* Quyền tham gia hội nghị chủ nợ và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội nghị chủ nợ.
Mục đích cơ bản và quan trọng nhất của thủ tục phá sản là bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ nợ. Bởi vậy, bất kì pháp luật quốc gia nào cũng giành cho chủ nợ quyền tham gia chủ nợ. Những người có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ bao gồm:
+ Các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền nghĩa vụ như chủ nợ.
+ Đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền. Trong trường hợp này đại diện cho người lao động, đại diện cho công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ.
+ Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Trong trường hợp này họ trở thành chủ nợ không có bảo đảm (Điều 62).
Như vậy, thành phần cơ bản tham gia Hội nghị chủ nợ chính là các chủ nợ. Hội nghị chủ nợ do Thẩm phán triệu tập và chủ trì, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ nợ. Các chủ nợ đại diện cho ít nhất một phần ba tổng số nợ không có bảo đảm có quyền yêu cầu Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ để quyết định các vấn đề liên quan đến chủ nợ, DN, HTX mắc nợ. Hội nghị chủ nợ được tiến hành gồm các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ, đại diện cho người lao động hoặc đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền (Điều 62). Hội nghị chủ nợ được coi là hợp lệ khi có đầy đủ các điều kiện sau đây (Điều 65 Luật phá sản):
+ Có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba trở lên tổng số nợ không có bảo đảm tham gia;
+ Có sự tham gia của những người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ
nợ: "Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại các điều 15, 16,
không tham gia được thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ. Người được uỷ quyền có quyền, nghĩa vụ như người uỷ quyền nếu họ tham gia Hội nghị chủ nợ; đối với doanh nghiệp tư nhân mà chủ doanh nghiệp tư nhân đã chết thì người thừa kế hợp pháp của chủ doanh nghiệp đó tham gia Hội nghị chủ nợ." (Khoản 1 Điều 63).
Theo quy định của Luật phá sản (2004) thì Hội nghị chủ nợ có quyền quyết định các vấn đề sau:
+ Thảo luận và thông qua đề xuất các phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh làm cơ sở để Tòa án ra quyết định mở thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua khi được sự chấp thuận của quá nửa (1/2) số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại Hội nghị đại diện cho từ hai phần ba (2/3) trở lên tổng số nợ không có bảo đảm thông qua (Điều 64);
+ Bầu người thay thế đại diện cho chủ nợ trong thành phần Tổ quản lý, thanh lý tài sản nếu xét thấy người đại diện cho chủ nợ trong Tổ này do Tòa án chỉ định không đáp ứng được lợi ích của các chủ nợ (Điều 64);
+ Đề nghị Thẩm phán thay thế người quản lý và điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản trong trường hợp xét thấy người quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã hiện tại không có khả năng điều hành hoặc tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh sẽ không có lợi cho việc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã (Điều 30, 64);
+ Thảo luận và thông qua phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của con nợ do con nợ hoặc bất kỳ chủ nợ, người thứ ba đệ trình (Điều 71). Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của con nợ được thông qua khi có quá nửa (1/2) số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tai Hội nghị đại diện cho từ hai phần ba (2/3) trở lên tổng số nợ không có bảo đảm biểu quyết tán thành.
Hội nghị chủ nợ là nơi đánh giá và quyết định có áp dụng hay không áp dụng thủ tục phục hồi. Bên cạnh đó, Hội nghị chủ nợ còn là thiết chế để các bên liên quan trong vụ việc phá sản xem xét, thảo luận và thống nhất về
phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói, những thẩm quyền này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Hội nghị chủ nợ. Bởi lẽ, thông qua thẩm quyền đó, Hội nghị chủ nợ vừa thể hiện vai trò của mình trong quá trình áp dụng thủ tục phục hồi vừa có thể đưa ra những "hiến kế" giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn đang phải đối mặt.
Để bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích của các chủ nợ Luật phá sản còn trao cho Hội nghị chủ nợ thẩm quyền đề nghị Thẩm phán ra quyết định cử người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thẩm quyền này chính là biện pháp bảo đảm cho những quyết định của Hội nghị chủ nợ đạt được hiệu quả khi thực hiện trên thực tế.
Luật phá sản (2004) không quy định cụ thể những chủ thể thuộc đối tượng nào có thể được cử làm người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Song đây là thẩm quyền lần đầu tiên Luật phá sản (2004) trao cho Hội nghị chủ nợ. Điều đó chứng tỏ rằng Luật phá sản (2004) đề cao vai trò của Hội nghị chủ nợ trong quá trình mở thủ tục phá sản nói chung và thủ tục phục hồi nói riêng.
Bên cạnh đó, hội nghị chủ nợ còn có thẩm quyền bầu người đại diện hoặc bầu thay thế người đại diện trong Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Tổ quản lý, thanh lý tài sản là chủ thể có vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết đơn yêy cầu mở thủ tục phá sản. Vì vậy, sự tham gia của đại diện chủ nợ trong tổ chức này sẽ tạo điều kiện cho các chủ nợ bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình.
b. Quyền và nghĩa vụ của con nợ.
Tham gia Hội nghị chủ nợ và đề xuất phương án tổ chức lại hoạt động kinh doanh.
Đối với con nợ, việc tham gia Hội nghị chủ nợ vừa là quyền đồng thời là nghĩa vụ không phân biệt con nợ nộp đơn hay chủ thể khác nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Đại diện của con nợ tham gia Hội nghị chủ nợ có thể là đại diện theo pháp luật (Tổng giám đốc, Giám đốc,...) hoặc đại diện theo ủy quyền. Đối với doanh nghiệp tư nhân mà chủ doanh nghiệp tư nhân đã chết
thì người thừa kế hợp pháp của chủ doanh nghiệp tư nhân đã chết thì người thừa kế hợp pháp của chủ doanh nghiệp đó tham gia Hội nghị chủ nợ 10.
Để khắc phục tình trạng đại diện hợp pháp của con nợ bỏ trốn hoặc cố tình không cử đại diện hợp pháp đến tham gia Hội nghị chủ nợ gây khó khăn cho việc tiến hành thủ tục phá sản. Luật phá sản (2004) đã cho phép Thẩm phán được chỉ định người đại diện cho DN, HTX tham gia Hội nghị chủ nợ trong trường hợp không có người đại diện cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Ngoài ra, tại Hội nghị chủ nợ còn có sự tham gia của đại diện cho người lao động, đại diện cho công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ tại Hội nghị chủ nợ.
Khi tham gia Hội nghị chủ nợ, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có trách nhiệm giải trình với Hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã, thực trạng tài sản của doanh nghiệp. Tại Hội nghị chủ nợ, con nợ có quyền kiến nghị với Hội nghị chủ nợ về phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ cho các chủ nợ 11.