Theo Báo cáo TMĐT của Bộ Công thương năm 2007, những trở ngại chính mà doanh ngiệp gặp phải khi ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh bao gồm: thanh toán trong TMĐT, an ninh mạng, nhận thức của người tiêu dùng, vấn đề pháp lý...
Những trở ngại trên là những tồn tại, những khó khăn của tất cả các doanh nghiệp TMĐT nói chung và của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển truyền hình Hà Nội.
Theo số liệu của Bảng 4.1: Bảng đánh giá tầm quan trọng của các vấn đề
còn tồn tại ở Công ty qua các năm 2005-2007, với mức tối đa là 4, tức là những
trở ngại được đánh giá càng gần với mức 4 là những trở ngại khó khăn nhất, càng xa mức 4 thì mức trở ngại càng giảm dần.
Các trở ngại Điểm bình quân
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Nhận thức 3,32 3,23 2,52
Thanh toán điện tử 3,27 3,19 2,84
An ninh, an toàn - 2,78 2,90
Pháp lý 3,11 2,64 2,55
Môi trường XH và tập quán KD 3,09 2,45 2,48
Nhận thức CNTT 2,95 2,45 2,54
Hạ tầng CNTT và truyền thông 2,81 2,22 2,23
Năm 2005, các vấn đề đáng quan tâm nhất là nhận thức, thanh toán và pháp lý; sang năm 2006, khi mà vấn đề pháp lý được giải quyết phần nào thì vấn đề an ninh mạng trở thành một trong các vấn đề đáng quan tâm nhất; đến năm 2007, cùng với xu hướng chung của thế giới, an ninh đã trở thành vấn đề nổi trội nhất, tiếp theo đó là thanh toán điện tử và nhận thức của người tiêu dùng.
Theo những số liệu đó, các vấn đề nhận thức và thanh toán tuy vẫn còn phức tạp nhưng đã có những giải pháp giải quyết. Nhưng các vấn đề về an toàn, an ninh mạng; môi trường xã hội và tập quán kinh doanh; nhận thức về CNTT; vấn đề hạ tầng CNTT và truyền thông lại có xu hướng tăng lên. Lý do
bởi vì CNTT đang phát triển từng ngày, kéo theo đó là nhu cầu ứng dụng những sáng kiến mới nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng tốt nhất nhằm phục vụ cho người tiêu dùng, cùng với đó là những phức tạp của vấn đề an ninh, đặc biệt là an ninh trong thanh toán điện tử.
Hiện nay, Công ty đã tiến hành thanh toán trực tuyến khi hợp tác với Cổng thanh toán trực tuyến Onepay của ngân hàng Vietcombank. Tuy nhiên, do cơ chế của Cổng thanh toán này là kiểm soát hoàn toàn thông tin của chủ thẻ và không chia sẻ cho các bên khác, làm cho vấn đề thanh toán vẫn chưa thực sự rõ ràng và đôi khi Công ty vẫn gặp phải rắc rối trong thanh toán trực tuyến. Nếu không sớm giải quyết vấn đề này, thanh toán điện tử của Công ty sẽ khó phát triển được.
Cơ sở hạ tầng CNTT cũng là một vấn đề mà Công ty cần giải quyết. Cơ sở hạ tầng thể hiện trình độ và khả năng có thể đáp ứng khách hàng ở mức nào. Đây là một trong các tiêu chí để đánh giá sự phát triển của một công ty.
Bảng 4.2: Mức độ ứng dụng Internet tại Công ty Đầu tư Phát triển truyền
hình Hà Nội:
Đơn vị tính: %
Mạng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Mạng LAN 65 77.3 80.1
Mạng WAN 12.5 10.5 6.7
Mạng Intranet - 7.2 6.0
Mạng Extranet - 5.0 7.2
Qua đó ta thấy, Công ty HiTV đã có sự đầu tư có hệ thống mạng, máy tính nhưng những đầu tư đó là chưa đủ để vận hành tốt một hệ thống giao dịch TMĐT: máy tính cũ, lạc hậu, cấu hình còn thấp; hệ thống mạng mới
dừng lại ở đường mạng ADSL, mạng LAN được sử dụng phổ biến nhất, còn các khác như WAN, Intranet, Extranet đều còn khá mới mẻ với Công ty.
Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực TMĐT, đặc biệt là những người có chuyên môn còn thiếu. Theo khảo sát, hiện chỉ có khoảng hơn 10 nhân viên thực sự tham gia vào các hoạt động giao dịch, không kể các nhân viên giao hàng, kỹ thuật; còn những người có chuyên môn, nghiên cứu mô hình, chiến lược và định hướng phát triển cho Công ty thì chưa có.
Ngoài ra, phương thức vận chuyển cũng là vấn đề đáng lo ngại, là một trong những vướng mắc chủ yếu của Công ty. Do thiếu các phương tiện chuyển phát chuyên nghiệp, dịch vụ do bưu điện thì chi phí khá cao, thời gian chưa đảm bảo làm hạn chế trong việc đem lại hiệu quả tối ưu trong việc phân phối hàng hóa.
Các sản phẩm, mặt hàng trưng bày, bán trong giao dịch của 25h còn ít, chưa đa dạng.