Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển mô hình bán lẻ điện tử “phố internet” trên website 25h.vn (Trang 48 - 51)

4.3.2.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý

Thương mại điện tử là môi trường kinh doanh phi biên giới, chính vì vậy, hệ thống pháp lý của nước ta không những phải thống nhất trong nội bộ hệ thống pháp luật mà còn phải thống nhất với hệ thống pháp lý của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. Tuy nhiên, môi trường pháp lý của nước ta lại còn rất nhiều vấn đề: một số vấn đề chưa được quy định riêng trong Luật Giao dịch TMĐT mà vẫn được quy định chung trong Luật Dân sự; một số vấn đề thì giữa hai Luật chưa có sự đồng nhất; một số vấn đề lại có sự khác nhau giữa luật Việt Nam với luật quốc tế...

Thanh toán điện tử là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Một trong các vấn đề khiến cho thanh toán điện tử vẫn chưa phổ biến ở nước ta là hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện. Pháp lý chưa hoàn thiện khiến cho khách hàng cảm thấy không an toàn khi tham gia thanh toán, khi có tranh chấp và họ không biết họ được bảo vệ như thế nào... Đặc biệt là vấn đề an toàn, an ninh mạng ở nước ta vô cùng

phức tạp, và không ít các nước đã không chấp nhận những đơn đặt hàng điện tử có xuất xứ từ nước ta. Đó là một vấn đề nghiêm trọng và chỉ có thể được giải quyết khi các cơ quan Nhà nước có những chính sách, những quy định về TMĐT rõ ràng và minh bạch.

Để các mô hình TMĐT ở các doanh nghiệp phát triển đúng đắn và đúng hướng, các cơ quan Nhà nước cũng cần có những quy định về cơ sở hạ tầng công nghệ phù hợp với từng mô hình. Thậm chí, các cơ quan Nhà nước cũng cần có những chứng chỉ, bằng khen… để chứng tỏ doanh nghiệp đã phát triển tới mức nào, nhằm khích lệ và tôn vinh sự phát triển của doanh nghiệp.

Vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất có tác dụng thúc đẩy và đảm bảo cho TMĐT nước ta ngày càng phát triển.

4.3.2.2 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ

Các cơ quan Nhà nước cần có chiến lược phát triển hạ tầng công nghệ cho TMĐT trên cơ sở chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Đây là con đường nhanh nhất để tiếp cận với công nghệ tiên tiến của thế giới về TMĐT.

Bên cạnh đó, các cơ quan Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng thương mại về cơ sở hạ tầng nhằm sớm hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho thanh toán điện tử của nước nhà; ban hành các chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư và chuyển giao công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển hạ tầng công nghệ cho TMĐT.

Ngoài ra, các cơ quan Nhà nước cần xây dựng mạng kinh doanh điện tử cho một số ngành công nghiệp nhằm tạo đà cho TMĐT phát triển, đồng thời góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của một số ngành công nghiệp khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO.

4.3.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT

Hiện nay, nguồn nhân lực cho TMĐT còn rất yếu và thiếu. Chính vì vậy, để cho TMĐT có thể phát triển bền vững, việc đào tạo nhân lực là một trong những

vấn đề mà các cơ quan Nhà nước phải quan tâm đầu tiên. Tác giả hoàn toàn đồng ý với 9 kiến nghị trong Dự thảo báo cáo TMĐT 2008 của Cục TMĐT và CNTT:

• Cục TMĐT và CNTT thuộc Bộ Công Thương khẩn trương dự báo nguồn nhân lực về TMĐT của các doanh nghiệp giai đoạn 2009-2010 và giai đoạn 2011-2015.

• Cục TMĐT và CNTT chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục Đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, triển khai hoạt động đánh giá chất lượng đào tạo nhân lực TMĐT trong giai đoạn vừa qua và mức độ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp về nhân lực được đào tạo chính quy về TMĐT. • Vụ Giáo dục Đào tạo chủ trì, phối hợp với Cục TMĐT và CNTT, xây

dựng chương trình khung cho ngành đào tạo TMĐT trình độ đại học và cao đẳng, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trước năm 2011.

• Cục TMĐT và CNTT chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục Đại học, triển khai nhanh các hoạt động nhằm tăng cường sự liên kết giữa các trường đại học và cao đẳng đào tạo TMĐT, ngay trong năm 2008 cần tổ chức hội thảo về chủ đề đào tạo TMĐT với sự tham gia của đông đảo các trường

• Cục TMĐT và CNTT cần hỗ trợ các trường giảng dạy pháp luật về TMĐT thông qua các hoạt động như bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên quan cho giảng viên, biên soạn tài liệu giới thiệu các vụ tranh chấp điển hình trong nước và trên thế giới đòi hỏi phải giải quyết theo pháp luật. • Cục TMĐT và CNTT giúp đỡ một số trường đại học và cao đẳng thay

đổi chương trình nặng về lý thuyết hiện nay theo hướng nâng cao nội dung thực hành TMĐT, giới thiệu các hoạt động Cục đang triển khai hoặc giới thiệu các trường này với những tổ chức, doanh nghiệp đang triển khai các hoạt động TMĐT để cả giảng viên và sinh viên có thể tiếp cận với thực tiễn kinh doanh trực tuyến.

• Cục TMĐT và CNTT chủ trì, phối hợp với các trường thiết lập một thư viện điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công thương nhằm đăng

tải các tài liệu, giáo trình TMĐT. Để hỗ trợ giảng viên và sinh viên gắn việc học tập, nghiên cứu với thực tiễn phát triển TMĐT ở Việt Nam, thư viện này cần tập hợp đầy đủ các tài liệu TMĐT bằng tiếng Việt. Các trường có thể gửi giáo trình và tài liệu giảng dạy TMĐT do trường biên soạn tới thư viện này để các trường khác cũng như đông đảo sinh viên trên cả nước có thể tham khảo một cách thuận tiện.

• Cục TMĐT và CNTT phối hợp với các đơn vị liên quan phổ biến các mô hình liên kết đào tạo trực tuyến thành công trong các môn học, ngành học giữa các trường đại học trong nước với các trường đại học nước ngoài, đặc biệt là các mô hình đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ. Phấn đấu tới năm 2015 tỷ lệ giảng viên TMĐT có trình độ tiến sỹ và thạc sỹ chuyên ngành TMĐT tương đương tỷ lệ đề ra tại Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006-2010.

• Cục TMĐT và CNTT chủ trì tổ chức các khóa tập huấn cho giảng viên TMĐT của các trường đại học và cao đẳng. Cục có thể mời Hiệp hội TMĐT Việt Nam (Vecom) và các thành viên tiêu biểu của Vecom về kinh doanh, công nghệ, thanh toán... tham gia các khóa tập huấn này.

Một phần của tài liệu Phát triển mô hình bán lẻ điện tử “phố internet” trên website 25h.vn (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w