việc xác định tài sản của con nợ trong mối quan hệ với trách nhiệm của các chủ thể này. Ngoài tài sản trực tiếp đang sử dụng vào hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh còn phải chịu trách nhiệm bằng cả tài sản không sử dụng vào hoạt động kinh doanh của mình, nếu tài sản trong doanh nghiệp hoặc công ty không đủ để thanh toán các khoản nợ. Chính vì vậy mà khi xác định tài sản phá sản của doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, pháp luật cần có những quy định cụ thể để loại trừ những tài sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người. Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân hay thành viên hợp danh của công ty hợp danh có vợ hoặc có chồng thì việc xác định tài sản riêng của họ cũng gặp không ít những khó khăn, để giải quyết vấn đề này, theo chúng tôi, Luật Hôn nhân và Gia đình cần có những quy định rõ ràng, tạo điều kiện cho việc xác định tài sản được chính xác và nhanh chóng.

Thứ tư, Về các loại chủ nợ.

Luật chỉ phân biệt chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ không bảo đảm, chủ nợ có đảm một phần (Điều 6). Các chủ nợ khác nhau thì có địa vị pháp lý khác nhau

Một phần của tài liệu 247411 (Trang 44 -61 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×